Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cần theo hướng đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập và chấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập và chấp hành nghĩa vụ học tập của cán bộ, đảng viên

Hiện nay, các Trung tâm thực hiện từ 15 đến 30 loại hình lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và theo yêu cầu thực tế địa phương. Vì vậy, hình thức tổ chức các lớp phải đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người học: các lớp học ngoài giờ thường được tổ chức cho chương trình Sơ cấp lý ḷn chính trị - hành chính, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Ban điều hành tổ dân phố, bồi dưỡng cán bộ đoàn. Để tránh bồi dưỡng trùng lắp với cùng một đối tượng, nên chia thành 2 loại: bồi dưỡng cơ bản và bồi dưỡng ngắn hạn.

Bồi dưỡng cơ bản: dành cho những người mới tham gia công tác lần đầu, bồi dưỡng tồn bộ nội dung, chương trình theo qui định và một số nghiệp

vụ kỹ năng cơ bản (lập kế hoạch cá nhân và mô tả công việc, soạn thảo văn bản và một số kỹ năng thực hành xã hội).

Bồi dưỡng ngắn hạn: dành cho những người đã kinh qua công tác, được tổ chức hàng năm, từ 1 đến 2 buổi để cập nhật kiến thức mới và trao đổi kinh nghiệm về phương pháp làm việc.

Tăng cường và làm tốt công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng nhất là quản lý chất lượng, nội dung các lớp trong chương trình, quản lý học viên trong các chương trình hiệp quản.

Cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng được thể hiện trong quản lý chuyên môn, quản lý chiêu sinh, quản lý học viên, cấp giấy chứng nhận, quản lý hồ sơ.

Chiêu sinh phải đúng đối tượng, đảm bảo thời gian, có kế hoạch cho đơn vị sắp xếp công việc tạo điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập đúng, đủ thời gian theo quy định.

Quản lý học viên: Học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ cơ bản của học viên. Quá trình tham gia lớp học khơng chỉ đơn thuần là học tập, tiếp thu tri thức thụ động mà ngay trong quá trình đó người học trực tiếp tham gia để rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng và hoàn thiện nhân cách. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này cần có biện pháp quản lý tốt học viên:

- Phải đúng nguyên tắc, song phải hết sức linh động và không buông lỏng quản lý.

- Những học viên có thái độ học tập nghiêm túc, chấp hành tốt nội qui, qui chế học tập cuối khóa sẽ được cấp giấy chứng nhận.

- Thông tin về cá nhân học viên cũng như kết quả học tập phải được lưu trữ chính xác. Sau các khóa học, cần tiếp tục cập nhật thơng tin cá nhân (vị trí cơng tác, dự kiến quy hoạch, đánh giá của cấp ủy về chất lượng, hiệu quả công tác…).

Quản lý chuyên môn: đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn về nội dung, chương trình, thời gian học tập, đối tượng chiêu sinh do BTG TW quy định.

Các chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các khâu của quá trình học tập (lên lớp nghe giảng, tham gia thảo luận, viết thu hoạch. Học viên tham gia học tập đầy đủ theo quy định, đồng thời phải có bài thu hoạch cuối khóa đạt yêu cầu mới được cấp giấy chứng nhận.

Lãnh đạo Trung tâm trực tiếp quản lý chất lượng dạy - học: Định kỳ hàng tháng, quý phải tiến hành sinh hoạt chuyên môn, sau mỗi lớp cần tổ chức rút kinh nghiệm. Trong quá trình quản lý cần chú trọng nội dung, chất lượng dạy và học, chất lượng quản lý học viên và các vấn đề liên quan đến lớp như chuẩn bị cơ sở vật chất, cách thức phục vụ, kinh phí tổ chức lớp…

Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ đảm bảo đầy đủ theo quy định của BTG Thành ủy: Giám đốc và phó giám đốc lưu trữ các loại hồ sơ sau: Sổ quản lý cán bộ của Trung tâm BDCT; kế hoạch công tác tháng, quý năm; các báo cáo sơ kết, tổng kết của Trung tâm, sổ theo dõi cơ sở vật chất. Giáo vụ lưu trữ hồ sơ giáo án của giảng viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm (bản photo); biên bản sinh hoạt chuyên môn định kỳ, sổ điểm, sổ đầu bài của tất cả các chương trình bồi dưỡng; báo cáo tổng kết lớp của giáo viên chủ nhiệm, sổ phân công và theo dõi giảng viên giảng dạy của Trung tâm, các loại đề thi, bài kiểm tra của học viên, sổ cấp bằng, giấy chứng nhận cho các loại chương trình và những trường hợp học viên chưa hồn thành chương trình học tập.

Đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là khâu quan trọng trong quản lý chất lượng học tập. Đây là việc làm thường xuyên của quá trình học tập đối với tất cả các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, thơng qua các hình thức:

- Tổ chức thi, kiểm tra, thu hoạch cuối khóa để đánh giá mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra và kết quả học tập của học viên. Qua đó rút kinh nghiệm, cải tiến nội dung, chương trình và phương thức tổ chức cho những lớp sau đạt hiệu quả cao hơn.

- Riêng với Chương trình Sơ cấp lý ḷn chính trị - hành chính phải đảm bảo quy trình tổ chức kiểm tra và thi tốt nghiệp theo qui định: Ban Thường vụ quận, huyện ủy ra quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp, BTG thành ủy duyệt đề thi tốt nghiệp và ra quyết định công nhận tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w