2.2.3.Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn tạm thời như thế nào. Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có một đồng tài sản ngắn hạn thì bao nhiêu đồng do nguồn vốn tạm thời tài trợ. Chỉ tiêu này cảng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp chỉ là tạm thời và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng chủ động trong hoạt động tài chính.
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp thì thông tin không thể bỏ qua đó là tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó. Tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nếu phân tích kỹ thì nó sẽ cho chúng ta thấy doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào và đang trong tình trạng như thế nào. Kết quả phân tích đó sẽ giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn khi thấy tình hình công nợ không tốt, cần phải điều chỉnh để cải thiện tình hình tài chính nói chung. Nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu và phải trả sẽ kéo dài dẫn đến không thanh toán được. Việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán là rất cần thiết chỉ sau công việc phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn.
* Phân tích tình hình công nợ
Doanh nghiệp luôn có quan hệ thanh toán với bên ngoài và thanh toán nội bộ thể hiện qua các khoản phải thu, phải trả. Khi phân tích cần chi tiết từng khoản phải thu và khoản phải trả theo số liệu ở bảng cân đối kế toán và nếu cần phải chi tiết hoá hơn nữa theo các số phải thu, phải trả. Vì vậy khi phân tích tình hình công nợ, chúng ta đi phân tích nội dung tình hình công nợ phải thu và tình hình công nợ phải trả.
Trong các khoản phải thu, thu của khách hàng thường chiếm tỷ trọng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình tài sản của doanh nghiệp. Khi các khoản phải thu của khách hàng có khả năng thu hồi thì chỉ tiêu giá trị tài sản thuộc bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cho quá trình phân tích. Khi chỉ tiêu phải thu của khách hàng không có khả năng thu hồi thì độ tin cậy của tài sản trên bảng cân đối kế toán thấp, ảnh hưởng đến quá trình phân tích.
Những chỉ tiêu thường dùng trong quá trình phân tích như (5, trang 137): Số vòng quay phải
thu của khách hàng =
Tổng tiền hàng bán chịu
(2.21) Số dư bình quân phải thu khách hàng
Số dư bình quân phải thu khách hàng được tính như sau: Số dư bình quân
phải thu khách hàng =
Số dư phải thu khách hàng CK và ĐK
(2.22) 2
Bên cạnh đó người ta còn xác định thời gian của một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng :
Thời gian 1 vòng quay phải thu của KH =
Thời gian kỳ phân tích
(2.22) Số vòng quay phải thu khách hàng
Chỉ tiêu này càng ngắn phải ánh tốc độ thu hồi tiền hàng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của một vòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch. Qua phân tích thấy được tình hình thu hồi các khoản công nợ của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp thu hồi nợ nhằm góp phần ổn định tài chính.
- Phân tích tình hình công nợ phải trả: trong các khoản phải trả, phải trả nhà cung cấp thường có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng thanh toán và uy tín của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp thường xuyên phân tích tình hình phải trả người bán, các chỉ tiêu thường dùng trong phân tích là:
Số vòng quay phải trả người bán (5, trang 144): Số vòng quay phải trả
người bán =
Tổng tiền hàng mua chịu
(2.23) Số dư bình quân phải trả người bán
Số dư bình quân phải trả người bán =
Số dư phải trả người bán CK và ĐK
(2.24) 2
Bên cạnh đó ta còn xác định thời gian của một vòng quay các khoản phải trả người bán:
Thời gian 1 vòng quay phải trả người
bán
=
Thời gian kỳ phân tích
(2.25) Số vòng quay phải trả người bán
Chi tiêu này càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếu dụng vốn của đối tác. Ngược lại thời gian của một vòng quay càng dài chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
* Phân tích tình hình khả năng thanh toán: bao gồm phân tích khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn và phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. Theo giáo trình ‘‘phân tích tài chính doanh nghiệp của học viện tài chính, nhà xuất bản tài chính năm 2010 và cuốn ‘‘phân tích báo cáo tài chính’’ của trường đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản tài chính năm 2011 cho rằng để phân tích khả năng thanh toán cần đi phân tích các chỉ tiêu sau (5, trang 156):
- Hệ số khả năng thanh toán ngay. Hệ số khả năng
thanh toán ngay =
Tiền
(2.26) Nợ quá hạn và đến hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán ngay của tiền đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn ở bất cứ thời điểm nào. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng và dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp. Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài liên tiếp ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Qua khảo sát thực thế doanh nghiệp kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ đến hạn và quá hạn chỉ tiêu này thường nằm trong khoảng k=1.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền (2.27) Nợ ngắn hạn
thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này quá cao kéo dài chứng tỏ khả năng thanh toán tốt , tuy nhiên nếu quá cao có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Ngược lại nếu quá thấp kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.
