Hạn chế, khuyết điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 58)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những kết quả tốt và có đóng góp không nhỏ cho Thành phố trong công tác cán bộ và công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm còn bộc lộ một số hạn chế và khuyết điểm sau:

- Về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Một số quận, huyện ủy chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, cịn khóan trắng Trung tâm, chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn cho cả nhiệm kỳ. Hiện nay, trong một quận, huyện có hai bộ phận tham mưu, phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng là Ban Tổ chức và Phòng Nội vụ nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ nên trong thực tế, có tình trạng người cần được đào tạo, bồi dưỡng không cử đi đào tạo, bồi dưỡng; trong khi đó, có người được cử đi học ở hai loại hình lớp khác nhau trong cùng một thời điểm; rất ít quận, huyện có cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền quản lý và phối hợp chung để thống nhất tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng (Ban Chỉ đạo học tập). Chế độ, chính sách đối với người dạy và người học chậm được đổi mới và chưa thống nhất, cơ sở vật chất và trang thiết bị của một số Trung tâm cịn nghèo nàn, thậm chí mang tính chắp vá, có Trung tâm chưa có trụ sở ổn định (Quận 3, quận 7 và huyện Bình Chánh).

- Về tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ giảng viên.

Tổ chức, bộ máy của một số Trung tâm chậm được kiện toàn, chất lượng đội ngũ giảng viên chuyên trách chưa bảo đảm nên có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu. Có nơi, giảng viên chuyên trách của Trung tâm không có khả năng giảng dạy vì là cán bộ luân chuyển từ cơ sở về tuy có thực tiễn nhưng thiếu nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên kiêm chức tuy nhiều, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú nhưng thiếu nghiệp vụ sư phạm nên ít người có khả năng đứng lớp giảng dạy các chương trình theo qui định. Một số giảng viên kiêm chức là lãnh đạo quận, huyện hoặc trưởng, phó các ban Đảng ít có điều kiện tham gia giảng dạy các lớp của Trung tâm do điều kiện công tác.

- Về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.

Hiện nay, nội dung, chương trình bồi dưỡng của các Trung tâm bộc lộ nhiều hạn chế: chậm đổi mới, còn chung chung, chủ yếu nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về LLCT, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật, về kiến thức QLNN, xây dựng HTCT. Nội dung, chương trình đào tạo ở các lớp hiệp quản chưa phù hợp từng đối tượng nên cán bộ, công chức, viên chức trong HTCT đều học chung một chương trình (ví dụ chương trình trung cấp LLCT dùng cho cán bộ lãnh đạo cơ quan đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân cấp cơ sở và chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên). Việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận và phương pháp tư duy cho người học mang tính giáo điều, ít liên hệ thực tiễn và cập nhật thông tin mới, người soạn giáo trình chưa chú ý rút ra ý nghĩa phương pháp luận trên từng vấn đề nên chưa phát huy sự vận dụng của người học trong thực tiễn.

Sự chậm đổi mới được thể hiện ở: nội dung đào tạo, bồi dưỡng cịn định hướng theo cung (theo những gì có sẵn) chứ chưa đáp ứng cầu (nhu cầu của người học, của xã hội). Nhiều nội dung, chương trình cịn nặng về lý thuyết, trùng lắp, chưa sát thực tiễn; thiếu sự cân đối giữa trang bị lý luận và kỹ năng xử lý, giải quyết sự việc, vấn đề nảy sinh ở cơ sở; chưa chú ý kết

hợp trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng công tác của CB, ĐV. Việc đào tạo, bồi dưỡng với những nội dung, chương trình khơng sát thực tiễn nêu trên dễ phát sinh lãng phí, kém hiệu quả, người học khơng hứng thú vì nội dung khơng đáp ứng nhu cầu cơng việc.

Phương pháp giảng dạy nhìn chung chưa thật sự phù hợp với đối tượng học viên là người lớn tuổi: còn nặng về thuyết trình, mới chỉ chú trọng việc trao kiến thức mà chưa chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học đã khiến cho đa số học viên trong các chương trình bồi dưỡng thụ động tiếp thu bài giảng.

- Về phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Học viên của các Trung tâm không phải chỉ có CB, ĐV của Đảng, mà bao gồm cả cán bộ trong HTCT, quần chúng cốt cán ngoài Đảng trên địa bàn nên hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngày càng được mở rộng, thu hút đông đảo CB, ĐV tham gia; nhưng trên thực tế, việc mở lớp còn chạy theo số lượng; có nơi, có lúc thực hiện qui trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng còn lỏng lẻo đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

- Về mức độ vận dụng kiến thức trong thực tiễn của học viên.

Một bộ phận người học chưa xác định ý thức học tập tự giác và mục đích học tập đúng đắn: học để làm việc, để nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân như Bác Hồ đã dạy nên có tâm lý ngại học. Tình trạng đi học chiếu lệ, học một lúc nhiều lớp nhằm hợp thức tiêu ch̉n cán bộ, ít quan tâm nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cơng tác khá phổ biến. Thậm chí có những đảng viên và cơ sở đảng chưa thực hiện nghiêm túc quy định về chế độ học tập LLCT bắt buộc đối với đảng viên (theo Quy định 54-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII).

Nhìn chung, nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cịn chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực QLNN. Một số chương trình đào tạo cịn nặng về lý

luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho người học. Việc tổ chức mở lớp ở nhiều nơi cịn mang tính đại trà, hình thức, chất lượng thấp nên mặc dù mặc một số Trung tâm triển khai thực hiện nhiều lớp, nhiều chương trình nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu.

Việc học tập LLCT gắn với chuẩn hóa, xem xét bố trí, sử dụng cán bộ, đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức Đảng chưa được chú trọng, nhiều nơi còn làm qua loa, đại khái. Nhận thức khá phổ biến ở người học là “được bằng cấp”, “được đề bạt, bổ nhiệm” đã gây khó khăn trong tổ chức và quản lý đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w