Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 36 - 39)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp khơng những phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà cịn phản ánh mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn.

Khi phân tích cấu trúc tài chính cần xem xét cả cấu trúc tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, cịn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp được bắt đầu bằng phân tích cơ cấu tài sản.

a. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Khi phân tích cơ cấu tài sản ta sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc để xem xét mối quan hệ tỷ lệ của từng loại tài sản so với tổng tài sản và các khoản mục so với từng loại để có đánh giá được việc bố trí, phân bổ vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng. Sau đó kết hợp phân tích dọc và phân tích ngang để so sánh sự biến động tỷ lệ các bộ phận trong tổng tài sản có đem lại hiệu qủa hay khơng? Phân tích này sử dụng bảng phân tích để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu và thuận tiện cho việc so sánh.

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản =

Giá trị của từng bộ phận tài sản

X100 (2.8) Tổng tài sản

Việc xem xét tình hình biến động tài sản phản ánh quy mô của doanh nghiệp, nó cho người phân tích đánh giá một cách tổng quát năng lực sản xuất và quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tài sản sẽ thấy được quy mơ hoạt động của doanh nghiệp.

Khi phân tích sử dụng phương pháp phân tích theo chiều ngang để so sánh sự biến động của tổng tài sản và các chỉ tiêu trong phần tài sản qua các kỳ, các năm hoặc so với doanh nghiệp khác.

Phân tích biến động tài sản qua nhiều năm ta thấy được xu hướng biến động của tài sản và tình hình thay đổi tài sản, và các khoản mục của nó có hợp lý hay khơng.

b. Phân tích cấu trúc của nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xem xu hướng biến động của từng nguồn vốn qua các thời kỳ.

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn, chúng ta cần tính ra và so sánh tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng số giữa cuối kỳ so với đầu kỳ, giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và dựa vào xu hướng biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn để nhận xét về mức độ bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc theo từng nguồn vốn cụ thể để nhận xét. Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác định như sau (5, trang 85):

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn =

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn

x100 (2.9) Tổng nguồn vốn

Qua việc phân tích, các nhà phân tích sẽ nắm được các nội dung chủ yếu sau: Việc xem xét tình hình biên động về tỷ trọng của nguồn vốn giữa các thời điểm cho phép các nhà quản trị đánh giá được cơ cấu nguồn vốn huy động được có phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh

nghiệp chưa, nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động. Vì vậy để biết được tình hình huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, các nhà phân tích cịn kết hợp cả việc phân tích ngang. Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biến động của từng bộ phận vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá.

c. Sau khi phân tích cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn các nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích mối quan hệ này sẽ giúp họ phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn kinh doanh huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay khơng.

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu, các chỉ tiêu thường được các nhà phân tích và sử dụng:

- Hệ số nợ so với tài sản: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ và được tính như sau (5, trang 87).

Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả (2.10) Tài sản

Hệ số này cho biết trong một đơn vị tài sản hiện có bao nhiêu đơn vị được mua bằng vốn vay và chiếm dụng. Hệ số nợ so với tài sản càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp.

Khi hệ số nợ cao, tức là chủ doanh nghiệp chỉ có một phần nhỏ trong tổng số tài sản thì rủi ro trong kinh doanh được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Đồng thời, khi hệ số nợ cao thì chủ doanh nghiệp càng có lợi rõ rệt vì khi đó họ chỉ bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn hay là họ đã chiếm dụng được vốn của các đơn vị khác. Tuy nhiên, khi hệ số nợ

cao thì mức độ an tồn trong kinh doanh lại kém vì chỉ cần một khoản nợ giới hạn không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng và dễ bị phá sản.

- Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu:

Hệ số tài sản so với nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này nếu càng lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì trong số tài sản của doanh nghiệp chỉ có một phần nhỏ tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được tính như sau (5, trang 88):

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =

Tài sản

(2.11) Vốn chủ sở hữu

Để giảm hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.Có như vậy doanh nghiệp mới tăng cường tính tự chủ về tài chính của mình.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng tài sản hiện có so với nợ phải trả, phản ánh khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong thời kỳ báo cáo (5, trang 88).

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng tài sản

(2.12) Nợ phải trả

Nếu trị số chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn hơn 1 thì doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càn mất dần khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w