Thực trạng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 55)

MINH TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

1.3.1. Thực trạng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của cácTrung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 đến nay

Đánh giá đúng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ chí Minh trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng, bởi có đánh giá đúng đắn, khách quan, khoa học thì mới thấy được kết quả đạt được và hạn chế yếu kém; tìm nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm từ nay đến 2020. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đã trình bày ở trên, chúng tơi xem xét chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm như sau:

1.3.1.1. Ưu điểm

- Về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

Nhìn chung, các Trung tâm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của BTV các quận, huyện ủy và UBND quận, huyện. Người chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các Trung tâm BDCT là đồng chí Phó Bí thư thường trực, hoặc Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận, huyện. Hiện nay, 19/24 Giám đốc, 2 phó Giám đốc Trung tâm được cơ cấu trong cấp ủy địa phương là điều kiện thuận lợi cho Trung tâm không chỉ nắm bắt chủ trương của cấp ủy về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng mà cịn trực tiếp tham gia cơng tác lãnh đạo, chì đạo của cấp ủy đối với hoạt động của Trung tâm.

Sau 7 năm thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư TW (khóa VII), tồn Thành phố có 18 Trung tâm có trụ sở riêng (chiếm 75%) với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập tương

đối hiện đại, 7 trung tâm đang trang bị đèn chiếu tinh thể lỏng và máy tính xách tay; khơng gian và diện tích mặt bằng của nhiều Trung tâm tương đối rộng và thơng thống. Cấu trúc và diện tích xây dựng mang tính đa dạng, do quá trình kế thừa cơ sở cũ và sửa chữa nâng cấp; một số Trung tâm xây dựng mới có cấu trúc liên hoàn về nơi làm việc, học tập, thảo luận (Quận 4, 8)… mang tính đa chức năng. Đến nay, 21/24 Trung tâm BDCT quận, huyện có trụ sở riêng (chiếm 87,5%), thường xuyên được cải tạo, sửa chữa và nâng cấp theo từng hạng mục; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập được tăng cường: hiện có 48 hội trường (100 đến 500 chỡ ngồi), 84 phịng học (30 đến 80 chỡ ngồi), 81 bộ âm thanh, 435 bộ máy vi tính, 55 máy chiếu Projector, 9 camera, 30 radio cattsete, 58 tivi, 19 máy phát điện, 12 máy ghi âm và nhiều máy điều hòa nhiệt độ [14]… Một số Trung tâm ở các quận mới và các huyện ngoại thành có khuôn viên rộng rãi, khang trang có diện tích trên 5.000m2 như Trung tâm BDCT Quận 12(5.963m2), Huyện Hóc Môn (5.816,4m2), Củ chi 10.453,5m2), Cần giờ (9.083,5 m2), Nhà Bè (8.705 m2). Các Trung tâm có tổng diện tích dưới 1000m2 (Q̣n 1, 6, 10, Bình Thạnh, Bình Tân) được tăng cường cải tạo, sửa chữa và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ giảng dạy - học tập. Trung tâm BDCT Quận 3, 7 và Bình Chánh hiện chưa có trụ sở riêng (chiếm 12,5%), phải sử dụng chung hội trường của Quận, Huyện ủy đã có kế hoạch xây dựng mới trong nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Đây là sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, đối với hoạt động của Trung tâm nói riêng. Do vậy, số lượng các lớp thực hiện tăng đều ở mỡi năm với nhiều chương trình, nội dung đa dạng, phong phú. Nếu trong 10 năm thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW, các Trung tâm mở được 7.844 lớp với 1.154.381 lượt CB, ĐV và quần chúng tham dự, trong đó 141 lớp hiệp quản, 1.301 lớp trong chương trình, 1878 lớp bồi dưỡng cán bộ đồn thể [57]; thì

chỉ tính riêng trong năm 2010, các Trung tâm đã tổ chức được 4.218 lớp với trên 596.513 lượt học viên. Trong đó có 159 lớp hiệp quản, 602 lớp trong chương trình, 720 lớp bồi dưỡng cán bộ đồn thể và 1274 lớp mở theo yêu cầu thực tiễn của địa phương [14].

