- Các xí nghiệp chế biến dịch vụ: là các đơn vị trực thuộc công ty đóng trên địa bàn các huyện, có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, chế biến các sản phẩm chè theo kế
Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc Phòng kinh doanh XNK Phòng kỹ thuật CN KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch và đầu tư Xí nghiệp CBDV chè Bãi Phủ Xí nghiệp CBDV chè Hạnh Lâm Xí nghiệp CBDV chè Thanh Mai Xí nghiệp CBDV chè Ngọc Lâm Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn Xí nghiệp CBDV chè Vinh Xí nghiệp CBDV chè Hùng Sơn
3.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán, có một phòng kế toán ở văn phòng công ty và mỗi xí nghiệp có một phòng kế toán riêng hạch toán độc lập và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo của văn phòng công ty.
* Bộ phận kế toán văn phòng công ty:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ tác nghiệp nghiệp vụ
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán văn phòng công ty
- Kế toán trưởng: Phụ trách công tác kế toán tài chính nói chung cho toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tài chính, phân tích đánh giá các bản báo cáo tài chính của công ty để trình giám đốc cũng như các ban ngành có liên quan.
- Phó phòng kế toán: Là người tham mưu cho kế toán trưởng trong công tác điều hành nói chung và công tác kế toán nói riêng và phụ trách công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) tại công ty.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi trước các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty tổng hợp và phân bổ chi phí, tính lãi lỗ cho mọi hoạt động SXKD của toàn công ty, cuối kỳ lập BCTC và ghi sổ theo chế độ quy định.
KẾ TOÁN TRƯỞNG P.PHÒNG KẾ TOÁN KT đầu tư XDCB và TSCĐ KT thanh toán và ngân hàng KT vật tư thành phẩm và công nợ Thủ kho Thủ quỹ KT tổng hợp
- Kế toán đầu tư XDCB và TSCĐ: Có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động tăng giảm TSCĐ về việc đầu tư XDCB cho các xí nghiệp và toàn công ty. Khi có sự biến động kế toán có trách nhiệm lập các chứng từ, ghi sổ kế toán để theo dõi, xác định nguyên giá, giá trị còn lại của các khoản chi phí và thu nhập nếu có trong quá trình sử dụng TSCĐ đồng thời theo dõi tình hình hao mòn và trích khấu hao theo từng loại tài sản cụ thể.
- Kế toán thuế và ngân hàng: Có trách nhiệm hằng ngày lập và theo dõi các quan hệ với ngân hàng, theo dõi tình hình thu chi, các khoản chi phí, thuế, lương thưởng, bảo hiểm xã hội cho toàn công ty và xí nghiệp.
- Kế toán vật tư thành phẩm và công nợ: Theo dõi và phản ánh vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm như nhập, xuất, tồn thành phẩm và cuối kỳ lập báo cáo thống kê để đối chiếu với kế toán tổng hợp.
- Thủ kho: Có trách nhiệm quản lý kho, phụ trách nhập xuất thành phẩm và bảo vệ vật tư thành phẩm trong kho.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt, tiến hành thu chi hằng ngày.
* Bộ phận kế toán ở các xí nghiệp: tuỳ vào tình hình hoạt động, đặc điểm mà mỗi xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán khác nhau, do trưởng phòng kế toán xí nghiệp phụ trách chung.
* Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: hình thức chứng từ ghi sổ theo quyết định 15/QĐ-BTC của Bộ tài chính, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, kỳ kế toán theo năm dương lịch từ 01/01 đến 31/12. Hiện nay, công ty sử dụng phần mềm kế toán ACsoft để hỗ trợ công tác kế toán.
3.1.4. Đặc điểm về kinh doanh của công ty
Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển chè Nghệ An có chức năng tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất, chế biến chè chuyên canh có năng suất chất lượng cao; Tiến hành sản xuất và thu hồi sản phẩm chè theo hợp đồng đã kí kết với hộ trồng chè.; Tổ chức sản xuất, kinh doanh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, chính sách và cơ chế quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng đất đai, lao động trong Tỉnh nhằm phát triển theo hướng nông nghiệp – công
nghiệp chế biến – thương mại; Từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên và người lao động trồng chè trên địa bàn.
Trong thời gian tới công ty có nhiệm vụ ổn định và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển; Giữ vững và mở rộng thị trường quốc tế, chú trọng thị trường nội tiêu, đa dạng hoá sản phẩm chè, gắn với nâng cao chất lượng hiệu quả và tính bền vững, hoàn thiện hơn nữa công tác đổi mới tổ chức bộ máy quản lý văn phòng công ty và các xí nghiệp, chủ động hơn nữa trong điều hành quản lý; Thực hành tiết kiệm chống lãng phí để giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm tiêu thụ, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội, hoàn thành nghĩa vụ nhà nước giao.
Đối với sản phẩm của công ty thì hoạt động tiêu thụ trong những năm qua chủ yếu là xuất khẩu (chiếm 90%) trong khi tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 10% mà chủ yếu là xuất bán lẻ, xuất dùng nội bộ và xuất quảng cáo tiếp thị. Công ty thực hiện xuất khẩu chè sang nhiều nước trên thế giới như: Anh, Ba Lan, các nước thuộc Liên Xô cũ, Singapo, các nước vùng Trung Đông ( Irắc, Paskistan, Ấn Độ...). Trong thời gian tới, công ty đang có chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu vào thị trường Nhật và Mỹ.
Đối với phương thức tiêu thụ xuất khẩu, công ty luôn luôn xác định là tập trung vào thị trường xuất khẩu trực tiếp. Kho của công ty được đặt tại văn phòng của công ty, tại đây các hợp đồng được ký kết giữa công ty với khách hàng. Công ty tiến hành giao hàng theo giá CIF hoặc giá FOB tùy thuộc vào nội dung của bản hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
Đối với phương thức tiêu thụ nội tiêu, các hình thức tiêu thụ của công ty chủ yếu là xuất hàng để tiến hành các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, và sử dụng nội bộ trong công ty.
3.2. Nguồn dữ liệu phân tích
Trong quá trình phân tích tình hình tài chính tại công ty, nguồn tài liệu phân tích chủ yếu dựa vào các báo cáo tài chính, đặc biệt bảng cân đối kế toán (BCĐKT), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách đánh giá: Tài sản và nguồn vốn hình thành tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức tranh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. BCĐKT là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu đánh giá khái quát tình hình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn cũng như triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Thông qua các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm, vật tư hàng hóa tiêu thụ, tình hình chi phí thu nhập của các hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ. Ngoài ra, có thể đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau và kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.