viên chuyên trách phải đảm bảo giảng dạy 120 giờ chuẩn, trong đó có 90 giờ giảng bài (nếu kiêm nhiệm cơng tác giáo vụ hoặc văn phịng, giảng dạy 90 giờ chuẩn, trong đó có 45 giờ giảng bài). Giảng viên chuyên trách phải có trình độ A tin học, ngoại ngữ đạt trình độ B trở lên để có thể tiếp cận tài liệu chuyên ngành của nước ngoài và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật phục vụ giảng dạy.
- Tiêu chuẩn của cán bộ hành chính: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật; đảm bảo các tiêu chuẩn công chức ngạch cán sự, có trình độ chun mơn từ trung cấp kế tốn, trung cấp văn thư, lưu trữ trở lên.
Cần xác định biên chế của các Trung tâm, quy định số dư biên chế để đưa đi đào tạo, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng “già hóa” đội ngũ như hiện nay.
2.2.4.2. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của cáctrung tâm trung tâm
Đội ngũ giảng viên là “hệ thống xương sống”, giữ vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, quan tâm chăm lo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ cơ bản của các quận, huyện ủy nói chung và của Trung tâm nói riêng, bởi vì “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài” [30, tr.38,39]. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị TW 2 (khóa VIII), Tổng Bí thư Đỡ Mười đã nhấn mạnh: khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, đủ sức đảm nhiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đang đặt ra nhiều yêu cầu đối với các Trung tâm hiện nay. Giải quyết vấn đề này liên quan tới nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ như quan điểm của Đảng, chính sách, chế độ của nhà nước đối với giáo viên nói chung và đối với giảng viên các trường chính trị nói riêng; nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng; quan hệ giữa Trung tâm BDCT với các ngành hữu quan.
- Để thật sự nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các Trung tâm, cần quan tâm chuẩn hóa về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, mạnh dạn thuyên chuyển công tác đối với giảng viên không có khả năng đứng lớp; cử giảng viên dưới 45 tuổi đi học cao học. Quy chế giảng viên của BTG TW là cơ sở để giảng viên phấn đấu, thực hiện luân chuyển cán bộ khi không đáp ứng yêu cầu và tuyển dụng giảng viên vào công tác tại Trung tâm. Thực tế cho thấy hạ thấp tiêu chuẩn trong tuyển chọn giảng viên sẽ để lại hậu quả xấu hàng chục năm khơng thể khắc phục được. Vì vậy, khi quyết định cơng nhận giảng viên kiêm chức cần chú ý tiêu chuẩn: là cán bộ cơng tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể, được Giám đốc Trung tâm đề nghị và cấp ủy ra quyết định cơng nhận; phải có trình độ LLCT cao cấp; có khả năng sư phạm và năng lực truyền đạt kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực LLCT; có khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp những vấn đề thực tiễn; có uy tín đối với cán bộ và đảng viên.
- BTG Thành ủy cần tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho đối tượng này; sau khóa học tổ chức có kiểm tra (cả về lý thuyết và thực hành) cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phải được xem như “chứng chỉ hành nghề” của người giảng viên. Ngoài ra cần tổ chức hội thi, hội giảng 2 năm/lần đối với giảng viên chuyên trách.