Kinh phí hoạt động tăng hàng năm, giai đoạn 1995-2003, hoạt động của các Trung tâm về tài chánh, lao động tiền lương, cơ sở vật chất trang thiết bị và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên và học viên do UBND quận, huyện trực tiếp quản lý. Các Trung tâm BDCT là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước cấp 1, trực thuộc cấp ngân sách quận, huyện theo chương trình đào tạo cán bộ khối Đảng và chương trình đào tạo lại cán bộ, cơng nhân viên chức, thuộc danh mục ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó dự chi kinh phí hoạt động của các Trung tâm hàng năm bình quân từ 300 đến 450 triệu đồng; kết quả thực chi từ 150 đến 400 triệu đồng [57].

Giai đoạn 2003 - 2005, do nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, dự chi kinh phí hoạt động bình qn của mỗi Trung tâm từ 500 đến 700 triệu đồng/năm; kết quả thực chi khoảng 400 đến 450 triệu đồng/năm, có Trung tâm thực chi 1 tỷ đến 1,8 tỷ đồng/năm [57].

Chỉ riêng trong năm 2010, mỗi Trung tâm được cấp từ 800 triệu đến 2 tỷ đồng [14]. Kinh phí được duyệt cho hoạt động của các Trung tâm đã đáp ứng được yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần mở rộng phạm vi, đối tượng tác động xuống tới HTCT ở cơ sở. Trước năm 2007, các Trung tâm thuộc đơn vị dự toán ngân sách nhà nước cấp 1, nên việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, chế độ thù lao cho giảng viên… gặp một số khó khăn nhất định do vướng về cơ chế, thủ tục. Từ năm 2007, một số Trung tâm đã thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP/2006, là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước cấp 2 đã chủ động hơn trong việc tạo nguồn thu và sử dụng kinh phí, do vậy đã dần khắc phục được những hạn chế trên.

Các quận, huyện đều thực hiện chế độ khuyến khích học tập. Những cán bộ được xếp loại giỏi vào cuối khóa được biểu dương, khen thưởng. Cán bộ khi tham dự các lớp đào tạo được hỡ trợ học phí, tài liệu và phương tiện di chuyển từ ngân sách hoặc quỹ đào tạo của quận, huyện. Theo quy định, cán bộ đương chức tham dự các lớp đào tạo được thanh toán tiền tài liệu và tiền xăng là 5.000đ/người/1 ngày; học viên các lớp bồi dưỡng (đối tượng không hưởng lương từ ngân sách) được hỗ trợ 20.000đ/người/1 ngày và cung cấp tài liệu học tập; cá biệt có nơi chi đến 50.000đ/người/1 ngày. Số tiền tuy khơng lớn, nhưng khích lệ tinh thần học tập của người học.

- Về tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ giảng viên.

Tính đến năm 2005, 24 Trung tâm có tổng số 181 cán bộ, công nhân viên, trong đó 125 biên chế (77 nam, 48 nữ) và 56 hợp đồng; 49 lãnh đạo (tuổi đời bình quân từ 40 - 45 chiếm 30%; từ 45 trở lên chiếm 70%).

Đội ngũ giảng viên chuyên trách của các Trung tâm là 60; về độ tuổi 38% dưới 45 tuổi; về trình độ học vấn 76% tốt nghiệp đại học, 6,3% có trình độ sau đại học, 35% được đào tạo chính quy và 65% được đào tạo tại chức. Về trình độ chính trị, có 92% đã qua đào tạo chương trình cao cấp và tương đương, 8% qua đào tạo chương trình trung cấp; trong đó 12,6% đào tạo đúng chuyên ngành công tác tư tưởng [57].

Đội ngũ giảng viên kiêm chức là 442 (35% dưới 45 tuổi), bình qn mỡi Trung tâm có 10 - 25, do Thường vụ cấp ủy lựa chọn, xét duyệt và ra quyết định công nhận. Hầu hết trong đội ngũ này là các đồng chí thường vụ cấp ủy và cán bộ chủ chốt quận huyện và một số cán bộ có kinh nghiệm đã nghỉ hưu. Trong đó nhiều đồng chí tốt nghiệp đại học và cao cấp hệ chính quy; một số có trình độ sau đại học.

