Quan niệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Theo Từ điển tiếng Việt, "đào tạo" là làm cho trở thành người có năng lực, theo những tiêu chuẩn nhất định; "bồi dưỡng" là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "đào tạo" là quá trình tác động đến một con người, nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định.

Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của một con người, còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ở việc tự học và tham gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất, tự rút kinh nghiệm và do người đó quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì việc đào tạo mới có hiệu quả cao.

Thơng thường, đào tạo là một q trình trang bị kiến thức cơ bản mới hoặc ở trình độ cao hơn, thời gian đào tạo ít nhất phải tương xứng với một năm học; bồi dưỡng với mục đích chủ yếu là bổ sung kiến thức mới hoặc chuyên sâu, cập nhật những vấn đề liên quan đến công việc đang đảm nhiệm, thời gian bồi dưỡng thường là vài buổi hoặc từ một đến vài tháng.

- Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học.

- Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.

- Đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm

việc cho người học theo chương trình quy định.

Xét trên bình diện chung, đào tạo và bồi dưỡng là hai phần công việc có đối tượng tham gia khác nhau về trình độ ban đầu. Đào tạo có thời gian dài, trang bị những kiến thức cơ bản, tồn diện để người học có một trình độ tri thức nhất định về một chuyên ngành đúng với chuẩn mực đặt ra. Bồi dưỡng theo những khóa ngắn hạn, hướng vào năng lực cá nhân để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ cụ thể, mang tính cập nhật, hồn thiện kiến thức.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vì nó giữ vai trị quan trọng trong việc hình thành đội ngũ CB, ĐV có chất lượng tốt, góp phần quyết định thắng lợi sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. C.Mác đã chỉ rõ, để những tư tưởng tốt đẹp, tiến bộ thành hiện thực thì phải có những cán bộ tốt. Để có cán bộ tốt thì phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. V.I.Lênin cũng rất quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, lãnh tụ chính trị. Người cho rằng đào tạo cho được những cán bộ này sẽ đảm bảo cho Đảng giành được chính quyền và lãnh đạo cải tạo xã hội cũ xây dựng thành cơng CNXH.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến cơng tác huấn luyện cán bộ. Cùng với việc khẳng định cán bộ là gốc của mọi công việc, Người đã nhấn mạnh :”Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [44, tr.296]. Người cũng xác định “Việc huấn luyện học tập không phải là một việc đơn giản, muốn làm được thì phải hiểu cho rõ” [45, tr.45]. Theo Người, phải hiểu thấu đáo các vấn đề “huấn luyện ai?”, “ai huấn luyện?”, “huấn luyện cái

gì?”, “huấn luyện như thế nào?”, “tài liệu huấn luyện”… [45, tr46 - 49]. Để làm tốt cơng tác huấn luyện thì tất cả những nội dung này đều phải được chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt.

Người đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của việc huấn luyện và chỉ ra những điều cần tránh trong huấn luyện một cách rất cụ thể. Đó là về phương pháp tổ chức, huấn luyện cần thiết thực chu đáo, hơn tham nhiều. Người phê phán những yếu kém trong huấn luyện cán bộ như không chuẩn bị chu đáo, mở lớp quá đông, mở lớp lung tung, lựa chọn khơng đúng người dạy và người học,

Vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng. Thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi “bắt phu”, vì thế người đến giảng khi nào cũng hấp tấp lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như “chuồn chuồn đập nước”, dạy không được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải “bịt lỡ”, người “bịt lỗ” năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho đoàn thể.

Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì táp nhoang. Vậy phải làm thế nào ?

Phải hợp lý hóa, nghĩa là: - Mở lớp nào cho ra lớp ấy.

- Lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận - Đừng mở lớp lung tung[45, tr.52].

Về nội dung, chương trình tài liệu huấn luyện, Người chỉ rõ:

Những tài liệu huấn luyện phải nhằm vào sự cần dùng, cần thiết của quần chúng. Phải hỏi: người đến chịu huấn luyện rồi, có áp dụng được ngay không? Có thực hành được ngay không? Nếu không thiết thực như thế thì huấn luyện mấy năm cũng vơ ích [44, tr.248].

“Huấn luyện cán bộ cốt là để cung cấp cán bộ cho các ngành cơng tác: Đồn thể, Mặt trận, Chính quyền, Qn đội. Các ngành cơng tác như là

người tiêu thụ. Ban huấn luyện như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ” [45, tr.48]. Vì vậy, huấn luyện cán bộ phải đúng nhu cầu.

Khi đã có nội dung, chương trình đào tạo và tài liệu học tập có chất lượng tốt thì chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được quyết định chủ yếu bằng chất lượng đội ngũ giảng viên. Người cho rằng “Không phải ai cũng huấn luyện được.

Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc” [45, tr.46]. Có nghĩa là người giảng viên phải đủ các tiêu ch̉n về chính trị, phẩm chất đạo đức, giỏi chun mơn, có phương pháp sư phạm tốt.

Về phương châm đào tạo: công tác huấn luyện cán bộ phải quán triệt phương châm “lý luận gắn với thực tiễn”, “học đi đôi với hành” bởi “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Thực tiễn khơng có lý ḷn hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.”[46, tr.496]; Người nhấn mạnh học để hành. Học với hành phải đi đơi, học mà khơng hành thì vơ ích. Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy.

Q trình dạy học diễn ra theo hai chiều tác động và bổ sung cho nhau. Người luôn quan tâm đến việc hình thành mục đích, động cơ học tập của người học. Người yêu cầu người học phải xác định đúng: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [44, tr.684]. Người yêu cầu người học phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, coi trọng khâu tự học, phải chủ động suy nghĩ, ham học hỏi, ham tìm tịi, học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học. Học tập ở trường của Đồn thể khơng phải như học ở các trường lối cũ, khơng phải có thầy thì học, thầy khơng đến thì đùa. Phải biết tự động học tập” [45, tr.50].

Hơn 80 năm qua, Đảng ta rất quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, ĐV có khả năng tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập, đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII đã khẳng định:

Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý văn hóa..., bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khoa học công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo [31, tr.84].

Từ quan niệm trên, có thể khái quát: Công tác đào tạo, bồi dưỡng là

một quá trình tạo nên phẩm chất, giá trị một con người, làm cho con người đó có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Khi nhu cầu, cuộc sống thay đổi thì tiếp tục bồi bổ làm cho phẩm chất năng lực tăng thêm để đáp ứng sự địi hỏi đó.

Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho người học nâng cao năng lực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải hồn thành được hai chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng để thực thi và đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện sự thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước thông qua năng lực công tác của cán bộ. Đối với chức năng thứ nhất cần quan tâm xác định “lỗ hổng” trong công việc và lấp đầy bằng kiến thức, kỹ năng thông qua đào tạo, bồi dưỡng. Đối với chức năng thứ hai thì cần xác định kiến thức, kỹ năng và thái độ mới cần có trong môi trường thay đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w