(ĐVT: Tr.đ) Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2009 Chênh lệch
Giá trị Tỷ lệ % A. Tài sản 78.850 97.063 (18.213) (18,76) I.Tài sản ngắn hạn 28.116 44.153 (16.037) (36,32) II.Tài sản dài hạn 50.733 52.910 (2.177) (4,11) B. Nguồn vốn 78.850 97.063 (18.213) (18,76) I.Nợ phải trả 57.463 76.118 (18.655) (24,51) 1.Nợ ngắn hạn 34.037 48.447 (14.410) (29,74) 2.Nợ dài hạn 23.426 27.671 (4.245) (15,34) II.Nguồn vốn chủ sở hữu 21.387 20.945 442 2,11
C. Phân loại nguồn tài trợ tài trợ
I.Nguồn tài trợ tạm thời 34.037 48.447 (14.410) (29,74) II.Nguồn tài trợ ổn định 44.813 48.616 (3.803) (7,82)
Trong đó: Nguồn tài trợ
dài hạn (CII - AII) -5.920 -4.294 (1.626) 37,87 Mặt khác cũng thấy nguồn nguồn tài trợ dài hạn đã giảm trong năm qua và ở mức âm lớn vào cuối năm là (5.920) tương ứng với tỷ lệ 37,87%. Phương án tài trợ này sẽ hạ thấp được chi phí sử dụng vốn vì sử dụng nhiều nguồn vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ, việc sử dụng vốn được linh hoạt hơn. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế của công ty mặc dù hệ số nợ đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao thì mô hình này chứa đựng nhiều rủi ro về mặt tài chính khi không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, đặt công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán rất cao do gánh nặng nợ nần trong ngắn hạn lớn.
Để hiểu một cách chi tiết hơn về tình hình đảm bảo nguồn vốn của công ty, chúng ta xem xét thêm về khả năng độc lập tài chính trong 3 năm gần nhất, năm 2008, 2009, 2010 qua bảng phân tích khả năng độc lập tài chính (bảng 3.7).
Qua bảng phân tích ta thấy khả năng độc lập tài chính cho thấy trong 2 năm 2008 và 2009 công ty có tỷ số nợ trên vốn CSH lớn hơn 2 và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH lơn hơn 1, khả năng độc lập tài chính của công ty là kém. Sang năm 2010, tỷ số nợ trên vốn CSH giảm còn 2,17 và tỷ số nợ dài hạn trên vốn CSH là 0,99, tình
hình tài chính của công ty đã được cải thiện. Công ty nên tiếp tục phát huy để nâng cao khả năng độc lập tài chính của mình vì nguồn vốn chiếm dụng hiện nay là rất lớn.
Bảng 3.7 : Phân tích khả năng độc lập tài chính
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Tổng số nợ (trđ) 62.986 76.118 47.566
2. Vốn chủ sở hữu (trđ) 16.698 20.945 21.925
3. Nợ dài hạn (trđ) 32.144 27.671 21.828
4. Tỷ số tổng số nợ / vốn CSH (lần) 3,77 3,63 2,17 5. Tỷ số nợ dài hạn / vốn CSH ( lần) 1,93 1,32 0.99
(Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009 và 2010)
3.3.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Đối với những chủ nợ và nhà cung cấp cũng như các nhà đầu tư thì khả năng thanh toán của công ty luôn được đặc biệt quan tâm. Nó có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá về tính hợp lý đối với sự biến động của các khoản phải thu phải trả, giúp nhà quản trị có đánh giá đúng đắn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán của công ty trước hết ta đi phân tích tình hình các khoản phải thu, phải trả.
Nhìn vào bảng 3.8 phân tích tình hình phải thu, phải trả ta thấy, tổng phải trả lớn hơn nhiều so với tổng phải thu cả năm 2009 và năm 2010, chứng tỏ số vốn đi chiếm dụng của công ty nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. Việc công ty sử dụng chủ yếu là vốn đi chiếm dụng của các đơn vị khác mang lại lợi ích về khoản vốn dôi dư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên do nhận thấy được những sức ép trả nợ và những khó khăn tài chính của việc trả nợ, công ty đã giảm bớt nợ vay.