Hiện nay, tổ chức bộ máy và đội ngũ giảng viên của các Trung tâm được củng cố, kiện toàn theo Quyết định số 185-QĐ/TW, Quyết định 1816- QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy; Quyết định 1853-QĐ/BTGTW của

Ban Tuyên giáo TW. Tổng số cán bộ của các Trung tâm hiện nay là 154 (nam 91, nữ 63) với độ tuổi trung bình của cán bộ là 43,17. Các Trung tâm BDCT có độ tuổi trung bình của cán bộ cao là Trung tâm BDCT Quận 8 (49,7), Phú Nhuận (49), Gò Vấp (48,5) và Quận 4 (48). Trung tâm có độ tuổi trung bình của cán bộ thấp nhất là Trung tâm BDCT Huyện Nhà Bè (35). Về trình độ học vấn có: 1 tiến sĩ, 5 thạc sĩ, 99 cử nhân, 15 đồng chí được đào tạo tập trung. Về trình độ LLCT có 69 cao cấp và cử nhân, 40 trung cấp, 9 đồng chí được đào tạo tập trung.

Đội ngũ giảng viên chuyên trách của các Trung tâm là 61 (dưới 45 tuổi là 19,34%). Về trình độ học vấn: 6 trên đại học và 55 đại học. Về trình độ LLCT có 59 cao cấp, 2 trung cấp.

Đội ngũ giảng viên kiêm chức tham gia ở các Trung tâm là 331, là những đồng chí có trình độ, năng lực chun mơn, có nhiều kinh nghiệm trong q trình cơng tác; một số đồng chí có phương pháp truyền đạt tốt. Trong 331 giảng viên kiêm chức có 37 đồng chí bí thư cấp ủy, 23 phó bí thư, 22 trưởng Ban Tuyên giáo, 26 phó trưởng Ban Tuyên giáo và 223 đồng chí là trưởng phó các ban đảng, các ban ngành, đồn thể q̣n, huyện. Về trình độ chính trị: 177 cao cấp, 129 cử nhân; 24 trung cấp. Về trình độ học vấn: 31 thạc sĩ, 2 tiến sĩ, 298 đại học [14].

Nhìn chung, về cơ cấu và biên chế cán bộ của mỗi Trung tâm theo Quyết định 100-QĐ/TW ở giai đoạn 1995 - 2002 là chưa phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và khối lượng công việc. Năm 2002, thực hiện Hướng dẫn 2098 về bổ sung, sửa đổi cơ cấu và biên chế bộ máy Trung tâm BDCT phần nào đáp ứng yêu cầu về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. Từ năm 2003, cơ cấu bộ máy của Trung tâm tách ra độc lập với biên chế chính thức 7 cán bộ là phù hợp, trình độ chun mơn và LLCT của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng lên đáp ứng được yêu cầu, đến nay đủ sức đảm đương các chương trình phân cấp. Căn cứ vào năng lực, sở trường của từng giảng

viên, các Trung tâm đã lựa chọn, bố trí những chuyên đề phù hợp để phân công lịch giảng dạy, đảm bảo việc lồng ghép kiến thức lý luận và chuyên môn gắn với liên hệ thực tiễn ở địa phương, cơ sở vào nội dung bài giảng làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động.

Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên đã gắn kết các phương pháp phù hợp, nhất là phương pháp dạy học nêu vấn đề, tăng cường phát vấn đã góp phần khắc phục tư tưởng ngại học ở phần lớn CB, ĐV (nhất là cán bộ đương nhiệm). Định kỳ, đội ngũ giảng viên được cung cấp thông tin và được tập huấn về phương pháp giảng dạy do BTG Thành ủy tổ chức. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn được đội ngũ giảng viên quan tâm. Một số Trung tâm đưa việc nghiên cứu chuyên đề vào quy chế làm việc và tiêu chuẩn đánh giá thi đua hàng tháng; tổ chức giảng tập, giờ lên lớp mẫu, rút kinh nghiệm sau mỡi chương trình. Chính vì vậy, chất lượng bài giảng được nâng cao, vừa đảm bảo đúng định hướng, vừa đảm bảo sát với tình hình thực tiễn ở cơ sở giúp người học cảm nhận trực tiếp tham gia giải quyết những vấn đề đang đặt ra của địa phương, đơn vị.