- Hê số thanh toán nợ ngắn hạn (5, trang 158): Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
(2.28) Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại chỉ tiêu này thấp kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (5, trang 165): Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát (H) =
Tổng tài sản
(2.29) Tổng nợ phải trả
Nếu H lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó tình hình của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.
Nếu H nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ có thể dẫn tới doanh nghiệp sắp bị giải thể hoặc phá sản trong tương lai.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn: Hệ số khả năng thanh
toán nợ dài hạn =
Tài sản dài hạn
(2.30) Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn…, chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh
toán trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Hệ số khả năng thanh
toán lãi tiền vay
Lợi nhuận trước thuế TNDN
và chi phí lãi vay (2.31) Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả.
Việc phân tích khả năng thanh toán còn được phân tích thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ sau một kỳ hoạt động nhằm đánh giá chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp kỳ vừa qua, cũng là cơ sở quan trọng để xây dụng dự toán tiền khoa học cho kỳ tới nhằm đáp ứng khả năng thanh toán để nâng cao độ tin cậy của các quyết định kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng về tiền, khả năng tạo tiền của doanh nghiệp và được phản ánh bao gồm tiền thu từ hoạt động bán hàng, tiền thu từ hoạt động đầu tư, tiền thu từ hoạt động tài chính. Thấy được tình hình sử dụng tiền cho các mục đích sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp. Từ đó cân đối dòng tiền doanh nghiệp, phương trình cân đối dòng tiền như sau (5, trang 171): Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + tiền tồn cuối kỳ (2.32) Việc phân tích khả năng thanh toán thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường đi vào so sánh dòng tiền thu, chi của các hoạt động. Trường hợp dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh lớn hơn dòng tiền chi chứng tỏ khả năng thanh toán dồi dào trong kỳ tới. Khi doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có các hướng đầu tư khác. Trường hợp dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư lớn hơn dòng tiền chi, chứng tỏ đây là thời kỳ doanh nghiệp thu hồi vốn gốc, cổ tức, lợi nhuận nhiều làm cho khả năng thanh khoản tốt. Trường hợp dòng tiền thu hồi từ hoạt động
tài chính lớn hơn dòng tiền chi, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều hoạt động tín dụng nhằm phục vụ khả năng thanh khoản. Trong trường hợp dòng tiền thu nhỏ hơn dòng tiền chi của các hoạt động thì nhìn chung khả năng thanh toán của doanh nghiệp hạn chế. Việc phân tích được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền của từng hoạt động và khi phân tích các nghiệp vụ thu, chi tiền của từng hoạt động cho thấy dòng tiền thu vào trong kỳ của doanh nghiệp mà không phải bởi từ hoạt động kinh doanh thì biết đó là điều không bình thường và cần phải xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền thu trong kỳ.
Mặt khác, phân tích dòng tiền theo từng hoạt động giúp cho các đối tượng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về các dòng tiền thu, chi của doanh nghiệp từ đó xác định được nguyên nhân ảnh hưởng tác động đến tình hình tăng, giảm tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Thông qua phân tích giúp các nhà quản lý có cái nhìn sâu hơn, sử dụng tiền có hiệu quả nhằm nâng cao tính khả thi của dự toán tiền của kỳ tới, giúp ổn định tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.