bồi dưỡng của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh
* Kinh nghiệm:
Một là, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận,
huyện ở TP. Hồ Chí Minh phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng vì mục đích của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Mặt khác, khi thực hiện phải biết lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình với hình thức và phương pháp phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn.
Hai là, công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận,
huyện ở TP. Hồ Chí Minh phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, bám sát nhiệm vụ chính trị để triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần cách mạng của cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Nội dung, chương trình phải đa dạng, phong phú, phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở trong từng giai đoạn nhất định.
Ba là, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh và các quận, huyện ủy cần có sự lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện. Kinh nghiệm cho thấy đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, tạo cơ sở vững chắc cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm có hiệu quả. Ở đâu, lúc nào có sự quan tâm của cấp ủy thì nơi đó, khi đó cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả rõ rệt, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, ở đâu, lúc nào thiếu sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thì nơi đó, khi đó tình hình có những diễn biến phức tạp, đường lối, chủ trương của Đảng chấp hành bị sai lệch.
Bốn là, phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của các Trung
tâm trong vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về cơng tác giáo dục LLCT; thường xuyên cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và yêu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị.
* Vấn đề đặt ra:
Là thành viên trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta, Trung tâm BDCT cấp huyện đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng HTCT của chế độ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ CB, ĐV trong sạch, vững mạnh, có tầm trí tuệ và bản lĩnh cách mạng vững vàng.
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi, chúng ta phải đương đầu với khơng ít khó khăn và thách thức. Tình hình thế giới biến đổi khơng ngừng và nhanh chóng, chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường trong điều kiện kinh tế tri thức địi hỏi tầm trí tuệ của Đảng phải ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới: cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, trong khi trình độ nhận thức, trình độ trí tuệ của chúng ta cịn nhiều hạn chế; tác động mặt trái của kinh tế thị trường đối với vấn đề an sinh xã hội; khơng ít vấn đề lý luận và thực tiễn cần làm sáng tỏ. Sự suy
thoái về nhận thức tư tưởng chính trị trong một bộ phận khơng nhỏ CB, ĐV chưa được ngăn chặn, nhiều CB, ĐV còn băn khoăn, lo lắng về những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị với âm mưu “diễn biến hịa bình“, nhất là ở một số địa phương có những kẻ lợi dụng vấn đề tơn giáo và dân tộc cố kích động các vụ việc mang tính chất chính trị hoặc tranh chấp dân sự để phá hoại chính sách đồn kết tơn giáo, dân tộc của Đảng và nhà nước ta. Có tình trạng một số cán bộ đảng viên lợi dụng góp ý Văn kiện Đại hội Đảng các cấp đã có những quan điểm sai trái tung lên mạng internet gây bức xúc trong CB, ĐV và nhân dân. Tệ tham nhũng, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ CB, ĐV ở các cấp chưa được giải quyết kịp thời, đặc biệt, những yếu kém, sai phạm trong QLNN trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội cùng với sự bất cập, yếu kém của bộ máy đã gây những ảnh hưởng nhất định về lòng tin của CB, ĐV và nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới của Đảng.
Trong thời gian qua, chất lượng cơng tác giáo dục LLCT ở cơ sở cịn hạn chế, việc tổ chức lớp cịn mang tính đại trà, lớp học q đơng học viên nên khó quản lý. Khâu kiểm tra, thu hoạch có nơi chưa đảm bảo nên chất lượng học tập còn hạn chế, người học còn thiếu chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng giải quyết những vấn đề của thực tiễn, tính chiến đấu chưa cao, chưa tạo được nhận thức thống nhất và thông suốt đối với một số vấn đề trong đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hệ thống các chương trình giáo dục LLCT cịn những hạn chế, như nội dung trình bày cịn nặng về lý luận, nghiệp vụ cơng tác chưa sâu sắc, cịn thiếu nhiều chương trình bồi dưỡng cán bộ các đồn thể, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, chủ yếu vẫn là độc thoại, cơ sở vật chất chưa bảo đảm. Việc thực hiện chương trình của các Trung tâm cịn tùy tiện, một số nơi rút gọn chương trình một cách khơng hợp lý. Các chương trình mở theo yêu cầu của địa phương chưa có sự giám sát chặt chẽ. Do đó, chất lượng thực hiện các chương trình chưa cao. Chính vì vậy, vấn
đề nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống trường chính trị nói chung, của các Trung tâm BDCT cấp huyện nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và được quan tâm.
Hiện nay, học tập LLCT để nâng cao bản lĩnh chính trị vẫn là yêu cầu và là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành TW khóa IX đã xác định: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả... phát huy tính sáng tạo, chủ động của người học ... ” [33, tr.135, 136]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận” [34, tr. 285].
Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên cứu lý luận của Đảng… Đổi mới công tác giáo dục LLCT, tư tưởng trong Đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình [34, tr. 131].
Đại hội XI của Đảng vẫn tiếp tục khẳng định sự cần thiết của cơng tác giáo dục LLCT trong tình hình hiện nay: “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mỡi CB, ĐV đều phải học tập, nâng cao trình độ LLCT” [36, tr.257].
Đổi mới nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP.Hồ Chí Minh phải xuất phát từ yêu cầu và thực trạng đội ngũ CB, ĐV, cán bộ trong HTCT; gắn đào tạo, bồi dưỡng với qui hoạch, bố trí cán bộ; phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và Thành phố. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới của Thành ủy xác định: “Đổi mới phương thức học tập
LLCT theo hướng tiến hành từng cấp, chia ra từng khối, thực hiện từng bước, đi sâu vào từng đối tượng phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương”; “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập LLCT của các Trung tâm BDCT”; “Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy phát huy độc lập suy nghĩ của người học, kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành”[58].
Từ thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh có thể đặt ra một số vấn đề sau:
Một là, cần phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy. Phải coi việc đào
tạo, bồi dưỡng CB, ĐV và các đối tượng quần chúng là động lực phát triển nguồn nhân lực của địa phương, đơn vị, là nhân tố quyết định sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm phải bám sát nhiệm vụ chính trị và phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Hai là, cần tập trung kiện toàn, củng cố, tăng cường về mọi mặt cho
các Trung tâm, nhất là nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự và đội ngũ giảng viên đảm bảo các tiêu ch̉n về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ lý luận và CMNV, tiếp tục cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường kiểm tra các hoạt động của Trung tâm; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác giảng dạy, học tập như cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí hoạt động…
Ba là, phát huy vai trò chủ động của các Trung tâm trong phối hợp
tham mưu giúp cấp ủy xây dựng quy chế hoạt động, chương trình cơng tác và chế độ làm việc định kỳ hàng quí, năm; phối hợp tổ chức biên soạn nội dung các chuyên đề để lồng ghép vào các chương trình bồi dưỡng chính trị, kỹ năng nghiệp vụ cho phù hợp với đặc điểm từng đối tượng; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng LLCT với đào tạo, bồi dưỡng CMNV, kỹ năng công tác và giáo dục đạo đức. Trong xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần quan tâm yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn của địa phương.
Chương 2