- Về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. + Về nội dung chương trình:

Qua khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy hiện nay nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng không sát với yêu cầu thực tiễn. Cụ thể ở các chương trình hiệp quản (các lớp cử tuyển), cán bộ chủ yếu bắt buộc lựa chọn các chương trình để hồn chỉnh tiêu chuẩn, hoặc được bổ nhiệm, chuyển ngạch cao hơn như học LLCT, QLNN. Mặc dù có sự chọn lựa cán bộ tham dự lớp, nhưng tiêu chuẩn chủ yếu vẫn dựa vào thâm niên công tác, chức danh đảm nhiệm hoặc dự kiến bố trí, quy hoạch; thậm chí có nơi cán bộ được cử đi đào tạo do quen biết, tình cảm, nể nang. Vì vậy, khi tham dự các lớp này, ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ học viên chưa cao, chủ yếu là đối phó,

học cho qua để đạt yêu cầu về chuẩn hóa, chưa thật sự học để nâng cao trình độ, năng lực làm việc đã gây một số khó khăn nhất định cho công tác tổ chức quản lý cũng như chất lượng công tác của cán bộ sau đào tạo.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn lạc hậu, chậm đổi mới, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của xã hội. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cịn nhiều bất cập: một nội dung, chương trình được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau (ví dụ cán bộ phường, cơng an, giáo viên, bác sĩ)… đều được trang bị những kiến thức như nhau (chương trình sơ cấp, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, Bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới và cả chương trình trung cấp LLCT, trung cấp QLNN). Một số nơi tuy có phân cấp đối tượng dự học theo lĩnh vực công tác để thực hiện bồi dưỡng chuyên đề hay nghiệp vụ, kỹ năng công tác mang lại hiệu quả thiết thực, nhưng cách làm này ít được quan tâm vì khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Ngồi các chương trình theo qui định của BTG TW, Trung tâm BDCT còn phối hợp với các ban xây dựng Đảng (Kiểm tra, Dân vận, Tuyên giáo, Tổ chức), một số phòng ban chức năng của UBND quận, huyện (phòng Nội vụ, HĐND, Hội đồng giáo dục phổ biến pháp luật) và các tổ chức đồn thể chính trị xã hội (MTTQ, Liên đồn Lao động, Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân) mở các lớp tập huấn nghiệp vụ và triển khai nghị quyết cho cán bộ đoàn, hội. Việc tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của HTCT cơ sở là cần thiết, thông qua tập huấn, cán bộ cơ sở nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ nhận thức, trang bị phương pháp, cách thức, quy trình, tiến hành cơng việc một cách bài bản đã giúp học viên vận dụng hiệu quả trong công việc của bản thân. Hiện nay chương trình bồi dưỡng cho các tổ chức đồn thể nhân dân chưa có giáo trình học tập. Nhưng do yêu cầu thực tiễn đặt ra, các phịng, ban, đồn thể chính trị - xã hội phải tự nghiên cứu, biên soạn chương trình bồi dưỡng theo gợi ý, hướng dẫn, định hướng của cấp trên. Tuy nhiên, việc tự biên soạn nội dung,

chương trình chưa gắn lý ḷn và thực tiễn, thậm chí nhiều nơi phó mặc nội dung cho báo cáo viên nên hiệu quả chưa cao.

Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của cấp ủy địa phương có tính thực tiễn cao nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và cơ sở. Ở những chương trình này, các ngành thường có sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm trong thiết kế nội dung, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả học tập. Thực tế cho thấy, nơi nào thành lập được Ban chỉ đạo học tập, hoặc Ban Tổ chức quận, huyện ủy chịu trách nhiệm chính trong phối hợp với các ngành tham mưu cho BTV về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thì nơi đó đạt hiệu quả cao. Sau khi BTV thống nhất chủ trương và giao cho Trung tâm BDCT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w