- Bản thân đội ngũ giảng viên phải ý thức được vai trò người thầy trong giảng dạy LLCT để không ngừng phấn đấu, rèn luyện đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn theo qui định. Phải có ý thức tự đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu đối với giảng viên rất đa dạng có thể là nghiên cứu những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để đưa vào giải quyết trong nội dung, chương trình bồi dưỡng; có thể là nghiên cứu quan điểm của Đảng để cập nhật, bổ sung vào các chương trình hiện hành vì hiện nay tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đã quá lạc hậu; có thể là nghiên cứu để biên soạn nội dung các chuyên đề bổ sung trong các chương trình hiện hành. Để thực hiện tốt điều này các Trung tâm cần tổ chức tốt chế độ sinh hoạt chuyên môn để rút kinh nghiệm tổ chức học tập, trao đổi về nội dung chương trình, thảo luận những chuyên đề nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Vấn đề nâng cao chất lượng bài giảng của giảng viên là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm bởi toàn bộ hoạt động của người giảng viên đều tập trung ở bài giảng, năng lực của người giảng viên cũng được thể hiện qua bài giảng. Một bài giảng tốt, tháo gỡ được nhiều vướng mắc cho người học, cung cấp được nhiều thông tin sẽ gây ấn tượng sâu sắc và lâu bền trong người học. Để làm tốt điều này cần thực hiện đồng bộ việc cung cấp thông tin, tổ chức giảng mẫu, dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm sau mỗi khóa học.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên không thể tiến hành một cách chắp vá, giải pháp tình thế mà phải có chiến lược cán bộ. Các Trung tâm phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Cần tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giảng viên về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chun mơn và LLCT, nâng cao năng lực giảng dạy.
Với đặc thù của công tác giảng dạy LLCT, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: phải lựa chọn rất cẩn thận những người phụ trách việc
giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những người lãnh đạo phải tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng, các Trung tâm cần tham mưu cho BTV lựa chọn đội ngũ giảng viên đủ tiêu chuẩn và năng lực là vấn đề quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm có đáp ứng được yêu cầu hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, cần lựa chọn đội ngũ giảng viên đủ chuẩn và có năng lực thực tiễn, mạnh dạn thay thế những trường hợp đủ chuẩn nhưng không đáp ứng được yêu cầu.
- Có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có kinh nghiệm và sinh viên tốt nghiệp các trường đại học đạt loại khá trở lên về công tác tại Trung tâm, thực hiện tốt chế độ giảng viên kiêm chức.
Hiện nay, vấn đề tuyển dụng giảng viên là vấn đề rất khó do chế độ chính sách không đủ sức thu hút sinh viên được đào tạo chính qui, có chun ngành phù hợp về cơng tác tại các Trung tâm. Trong khi đó, cơ chế chỉ tuyển dụng người có hộ khẩu thành phố cũng gây khó khăn trong thu hút, đào tạo nguồn giảng viên chuyên trách của các Trung tâm trong thời gian tới. Do đặc thù của đối tượng học viên và tính chất của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm nên sinh viên mới ra trường chưa thể phân công đứng lớp (mặc dù tốt nghiệp hạng ưu). Phải mất thời gian ít nhất 5 năm rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, số cán bộ này mới có thể đảm đương nhiệm vụ giảng dạy trong một số chương trình bồi dưỡng của Trung tâm. Trong khi cũng với thời gian ấy, nếu công tác ở các đơn vị khác, có thể họ được cất nhắc, đề bạt lên vị trí cao hơn. Vì vậy, để làm tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên của các Trung tâm cần có cơ chế hợp lý trong tuyển dụng, chế độ đãi ngộ tương xứng: sinh viên ưu tú sau khi về công tác tại các Trung tâm được bố trí làm cơng tác giáo vụ và hưởng phụ cấp theo chế độ giảng viên tập sự, cử tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và đào tạo ở bậc cao hơn (cao cấp LLCT tập trung, cao học).
2.2.4.3. Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng vàchế đợ, chính sách đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm chế đợ, chính sách đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập là yếu tố quan trọng hàng đầu để giảng viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật trong giảng dạy, giúp cho người học tiếp cận nội dung một cách thuận lợi nhất; người học đến lớp với tâm trạng thoải mái và sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp học. Đặc thù hoạt động của các Trung tâm BDCT như một trường học, do đó phải có khuôn viên độc lập, có diện tích hợp lý. Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của các Trung tâm theo hướng hiện đại hóa cần có sự thống nhất nhận thức trong cấp ủy và lãnh đạo Trung tâm: đầu tư cho công tác huấn luyện cán bộ là đầu tư cho cái “gốc” của tương lai nên rất tốn kém. Nhưng “đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phí tương xứng với u cầu. Khơng nên bủn xỉn về các khoản chi cho công tác này” [44, tr.273]. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định: “Có chế độ, chính sách, kinh phí, tạo điều kiện tḥn lợi để cơng tác giáo dục lý luận, chính trị đạt chất lượng và hiệu quả cao” [31, tr.89].