Bảng 3.8: Bảng phân tích nợ phải thu, phải trả (Đvt: Trđ)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 So sánh năm 2010/2009 Chênh lệch Tỷ lệ %
(1) (2) (3) (4)=(2) - (3) (5)=(4)/(3)
I. Các khoản phải thu 12.632 13.463 (831) (6,17)
1. Phải thu khách hàng 9.818 9.283 535 5,76
2. Trả trước cho người bán 2.735 3.736 (1.001) (26,79)
3. Phải thu nội bộ 768 (768) (100,00)
4. Các khoản phải thu khác 2.242 1.840 402 21,85
5. Dự phòng phải thu khó đòi * (2.163) (2.163) - -
II. Các khoản phải trả 57.463 76.118 (18.655) (24,51)
1. Vay và nợ ngắn hạn 9.620 32.626 (23.006) (70,51)
2. Phải trả người bán 7.274 5.143 2.131 41,43
3. Người mua trả tiền trước 1.232 188 1.044 555,32
4. Thuế và các khoản phải nộp
NN 369 227 142 62,56
5. Phải trả người lao động 4.054 4.436 (382) (8,61)
6. Chi phí phải trả 10.240 4.684 5.556 118,62
7. Phải trả các đơn vị nội bộ 47 47
8. Phải trả phải nộp khác 1.200 1.144 56 4,90
9. Vay và nợ dài hạn 21.291 26.223 (4.932) (18,81)
10. Phải trả dài hạn nội bộ 806 120 686 571,67
11. Dự phòng trợ cấp mất việc
làm 1.328 1.328 - -
Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu, năm 2010 khoản mục này là 9.818 trđ tăng so với năm 2009 5,76%. Mức tăng này là không nhiều nhưng công ty đã tăng tín dụng cho khách hàng để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó các khoản trả trước cho người bán giảm 26,79%. Trong hoàn cảnh công ty khi mà lượng tiền mặt lớn thì việc giảm khoản trả trước cho người bán là do thị trường đầu vào có những biến động khó lường nên để công ty phải cân nhắc nguồn đầu vào để chọn nhà cung cấp có lợi cho mình.
Các khoản phải thu nội bộ đến cuối năm đã được thu hồi hết, giúp công ty hạn chế được số vốn bị chiếm dụng và chứng tỏ khả năng quản lý và thu hồi nợ nội bộ của công ty là rất tốt. Mặc dù việc quản lý nợ nội bộ là tốt nhưng các khoản phải
thu khác của công ty lại tăng lên 21,85%. Công ty phải xem xét đánh giá những khoản phải thu này để có kế hoạch thu hồi nợ, giảm thiểu những khoản nợ xấu, tránh ảnh hưởng đến kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các khoản phải trả của công ty cuối năm 2010 so với đầu năm giảm 18.655trđ tương ứng với tỷ lệ 24,51% nguyên nhân chủ yếu là do công ty giảm các khoản vay và nợ trong ngắn hạn và dài hạn. Vay ngắn hạn giảm 23.006 trđ tương ứng với tỷ lệ 70,51%; Vay dài hạn giảm 4.932 trđ tương ứng với tỷ lệ 18,81%. Nguyên nhân cả việc các khoản vay giảm mạnh là do công ty đã thanh toán các khoản nợ đến hạn, hơn nữa trong năm 2010 lãi suất cho vay vẫn còn ở mức cao dẫn đến chi phí vay vốn lớn nên công ty đã giảm các khoản vay để phù hợp với tình hình thị trường.
Mặc dù các khoản vay trong ngắn hạn và dài hạn giảm nhưng các khoản phải trả cho người bán, khách hàng trả tiền trước và phải trả dài hạn cho nội bộ, chi phí phải trả lại tăng. Trong đó, khoản phải trả cho người bán tăng 41,43%, khoản khách hàng trả tiền trước tăng 555,32%, phải trả dài hạn nội bộ tăng 571,76%, chi phí phải trả tăng 118,62%. Như vậy trong năm 2010, công ty đã chiếm dụng được một khoản vốn lớn từ khách hàng, nhà cung cấp và từ chính nội bộ công ty với chi phí thấp và như khoản trả trước của khách hàng thì công ty không mất chi phí mà còn có tiền mặt để đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động khác. Điều này cũng cho thấy uy tín của công ty đối với các đối tác là rất tốt. Nhưng bên cạnh đó, công ty cũng phải có kế hoạch sản xuất và trả nợ tốt để không đánh mất chữ tín với khách hàng, duy trì được hình ảnh của mình.
