của các Quận, Huyện ủy và sự quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm
Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết để các Trung tâm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực tế cho thấy ở đâu, nơi nào cấp ủy và chính quyền quan tâm thì nơi ấy làm tốt cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và ngược lại.
Các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh nhận được sự hướng dẫn trực tiếp về nghiệp vụ của BTG Thành ủy (thơng qua phịng Huấn học) và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Thường vụ quận, huyện ủy và sự quản lý của UBND quận, huyện. Vì vậy, hoạt động của Trung tâm vừa phải gắn với thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ/CP ngày 25 táng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, vừa gắn với Quy chế làm việc của Ban Chấp hành các quận, huyện ủy. Đây là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm.
Trong những năm qua, các Trung tâm đã xây dựng chương trình, nội dung phong phú, cụ thể sát hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương, thể hiện sự quán triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy và UBND quận, huyện. Để các Trung tâm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định, khắc phục những hạn chế yếu kém trong thời gian qua, Ban Thường vụ các quận, huyện ủy cần:
- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm BDCT quận, huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 185-QĐ/TW
của Ban Bí thư TW (khóa X) và Quyết định 1816-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Quyết định 185-QĐ/TW của Ban Bí thư TW (khóa X) về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm BDCT quận, huyện, thị xã, thành phố và Quyết định 1816-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có khuôn viên, có hội trường, có lớp học, có thư viện và các điều kiện khác phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập; Trung tâm BDCT có vị trí tương đương với các phòng, ban của quận, huyện. Mối quan hệ giữa BTG và Trung tâm BDCT là mối quan hệ ngang cấp (thực tế có nơi nhận thức Trung tâm là cấp dưới, là công cụ tuyên truyền của BTG), cùng phối hợp để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền theo sự chỉ đạo của BTG Thành ủy. BTG quận, huyện chịu trách nhiệm thẩm định về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng để các chương trình bồi dưỡng đúng với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Ban Thường vụ quận, huyện uỷ lãnh đạo, chỉ đạo Trung tâm BDCT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định: "Bồi dưỡng LLCT; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà nước; kiến thức và nghiệp vụ cơng tác xây dựng Đảng, đồn thể, xây dựng và quản lý nhà nước cho CB, ĐV trên địa bàn quận, huyện" [4]. Tránh tình trạng các Trung tâm BDCT không thực hiện đúng chức năng như quy định dẫn đến tình trạng làm khơng hết chức năng nhiệm vụ hoặc lấn sân, vượt quá chức năng nhiệm vụ được giao.
Về tổ chức nhân sự, bộ máy của Trung tâm, Ban Thường vụ quận, huyện uỷ nên có cơ chế rõ ràng, công khai khi tuyển giảng viên, bởi chất lượng giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm. Giảng viên được tuyển về Trung tâm phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải lên lớp giảng được các loại chương trình bồi dưỡng theo quy định, giới thiệu được các Nghị quyết của Đảng. Việc tuyển dụng giảng viên về Trung
tâm phải công khai, dân chủ, tạo sự thống nhất giữa người tuyển dụng và người sử dụng cán bộ nên cần thành lập hội đồng xét tuyển, trong hội đồng xét tuyển có lãnh đạo của Trung tâm. Giảng viên được tuyển về Trung tâm BDCT phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.
- Thành lập cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền quản lý và phối hợp chung để tham mưu về công tác đào tạo, bồi dưỡng (có thể là Ban Chỉ đạo học tập như Quận 3, Quận 8 đã làm) do Thường trực Quận ủy hoặc đồng chí Thường vụ Trưởng ban Tổ chức Quận ủy trực tiếp phụ trách để thống nhất xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong từng từng năm, giai đoạn (tối thiểu là một nhiệm kỳ) và triển khai thực hiện có hiệu quả, tránh trùng lắp cả về nội dung lẫn đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng.
Hàng năm, BTG TW và BTG Thành ủy đều có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục LLCT. Đây là chương trình khung để các Trung tâm BDCT làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong năm. Ngoài ra, Trung tâm BDCT còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng do cấp ủy giao nên cần chủ động phối hợp với các ngành trong xây kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn tại địa phương. Tồn bộ chương trình bồi dưỡng LLCT, học tập Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; bồi dưỡng kiến thức nhà nước, kiến thức pháp luật, kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 4,5 và một số đối tượng khác theo yêu cầu của cấp ủy; tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho HTCT cấp cơ sở… cần đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm BDCT.
Cần duy trì tốt chế độ trình duyệt chương trình cơng tác năm của Trung tâm với thường trực cấp ủy và tham mưu cấp ủy ra quyết định phê duyệt chỉ tiêu thực hiện trong năm, đây sẽ là cơ sở để Trung tâm phối hợp với các ngành hữu quan triển khai thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của đảng bộ quận, huyện và gắn với cấp kinh phí hoạt động. Thực tế hiện nay nguồn kinh phí giao cho Trung tâm BDCT chưa có sự thống nhất ở các quận,
huyện. Đa số các Trung tâm được trực tiếp giao kinh phí hoạt động theo kế hoạch đã được Ban Thường vụ phê duyệt, trong khi một số quận, huyện giao tồn bộ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho Trung tâm quản lý (Quận 3, Quận 8 và Huyện Củ Chi).
- Cần nâng cao nhận thức về vị trí vai trị của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho các cấp ủy cơ sở; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ diện qui hoạch hoặc có chế độ khuyến khích cán bộ tự học tập nâng cao trình độ, phục vụ tốt hơn cho công tác. Nên xem đây là một trong những tiêu chí xếp loại và phân tích chất lượng tổ chức cơ sở Đảng hàng năm.
- Cấp ủy cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm nhằm xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, phát triển thành phố nhanh và bền vững. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện ở :
+ Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng đi đôi với với khảo sát hiệu quả công tác của cán bộ sau các chương trình đào tạo để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học viên vào thực tiễn. Trên cơ sở đó xây dựng, điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương trình bồi dưỡng theo các chức danh cụ thể.
+ Tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ cơ sở để xây dựng nội dung, chương trình phù hợp; có kế hoạch định kỳ làm việc, kiểm tra nhằm đánh giá, bổ sung hồn chỉnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm
+ Hàng năm chỉ đạo các ngành hữu quan (Ban Tổ chức, Phịng Nội vụ) rà sốt quy định, chế độ học tập, tiêu chuẩn văn bằng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ công chức của HTCT cơ sở, bảo đảm thống nhất, khắc phục tình trạng học nhiều lần cùng một nội dung.
+ Kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 1816- QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy: từ việc sử dụng con dấu, thể thức văn
bản là tổ chức sự nghiệp trực thuộc UBND quận, huyện; Giám đốc Trung tâm BDCT cấp quận, huyện ký và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ của các chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao; văn bằng có giá trị, đủ điều kiện xếp ngạch, bậc cán bộ, công chức.
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trước mắt và lâu dài, từng bước hiện đại hóa các Trung tâm.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” luận văn bước đầu rút ra một số kết luận sau:
1. Để thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của mình, Đảng ta rất quan tâm đến cơng tác cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bởi vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện theo định hướng XHCN trong bối cảnh quốc tế có nhiều yếu tố thuận lợi, đồng thời đan xen khơng ít khó khăn, thách thức khơng thể xem thường. Thực tế đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở đủ khả năng lãnh đạo nhân dân; tận dụng triệt để thời cơ và ứng phó có hiệu quả với những nguy cơ, đưa đất nước giành những thắng lợi tồn diện trong cơng cuộc đổi mới. Để phục vụ mục tiêu đó, việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT nói riêng là yêu cầu có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
2. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cố gắng đổi mới, nâng cao chất lượng để xây dựng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, của thành phố và của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Việc thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW và mới đây là Quyết định 185- QĐ/TW đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác tham mưu cấp ủy triển khai thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; gắn đào tạo, bồi dưỡng LLCT với chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác cho CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở, chứng tỏ được tính kịp thời, đúng đắn trong
nhận thức của Đảng đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm đã và đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở.
Tuy nhiên trên thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn nhiều bất cập về nội dung, chương trình; về phương pháp giảng dạy; về chất lượng đội ngũ giảng viên; về năng lực tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; về điểu kiện cơ sở vật chất , kinh phí và chế độ chính sách đối với người dạy và người học ... cần được tiếp tục giải quyết trong thời gian tới.
3. Đánh giá chất lượng hoạt động của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ chí Minh hiện nay cần phải có quan điểm toàn diện, lịch sử, đánh giá toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động của các Trung tâm như sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức tổ chức, cơ sở vật chất và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng.
Qua xem xét, phân tích thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm BDCT quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, luận văn lý giải nguyên nhân của thực trạng, kinh nghiệm và rút ra ba vấn đề chủ yếu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm. Đó là: cần phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy; cần tập trung kiện toàn, củng cố, tăng cường về mọi mặt cho hoạt động của các Trung tâm và phát huy vai trò chủ động của các Trung tâm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Có như vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và cả nước trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, luận văn đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm gồm: Nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng, cấp ủy cơ sở và người học đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao chất lượng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm; đổi mới phương pháp dạy - học và phương thức thức đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm; kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức, bộ máy của Trung tâm, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, đặc biệt là của các quận, huyện ủy và sự quản lý của Ủy ban nhân dân quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm.
4. Trong 5 giải pháp nêu trên, giải pháp về đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng và giải pháp về đổi mới phương pháp dạy - học và phương thức thức đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm là quan trọng, có thể đóng góp trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung Tâm từ nay đến 2020.