- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHÈ NGHỆ AN 4.1.Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1. Giải pháp duy trì đòn bẩy tài chính phù hợp
Một doanh nghiệp bất kể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nào, tổ chức hoạt động ra sao thì để tiến hành được hoạt động của mình không thể thiếu một lượng vốn nhất định cần thiết. Vốn là một trong những yếu tố tiên quyết, giữ vai trò quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của công ty. Và để có được vốn thì một việc làm cần thiết và không thể thiếu được đó là công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn sao cho hiệu quả và tiết kiệm, từ đó giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như đã phân tích ở trên, trong năm 2010 hệ số nợ của công ty đang ở mức cao chiếm 72,88% tổng nguồn vốn và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nguồn vốn huy động là từ vay và nợ ngắn hạn chiếm 59,23% tổng số nợ, trong khi vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn ở mức 40,77%. Với cơ cấu nợ thiên về nguồn vay ngắn hạn giúp cho công ty linh hoạt hơn trong việc huy động vốn, chi phí vay vốn giảm nhưng lại gia tăng gánh nặng trả nợ trong ngắn hạn cũng như gặp khó khăn trong việc hoạch định các chiến lược dài hạn.
Tuy nhiên, cơ cấu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty chênh lệch không nhiều và công ty vẫn đảm bảo hoạt động của mình với chính sách tài trợ của mình.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì việc giảm nguồn vốn dài hạn cũng như các chiến lược dài hạn là cần thiết để tránh rủi ro, tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể.
Khi xem xét kết cấu nguồn vốn và tài sản của công ty, ta nhận thấy rằng công ty đã giảm cả nguồn vốn chiếm dụng được và nguồn vốn bị chiếm dụng nhưng nguồn vốn chiếm dụng được lớn hơn nhiều so với nguồn vốn bị chiếm dụng. Đây là một chiến lược khôn ngoan để có vốn tài trợ cho công ty trong những giai đoạn khó khăn, những khi thiếu vốn mà chi phí thấp.
Với mục tiêu đã đề ra cho năm 2011 nhu cầu về vốn cho hoạt động của công ty để tiến hành nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu cao hơn năm trước từ 20 - 22% là khá lớn. Để có thể huy động đầy đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là: công ty cần phải xác định đúng đắn và kịp thời nhu cầu vốn trong ngắn hạn và dài hạn. Lượng vốn này để xác định được phải dựa trên kết quả tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước, cùng với chiến lược kinh doanh và các dự định của công ty trong kỳ tới. Bên cạnh đó công ty cũng cần nắm được những dự báo của các chuyên gia kinh tế về biến động của cầu, giá cả hàng hóa đầu vào, biến động tỷ giá, xăng dầu...để xác định một cách chuẩn xác nhất nhu cầu vốn của mình.
Ngoài việc huy động đủ vốn thì công ty cũng cần xác định nhu cầu vốn trong từng giai đoạn từng khâu, nhu cầu vốn trong dự trữ, nhu cầu vốn trong thanh toán,...Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều diễn ra một cách liên tục. Nếu thiếu vốn trong bất kỳ khâu nào của quá trình liên tục này đều dẫn đến tình trạng trì trệ, cản trở sự hoạt động trôi chảy của toàn bộ hệ thống, không kịp thời cung cấp cho khách hàng, bỏ lỡ thời cơ, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Nếu thừa vốn thì lại gây ứ đọng, lãng phí vốn, chi phí tính cho mỗi đồng vốn tăng cao trong khi hiệu quả lại thấp.
Công ty có thể sử dụng các phương pháp xác định nhu cầu vốn như phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, phương pháp hồi quy, dự đoán bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.
Hai là: linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn. Công ty có thể tận dụng các mối quan hệ của mình đối với bạn hàng, cán bộ công nhân viên, các tổ chức tín dụng để vay vốn với lãi suất cho vay của ngân hàng. Nhưng cho dù đó là khoản vay nào thì công ty luôn phải đặt chữ tín lên đầu, đảm bảo thanh toán các khoản vay đúng hạn cho các chủ nợ.