Mức đợ phù hợp của nợi dung chương trình và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

bồi dưỡng.

1.2.2.3. Mức đợ phù hợp của nợi dung chương trình và phương phápgiảng dạy giảng dạy

Để đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm khơng thể khơng tính đến mức độ phù hợp của nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải tuân thủ các qui định và hướng dẫn của TW. Đối tượng dự học của các Trung tâm là CB, ĐV, cán bộ trong HTCT ở cơ sở nên cần phải đảm bảo phương châm: hướng về cơ sở, phục vụ cơ sở và tạo sự chuyển biến cho cơ sở. Chính vì vậy, xây dựng nội dung, chương trình cần chú ý kết hợp lý luận

với thực tiễn, gắn đào tạo, bồi dưỡng LLCT với bồi dưỡng kỹ năng thực hành, xử lý tình huống.

Khi đã xác định nội dung, chương trình thì việc sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp là điều cần thiết để đem lại hiệu quả cao cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp giảng dạy là cách thức chuyển tải nội dung đến người học. Có phương pháp phù hợp, đúng đắn thì quá trình chuyển tải đạt hiệu quả cao và ngược lại. Sử dụng phương pháp phù hợp kết hợp với phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy sẽ giúp người học tiếp cận những vấn đề lý luận dễ dàng hơn; tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình dạy - học tạo sự hứng thú và kích thích tư duy độc lập ở người học. Hiện nay, phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm rất được quan tâm sử dụng trong hệ thống giáo dục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w