Ngoài ra, một số khoản phải trả khác cũng biến động bao gồm: Thuế và các khoản phải nộp tăng 142 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 62,56%; phải trả người lao động giảm 382trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 8,61%; các khoản phải trả phải nộp khác tăng 56trđ tương ứng với tỷ lệ 4,9%. Tuy sự biến động của các khoản phải trả nói trên là không đáng kể nhưng cũng góp phần ảnh hưởng đến sự biến động chung của công nợ phải trả của công ty.
Để đánh giá sâu hơn nữa khả năng thanh toán của công ty, chúng ta sẽ tiến hành phân tích một số hệ số tài chính đặc trưng.
Dựa vào bảng ta thấy:
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty cả 2 năm đều lớn hơn 1 và hệ số này vào cuối năm tăng hơn so với đầu năm 0,097 tương ứng với tỷ lệ tăng 7,61%. Hệ số này tăng lên là do trong năm 2010 các khoản vay nợ của công ty giảm đáng kể trong khi nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng như đã phẩn tích ở phần 3.2.1.
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn giảm 0,085 lần tương ứng với tỷ lệ 9,36%. Có biến động giảm của hệ số này là do hàng tồn kho giảm 17.411trđ tương ứng với tỷ lệ 62,5% lớn hơn so với sự tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền (1.966 trđ) và sự giảm đi của các khoản vay và nợ trong ngắn hạn. Chính những nguyên nhân này đã góp phần chủ yếu làm giảm hệ số thanh toán ngắn hạn.
Bảng 3.9: Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
STT Chỉ tiêu tínhĐvị Năm2010 Năm2009 Giá trịChênh lệchTỷ lệ %
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) (5) (7)=(6)/ (5) 1 Tổng tài sản Trđ 78 850 97 063 (18 213) (18,76) 2 Tổng tài sản ngắn hạn Trđ 28 116 44 153 (16 037) (36,32) 3
Tiền và các khoản tương
đương tiền Trđ 2 522 556 1 966 353,60
4 Hàng tồn kho Trđ 10 447 27 858 (17 411) (62,50) 5 Tổng nợ phải trả Trđ 57 463 76 118 (18 655) (24,51) 6 Tổng nợ ngắn hạn Trđ 34 037 48 447 (14 410) (29,74) 7
Lợi nhuận trước lãi vay
và thuế TNDN Trđ 4 155 1 566 2 589 165,33
8 Lãi vay phải trả Trđ 2 348 4 809 (2 461) (51,17) 9
Khả năng thanh toán tổng
quát (9=1:5) lần 1,37 1,28 0,097 7,61
10
Khả năng thanh toán ngắn
hạn (10=2:6) lần 0,83 0,91 (0,085) (9,36)
11
Khả năng thanh toán
nhanh [11=(2-3):6 lần 0,52 0,34 0,183 54,34
12
Khả năng thanh toán tức
thì (12=4:6) lần 0,074 0,011 0,063 545,63
13
Khả năng thanh toán lãi
vay (13=7:8) lần 1,77 0,33 1,44 443,42
+ Hệ số thanh toán nhanh tăng 0,183 lần tương ứng với tỷ lệ 54,34% và hệ số khả năng thanh toán tức thì tăng 0,063 lần tương ứng với tỷ lệ 545,63%. Cuối năm 2010 theo số liệu của Bảng cân đối tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên tới 353,6% tương ứng với số tiền là 1.996trđ, trong khi vay và nợ ngắn hạn giảm 29,74%. Sự cộng hưởng của hai nguyên nhân này đã làm tăng hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thì cuối năm so với đầu năm chênh lệch nhiều như vậy.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tăng 1,44 lần tương ứng với tỷ lệ 443,42%. Nguyên nhân chính của sự tăng lên này là do công ty trong này làm ăn thuận lợi nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng mạnh 2.589 trđ tương ứng với tỷ
Như vậy, qua diễn biến của các hệ số khả năng thanh toán cho ta thấy khả năng thanh toán của công ty cuối năm tốt hơn đầu năm khi mà hầu hết các hệ số khả năng thanh toán đều tăng với tỷ lệ lớn. Nhưng các hệ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán tức thìi hệtoán u ỹu
ỹìáà àu ạỹìáfcnớ ( nớv‘XẾfg nớòx à anh
bán tăng 73,33% trong khi đó trị giá hàng tồn kho bình quân giảm 16,02%. Chính sự tác động kết hợp này làm số vòng quay hàng tồn kho tăng hơn gấp đôi.
