Đổi mới phương pháp dạ y học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

năng lực tự đào tạo của người học

Phương pháp dạy - học có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây là yếu tố hội tụ các chức năng hiện thực hóa các yếu tố khác cấu thành quá trình dạy học như: mục tiêu dạy học, nội dung, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình dạy - học. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho giáo dục phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức, yêu cầu địi hỏi phải đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp dạy - học là khâu then chốt. Yếu tố phương pháp dạy học không có sẵn như nội dung dạy học mà được hình thành trên cơ sở khả năng, điều kiện của giảng viên, đặc thù nội dung của mỗi bài giảng và đặc điểm đối tượng người học, cùng một nội dung giảng dạy như nhau nhưng hiệu quả và chất lượng học tập sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc lựa chọn phương pháp dạy học của giáo viên phù hợp hay khơng phù hợp. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ đơn thuần là đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn bao gồm cả đổi mới phương pháp, cách thức học tập của học viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải là hoạt động sáng tạo liên tục và chủ yếu của người giảng viên LLCT, là điều kiện quan trọng đảm bảo thành công của đổi mới phương pháp dạy - học.

Vấn đề dạy học và đổi mới phương pháp dạy - học được đề cập đến nhiều, nhưng trên thực tế việc thực hiện còn rất hạn chế. Việc đổi mới phương pháp dạy và học đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ:

Phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của

người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy, học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh... phát triển mạnh mẽ phong trào tự học [30, tr.41]. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành,...” [32, tr.203-204]. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cần “đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học …” [36, tr.41].

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội [36, tr.216].

Hiện nay khoa học phát triển nhanh và mạnh, việc đổi mới phương pháp dạy - học trong nhà trường là yêu cầu bức thiết, không chỉ riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân mà ngay cả hệ thống các trường Chính trị. Đổi mới phương pháp dạy - học có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Để tiến hành đổi mới phương pháp dạy - học cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:

- Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.

Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm là CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm công tác. Nhiều người trong số họ có khả năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá vấn đề. Vì vậy, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đối với họ không thể giống như đối với sinh viên hay học sinh. Đối với đối tượng này chỉ nên định hướng nội dung học tập, nêu vấn đề, tình

huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống để tránh nhàm chán hay lặp lại những gì người học đã biết. Vì thế, giảng viên khơng nên đem những gì có sẵn để dạy, mà cần phải trao cho người học thứ họ cần, cả nội dung và phương pháp.

Phương pháp được xem là phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất chính là phương pháp như phát vấn (hỏi đáp). Giảng viên cần đưa ra các tình huống để học viên cùng trao đổi, thảo luận, và tham gia giải quyết. Có như vậy, người học mới có thể sử dụng kiến thức tiếp thu vận dụng vào thừa hành công việc. Để làm được điều này, giảng viên cần bổ sung kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng, vận dụng lý luận giải quyết những vấn đề đặt ra, nắm chắc đặc điểm học viên.

Trong giảng dạy LLCT thì khơng thể thiếu được phương pháp dạy thuyết trình (phương pháp truyền thống), vì giảng viên phải chuyển tải nội dung cơ bản của bài đến với học viên, một số khái niệm, nguyên lý, quy luật... phải được phân tích, lý giải và chứng minh, song nếu chỉ sử dụng phương pháp này thì hiệu quả bài giảng sẽ khơng cao. Như vậy, để đạt được yêu cầu trên cần phải kết hợp với các phương pháp khác (phát vấn, nêu vấn đề).

Thực tế cho thấy, trong những năm qua các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết trình) trong giảng dạy. Giảng viên trình bày nội dung cần truyền đạt đến cho học viên bằng cách nêu vấn đề theo nội dung yêu cầu, sau đó phân tích, giải thích, lấy ví dụ để chứng minh, dẫn chứng những nội dung cần truyền đạt cho học viên lĩnh hội. Quá trình này diễn ra theo một chiều, thầy giảng trị ghi. Trong q trình giảng khơng có hoặc có rất ít sự phản hồi thông tin ngược chiều của học viên. Với việc sử dụng phương pháp thuyết trình này đã làm cho học viên trở thành đối tượng thụ động.

