Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá tài chính của doanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng, là khâu để xác định, nắm bắt thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp....là cơ sở quan trọng để nhà quản lý - chủ doanh nghiệp đưu ra các quyết định hợp lý, nhất là các quyết định đẩu tư, hợp tác, liên doanh liên kết, mua bán, sát nhập...

Việc đánh giá được dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ, hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định. Đây là việc làm giúp các nhà quản lý có kế sách thích hợp để nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nội dung đánh giá thường được áp dụng là: đánh giá tình hình huy động vốn, đánh giá mức độ độc lập tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá là:

- Nguồn vốn của doanh nghiệp: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Việc đánh giá tình hình nguồn vốn giúp nhà quản lý có được thông tin hữu ích về nguồn gốc nguồn vốn của doanh nghiệp, cơ cấu của mỗi nguồn vốn như thế nào. Qua đó doanh nghiệp thấy được tính chủ động hay phụ thuộc về hoạt động tài chính.

Việc so sánh tình hình tăng giảm của các chỉ tiêu: Tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cuối kỳ với đầu kỳ thông qua tuyệt đối và tương đối. Trong trường hợp tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả thường dẫn tới cơ cấu vốn chủ sở hữu cao dần, khi đó tính tự chủ tài chính tốt, ảnh hưởng tích cức tới hoạt động kinh doanh và ngược lại. Trong trường hợp môi trường kinh doanh thuận tiện, hiệu quả kinh doanh đã khá cao thì việc tăng vốn là biện pháp tốt, giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững.

Phân tích tình hình huy động vốn giúp nhà quản lý có các biện pháp huy động phù hợp, đầu tư các tài sản đúng mục đích và tính chất góp phần nâng cao kết

quả và hiệu quả kinh doanh (trang 107 - Nguồn: Phân tích báo cáo tài chính -

PGS.TS: Nguyễn Ngọc Quang Trường ĐHKTQD - Nhà xuất bản tài chính, 2011).

- Hệ số tài trợ: Đây là một chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về mặt tài chính của nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Hệ số tài trợ được xác định bởi công thức sau (5, trang 108): Hệ số tài trợ = Vốn chủ sỡ hữu (2.1)

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có một đồng nguồi vốn thì bao nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính tốt, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc tài chính với các đối tượng chủ nợ, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh.

- Hệ số tự tài trợ: hệ số này có công thức như sau (5, trang 109): Hệ số tự tài trợ tài

sản dài hạn =

Vốn chủ sỡ hữu

(2.2) Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn chủ sở hữu được đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn, giúp doanh nghiệp tự chủ tài chính. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tính tự chủ giảm và mức độ phụ thuộc tài chính tăng.

- Hệ số tài trợ nguồn vốn ổn đinh: hệ số này có công thức như sau (5, trang 109)- Công thức 2.3:

Hê số tài trợ nguồn vốn

ổn định =

Nguồn vốn ổn định

(2.3) Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của nguồn vốn ổn định vào tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản dài hạn hầu như được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, nâng cao tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc có thể ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: hệ số này có công thức như sau (5, trang 111):

Hệ số khả năng thanh toán

tổng quát =

Tổng tài sản

(2.4) Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này ≥ 1 và càng cao thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả từ tài sản hiện có. Chỉ tiêu này mà thấp kéo dài và < 1 thì doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ phải trả, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản cao.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: hệ số này có công thức như sau (5, trang 111):Hệ số khả năng thanh

toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - HTK

(2.5) Nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho được gọi là các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn hạn tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu cao quá kéo dài cũng không tốt, có thể do doanh nghiệp ứ đọng tài sản, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này quá thấp, kéo dài càng không tốt có thể dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản sẽ xảy ra.

- Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) - Hệ số này có công thức như sau (5, trang 112)- Công thức 2.6:

Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI) =

Tổng lợi nhận kế toán trước thuế và lãi vay

X 100 (2.6) Tổng vốn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợp nhận. Chỉ tiêu này mới thể hiện hiệu quả thực chất của một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt. Đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh có thể tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn vay.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Hệ số này có công thức như sau (5, trang 113):

Tỷ suất sinh lời của vốn

CSH (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100 (2.7) Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Và đây cũng là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đầu tư và phát triển chè nghệ an (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w