Phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 48)

2.2.3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

2.2.5.Phân tích hiệu quả kinh doanh

Trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhà quản lý cần phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó phân tích tình hình tài chính không thể tách rời hiệu quả kinh doanh.

Thực chất phân tích hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế trong một thời kỳ nhất định, tuỳ theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích. Trên thực tế có nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua nhiều nội dung phân tích và đánh giá khác nhau ở trên các góc độ như hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản. Song các chỉ tiêu có thể khái quát như sau:

Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vàoKết quả đầu ra (2.33)

- Đối với nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu thường được sử dụng là:

* Tỷ suất sinh lời của tài sản: được ký hiệu là ROA; ROA là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tài sản. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này liên kết hai con số của 2 BCTC cơ bản là lãi thuần của BCKQHĐKD và tổng cộng tài sản của BCĐKT. Quy mô của doanh nghiệp được phản ánh qua tổng tài sản, quy mô hoạt động thể hiện mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó khẳng định việc đầu tư tài sản trong doanh nghiệp là hiệu quả, là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị, mở rộng thị phần tiêu thụ…, và được xác định như sau (5, trang 190):

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100 (2.34) Tài sản bình quân

* Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản: Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn mong muốn lấy thu bù chi và có lãi bằng cách so sánh lợi nhuận với vốn đầu tư, ta sẽ thấy được khả năng tạo ra được lợi nhuận từ vốn, công thức xác định là:

Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROI) =

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay

X 100 (2.35) Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đẩu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này mới thể hiện hiệu quả thực chất của một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt và là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 48)