Bảng 3.11: Bảng phân tích hàng tồn kho
Chỉ tiêu tínhĐvị Năm2010 Năm2009
Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ %
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)
1.Giá vốn hàng bán Trđ 122.984 70.955 52.029 73,33
2.Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Trđ 27.858 17.759 10.099 56,87 3.Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Trđ 10.450 27.858 (17.408) (62,49) 4.Trị giá hàng tồn kho bình quân (4)=[(2)+(3)]/(2) Trđ 19.154 22.809 (3.655) (16,02) 5.Số vòng quay hàng tồn kho (5)=(1)/(4) vòn g 6,42 3,11 3,31 106,40 6.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (6)=360/(5) ngày 56,07 115,72 (59,65) (51,55) Mặt khác, số vòng quay hàng tồn kho tăng lên kéo theo đó là số ngày mỗi vòng quay giảm, công ty thu hồi vốn nhanh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận nhanh vì thế hiệu quả mỗi đồng vốn kinh doanh của công ty được nâng cao.
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu.
Chỉ tiêu này được ký hiệu là ROS, thể hiện mối quan hệ giữa tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Đây là hai yếu tố liên quan mật thiết với nhau. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất sinh lời của doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp, có công thức như sau (5, trang 190):
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) =
Lợi nhuận sau thuế
X 100 (3.1) Tổng doanh thu
- Năm 2009: Tỷ suất sinh lời của doanh thu là 1,52% thể hiện cứ 1 đồng doanh thu trong kỳ, công ty thu được 0,0152 đồng lợi nhuận sau thuế.
- Năm 2010: Tỷ suất sinh lời của doanh thu là 2,68 % thể hiện cứ 1 đồng doanh thu trong kỳ, công ty chỉ thu được 0,0268 đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 3.12: Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Chỉ tiêu Đvị tính Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(4) (6)=(5)/(4)
1.Lợi nhuận sau thuế Trđ 3.749 1.358 2.391 176,07 2. Tổng doanh thu Trđ 139.738 89.228 50.510 56,61 3.Tỷ suất sinh lời của doanh
thu [3=(1:2)x100% % 2,68 1,52 1,16 76,28
Điều này cho thấy mặc dù Tỷ suất sinh lời của doanh thu không cao nhưng đang có xu hướng tăng lên. Năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thì công ty tăng thêm được 0,0116 đồng lợi nhuận so với năm 2009. Có được kết quả trên là do nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, đồng thời tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tiết kiệm chi phí.
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.
Chỉ tiêu này được ký hiệu là ROI, cho biết quả suất sử dụng vốn kinh doanh nói chung của toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua bảng sau (Bảng 3.13: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản), công thức tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản được tính như sau (5, trang 188):
Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) =
Tổng lợi nhận kế toán trước thuế và lãi vay
X 100 (3.2) Tổng vốn bình quân
Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong năm 2010 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0739 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. So với năm 2009 thì tỷ lệ này có xu hướng tăng (tỷ lệ tăng là 2,5%). Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty tăng 1,97% trong khi tổng vốn kinh doanh sử dùng bình quân trong kỳ gủam 0,47%.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy trong năm 2010 cứ 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,0739 đồng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế. So với năm 2009 thì tỷ lệ này có xu hướng tăng (tỷ lệ tăng là 2,5%). Nguyên nhân là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty tăng 1,97% trong khi tổng vốn kinh doanh sử dùng bình quân trong kỳ gủam 0,47%.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh của công ty qua 2 năm 2009 và 2010 đều đạt ở mức cao so với các công ty cùng ngành, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất của công ty là tốt. Các chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là hợp lý, ROI đạt cao và đang có xu hướng tăng. Công ty cần phát huy để tỷ suất của công ty sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa.
Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn nữa tình hình tài chính của công ty ta cần kết hợp tỷ suất này với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Bảng 3.13: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản