Nâng cao nhận thức của các cơ quan chức năng, của cấp ủy và của người học đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)

và của người học đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất, cần nhận thức học tập LLCT là một yêu cầu khách quan

trong tình hình hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ”Đảng có vững kách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng giống như người khơng có trí khơn, tàu khơng có chỉ nam” [46, tr.499-500]. Cùng với hệ thống các trường chính trị, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng của đội ngũ CB, ĐV, cán bộ HTCT

cơ sở. Nghị quyết Hội nghị TW3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nêu rõ:

Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên. Thực hiện chế độ học tập bắt buộc nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, bảo đảm sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong tồn đội ngũ cán bộ.

Mọi cán bộ, đảng viên phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn và năng lực hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng đạo đức cách mạng, trước hết là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tinh thần và kết quả học tập lý luận chính trị là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ [31, tr.89].

Bởi vậy, CB, ĐV, cán bộ trong HTCT (kể cả cán bộ không phải đảng viên) phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ LLCT, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định.

Thứ hai, cần nhận thức đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng là một q

trình có quan hệ đến tất cả các yếu tố của giáo dục, khơng thể tiến hành vội vã, vì nó địi hỏi khơng chỉ có những phương tiện vật chất kỹ thuật, mà còn phải thay đổi nhận thức, quan niệm và việc làm hàng ngày của người dạy và người học, của cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác giáo dục LLCT. Đổi mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng địi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều yếu tố, nhiều khâu của quá trình giáo dục. Vì vậy việc đổi mới địi hỏi phải quyết tâm cao và có kế hoạch làm từng bước, tránh bảo thủ nhưng cũng tránh nôn nóng.

Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT

quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay là đòi hỏi cấp bách, với yêu cầu thường xuyên đưa cái mới vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng để tạo ra sự phát triển mới, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng mà vẫn giữ được ổn định. Đổi mới không phải là phủ nhận cái hiện

hành mà là kế thừa và phát huy những thành tựu đã thu được, tìm cách kết hợp một cách đúng đắn giữa truyền thống và hiện đại làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và cả nước trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm địi hỏi khơng chỉ nhấn mạnh việc áp dụng một số phương pháp mới, không kế thừa, cải tiến để làm tốt hơn các phương pháp truyền thống, cũng khơng chỉ bằng lịng với việc cải tiến các phương pháp giáo dục, dạy học mới.

Đối với các cơ quan chức năng thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng (Trung tâm BDCT, Ban Tổ chức, Phòng Nội vụ) cần nhận thức đúng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác:

- Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công tác rất rộng. Để có cơ sở xây dựng nội dung, chương trình, sử dụng phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp cần xác định đối tượng học viên theo chức danh chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhiệm, cần nắm chắc trình độ LLCT, CMNV đã được đào tạo để xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, tránh trùng lặp.

- Cần xác định rõ mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: cho ai, nhằm mục đích gì, kiến thức, kỹ năng cần đạt được sau khi kết thúc khóa học, sự thay đổi về tinh thần trách nhiệm, thái độ đối với công việc và các vấn đề của cuộc sống và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc đang đảm nhiệm của người học,... để lựa chọn kiến thức và phương pháp phù hợp.

Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình chỉ thu hút khi thật sự thiết thực đối với người học. Do vậy, người tổ chức, quản lý học tập, giảng viên và người học đều phải bám sát nhu cầu học tập và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng để đạt được yêu cầu đề ra. Với đặc thù của TP. Hồ Chí Minh là đơ thị đặc biệt, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước và khu vực nên công tác phối hợp, hiệp quản với Trường Cán bộ Thành phố và các

trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tổ chức nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng về LLCT, CMNV, ngoại ngữ, tin học… cho cán bộ hành chính, cán bộ sơ sở là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thành phố “đi trước và về đích trước” trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đối với các cấp ủy: cần nhận thức công tác đào tạo là quyền lợi của mỡi cán bộ, tránh cảm tính khi cử cán bộ đi học.

Khi cử cán bộ đi đào tạo LLCT trong các chương trình hiệp quản cần thống nhất quan điểm gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng cán bộ; quán triệt quan điểm học tập là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi CB, ĐV; có cơ chế thích hợp khuyến khích CB, ĐV nêu cao tinh thần, ý thức tự học tập nâng cao trình độ đáp ứng u cầu cơng việc; kết hợp chặt chẽ việc đào tạo căn bản với tự đào tạo trong thực tiễn và tự học, tự rèn luyện của mỗi cá nhân. Kết quả học tập của cán bộ khi tham gia các lớp này cần phải được xem là một trong những tiêu chí bình xét thi đua cán bộ cơng chức, phân tích chất lượng đảng viên hàng năm và là quy định bắt buộc trước khi bổ nhiệm cán bộ. Điều này đã được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Tinh thần và kết quả học tập LLCT là một tiêu chuẩn để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ [31].

Đối với người học cần hình thành ý thức: Học tập để tiếp thu thông tin làm giàu kiến thức, nâng cao năng lực công tác; học tập là quyền lợi, là trách nhiệm của mỗi người; trên cơ sở đó xây dựng kỹ năng tự học tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong học tập.

Như vậy, ở đây có mối tác động qua lại giữa nhận thức của cấp ủy và người học về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; giữa nội dung chương trình, phương pháp dạy - học với nhu cầu nâng cao kiến thức, năng lực công tác của học viên. Nếu cấp ủy không quan tâm công tác đào tạo, bồi

dưỡng, học viên không có nhu cầu, không có ý thức học tập tự giác thì quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng khơng mang lại hiệu quả. Những biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w