Phân tích rủi ro tài chính và các quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 50)

2.2.3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

2.2.6. Phân tích rủi ro tài chính và các quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp

hoạt động kinh doanh là mục tiêu của các nhà quản trị, chỉ tiêu này được tính như sau (5, trang 188):

Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100 (2.36) Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cảng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

* Tỷ suất sinh lời của doanh thu: Tỷ suất sinh lời của

doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100 (2.37) Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường để tăng doanh thu. Nếu chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận.

2.2.6. Phân tích rủi ro tài chính và các quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp doanh nghiệp

* Phân tích rủi ro tài chính

Rủi ro của doanh nghiệp có thể coi đó là xác suất xảy ra nguy cơ mà doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản. Trong thực tiễn doanh nghiệp cần phải nhận biết các dấu hiệu rủi ro để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng hoạt động, khắc phục và chấm dứt nguy cơ có thể dẫn đến doanh nghiệp gặp mạo hiểm trong kinh doanh. Rủi ro tài chính là một trong hai loại rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là xác suất chấp nhận sự thiệt hại có thể đo lường được trong hoạt động tài chính dẫn đến những tổn thất kinh tế ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp.

Thực chất phân tích rủi ro tài chính là đi xem xét và phân tích thông qua chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu, phải trả và thông qua đòng bảy tài chính…để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh công nợ phải thu, phải trả đã được trình bày ở phần 2.2.4, 2.2.5 ở trên. Để giúp cho những nhà quản lý và những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đánh giá đúng rủi ro tài chính thì việc phân tích rủi ro tài chính thông qua đòng bẩy tài chính là chỉ tiêu phân tích không thể tách rời.

Đòn bẩy tài chính là mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số nợ và vốn chủ sở hữu, hay hệ số nợ. Thông qua đó người ta xác định được mức độ góp vốn của chủ sở hữu với số nợ vay, nó có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt và được coi như một chính sách tài chính của doanh nghiệp, công thức được tính như sau (5, trang 264):

Tổng tài sản

Đòn bẩy tài chính = (3.38) Vốn chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Các doanh nghiệp chỉ làm điều này khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp khá cao mà vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.

* Phân tích mối quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp

Quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng tài chính doanh nghiệp là quá trình phát sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị.

Các quan hệ tài chính bao gồm: quan hệ tài chính với chủ doanh nghiệp, với các nhà đầu tư, với các nhà cung cấp hàng hoá vật tư, với các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước, người lao động…

- Đối với chủ doanh nghiệp, các nhà quản trị doanh nghiệp: vấn đề mà họ quan tâm là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát

triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, năng cao chất lượng sản phẩm... Vì vậy, phân tích tình hình tài chính nhằm mục đích đánh giá tình hình sử dụng vốn, tìm kiếm khả năng sinh lời, đánh giá tình hình công nợ, tìm kiếm cách thức thu hồi công nợ và trả nợ.

- Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá: họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không. Vì vậy họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới. Do đó việc phân tích báo cáo tài chính của họ nhằm đánh giá khả năng thanh toán và trả nợ của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp.

- Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, khả năng thanh toán vốn cũng như việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác tài chính. Qua phân tích tài chính, họ đánh giá triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt: thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai ... để đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư.

- Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay: mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy qua phân tích tài chính họ đánh giá số lượng tiền tạo ra, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền và số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn.

- Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính còn giúp các cơ quan quản lý của Nhà nước, các cổ đông, người lao động... có thái độ “ứng xử” hợp lý đối với doanh nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu để phân tích đánh giá đã viết ở mục 2.2., các cơ quan quản lý, những người có mối quan hệ với doanh nghiệp và những người đang có nhu cầu tìm hiểu về doanh nghiệp có thể tìm hiểu doanh nghiệp thông qua nhiều cách tiếp cận, nhiều chỉ tiêu đánh giá khác nữa, ví dụ như chỉ tiêu thu nhập bình quân người lao động:

Thu nhập bình quân = Tổng qũy thu nhập (2.39) Số lượng lao động bình quân

người lao động

Hay chỉ tiêu tình hình thực hiện nộp thuế ngân sách… Tình hình thực hiện

nộp thuế NS =

Thuế đã nộp

(2.40) Thuế phải nộp

Như vậy, mối quan tâm cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này đã trình bày được cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Cụ thể đã nêu lên được bản chất, vai trò của tài chính doanh nghiệp, vai trò của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và mục tiêu phân tích. Đi từ khái quát tình hình tài chính đến từng chỉ tiêu cụ thể. Với cơ sở lý luận này có thể cung cấp cho nhà quản lý, những người quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện về tài chính của doanh nghiệp. Nội dung trong chương này được trình bày tập trung vào các nội dung như sau :

- Tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp- - Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả kinh doanh.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w