Cần chú trọng phương pháp dạy học tích cực. Với đặc thù học viên là những người có trình độ kiến thức nhất định, kinh nghiệm thực tiễn phong

phú nhưng không đồng đều nên cần đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của người học bằng cách tăng cường đối thoại, hướng dẫn bài tập xử lý tình huống giúp cho người học vừa nắm được lý luận cơ bản, vừa nắm được kỹ năng thực hành, xử lý công việc trong thực tiễn. Hay nói cách khác trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, giảng viên phải biết cách tạo ra môi trường khiến cho người học “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến” [44, tr. 281] như Bác Hồ đã dạy. Đây là nhân tố quyết định kết quả học tập, được xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới: khi học có năng động thì trong cơng tác mới đáp ứng kịp những đổi thay nhanh chóng của đất nước, của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Nói về phương pháp học tập, Người viết:

Người học phải biết ”tự học tập... phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là nhiệm vụ mà cán bộ mà cán bộ cách mạng phải hồn thành cho được, do đó mà tích cực tự động hồn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong học tập ... Phải nêu cao tác phong độc lập trong suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, khơng tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thơng suốt thì phải mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. đối với bất cứ vấn đề gì, phải đặt câu hỏi “vì sao” đều phải suy nghĩ lại kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế không, có thật đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn [46, tr.314].

Phương pháp dạy học cùng tham gia (hay phương pháp lấy người học làm trung tâm) tạo cơ hội cho học viên tham gia vào quá trình học tập. Cốt lõi của phương pháp này là sự trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giữa giảng viên và học viên thông qua hành vi học và hành, do đó phương

pháp này giúp học viên tiếp thu bài nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phương pháp này khơng nhất thiết địi hỏi phải lên lớp theo trình tự các bước, có thể thay bằng hội thi, hội thảo, kiểm tra nghiệp vụ đối với cán bộ chun mơn…

Q trình dạy - học là sự kết hợp hài hòa giữa người dạy và người học. Vì vậy, để những phương pháp trên mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học, rất cần phải có sự hợp tác tích cực từ người học. Một trong những mục tiêu của đổi mới phương pháp giảng dạy là khơi dậy và phát huy tính chủ động, sáng tạo, chịu khó, đào sâu suy nghĩ của học viên để có thể tham gia đặt và giải quyết các tình huống. Do đó, giảng viên cần chuẩn bị kỹ nội dung trước khi lên lớp và khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để người học phát huy tính chủ động, tích cực trong quá trình học tập.

Việc áp dụng phương pháp dạy học cùng tham gia hoàn toàn phù hợp với các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chun mơn ở Trung tâm vì sau khóa học, học viên tiếp thu được những kiến thức theo yêu cầu cuộc sống và công việc của người học. Trong khi học, học viên hoàn toàn chủ động tham gia vào q trình học tập, được trao đổi thơng tin đa chiều, buộc mọi người phải suy nghĩ và giúp đỡ nhau học tập, học viên được rèn kỹ năng và học viên sẽ thấy bình đẳng, tự tin hơn khi tham gia quá trình học tập.

Khi sử dụng phương pháp dạy học cùng tham gia đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức, hiểu biết sâu, rộng và đúng nội dung cần truyền đạt, biết chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm... với học viên; hỗ trợ, hướng dẫn học viên về mặt phương pháp luận: cách thức, phương pháp tiếp cận thực tiễn, cách vận dụng tri thức vào cuộc sống. Giảng viên cần biết cách gợi mở, tạo ý tưởng mới cho học viên như tạo trạng thái xung đột, tranh luận, nêu vấn đề đặt câu hỏi. Giảng viên phải là người thúc đẩy quá trình học tập của học viên, phải biết tạo mơi trường tích cực học tập cho học viên.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện phục vụ giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự kết hợp sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Hiện nay, phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng vẫn là bảng, phấn, micrơ. Ngồi ra, còn có các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác hỗ trợ như máy chiếu Projector, máy vi tính góp phần mang lại hiệu quả cao nhất cho bài giảng của giảng viên.

Khi sử dụng máy chiếu Projector đòi hỏi giảng viên phải có khả năng khái quát cao để cô đọng kiến thức và phải sử dụng thành thạo máy vi tính và máy chiếu. Khi sử dụng máy chiếu giảng viên sẽ linh hoạt hơn, tư duy và phong cách làm việc khoa học hơn; học viên cũng năng động, cập nhật được nhiều thông tin do đó hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Đặc biệt, với các lớp bồi dưỡng (thường là số lượng học viên đơng) thì sử dụng máy chiếu sẽ hiệu quả hơn dùng bảng, nhưng phải tuân thủ nguyên tắc 6x6 (một slide không quá 6 hàng, một hàng không quá 6 từ). Tránh tránh lạm dụng thiết bị vì thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng khơng thể thay thế được vai trị người thầy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w