Thực tế thời gian qua, các quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh đã quan tâm và dành một khoản kinh phí trong tổng chi ngân sách hàng năm của quận, huyện để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, tăng cường cơ sở vật chất cho các Trung tâm. Đến nay cơ sở vật chất của các Trung tâm đã khang trang hơn. Tuy nhiên để các Trung tâm có thể áp dụng đồng bộ việc đổi mới nội dung chương trình với đổi mới phương pháp giảng dạy cần tiếp tục hiện đại hóa cơ sở vật chất theo hướng như sau:
- Cơ sở vật chất của các Trung tâm cần đảm bảo tạo cảnh quan mơi trường sư phạm, đáp ứng u cầu địi hỏi về số lượng người học ngày càng tăng và nội dung, chương trình, hình thức đào tạo ngày càng được mở rộng. Ngồi hội trường (từ 300 đến 500 ghế) cần có các loại phịng học thống mát, sạch sẽ đáp ứng yêu cầu mở lớp (80 đến 100 ghế hoặc 100 đến 200 ghế), phục
vụ thảo luận và học ngoại ngữ (khoảng 30 đến 50 ghế); mỡi phịng học cần trang bị cố định projector và máy vi tính; các phịng học vi tính, ngoại ngữ cần nhỏ (khoảng 30 ghế) có trang bị máy vi tính, cattsete; phịng nghỉ giảng viên (tối thiểu 2 phịng) đảm bảo thống mát và trang thiết bị tối thiểu những phương tiện phục vụ sinh hoạt hàng ngày như giường, bàn, tủ, máy điều hòa, quạt …; thư viện phải được trang bị đầy đủ các đầu sách cơ bản về LLCT từ sơ cấp đến trung cấp, cao cấp, cử nhân và các loại tài liệu tham khảo, tác phẩm kinh điển phục vụ việc tra cứu và nghiên cứu của giảng viên, học viên. Hiện nay, các Trung tâm đều có thư viện nhưng chưa khai thác đúng hiệu quả, có thể xem đây là hạn chế lớn nhất của các Trung tâm. Ngồi ra, các cơng trình phụ như nhà vệ sinh, hệ thống cây xanh, điện, nước phải đảm bảo để tạo khơng gian hài hịa, thống mát cho bộ mặt của Trung tâm.
- Trên cơ sở chính sách chung, quy định chế độ, chính sách phù hợp thống nhất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm BDCT quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh.
Tất cả các giải pháp trên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu giảng viên không được quan tâm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần. Hướng dẫn 84-HD/BTGTU nêu rõ: ”Các Trung tâm triển khai thực hiện theo đúng quy định về chế độ, quyền lợi, phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức và trách nhiệm, quyền lợi học viên của Trung tâm” [16]. Hướng dẫn cũng nêu rõ giáo viên trực tiếp giảng dạy tại Trung tâm được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 30% được trả cùng kỳ lương và khơng dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; sau khi thực hiện đủ số tiết giảng dạy theo quy định thì số giờ dạy thêm được áp dụng theo thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008; ngoài việc hưởng các chế độ thi đua khen thưởng (chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến như trước đây) sẽ được xem xét phong tặng chức danh khoa học, danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân cho những giảng viên có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng của địa phương. Đây là cơ sở để cán bộ, giảng viên các Trung tâm rèn luyện phấn đấu và tạo sự thống nhất trong thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên của Trung tâm.