Nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 81)

- Cấp ủy phối hợp thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị mình dựa trên căn cứ yêu cầu thực tiễn, thực trạng đội ngũ cán bộ và nguyện vọng học tập của cá nhân.

- Người học cần xác định mục đích, yêu cầu của việc học tập “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để hồn thiện chính mình” (UNESCO), “học để làm người” (Chủ tịch Hồ Chí Minh), “Học tập là nghĩa vụ” (Quy định 54/QĐ-TW), “Học, học nữa, học mãi” (Lênin), “Học suốt đời” (Chủ tịch Hồ Chí Minh) để làm cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, có ý thức tự học tập, sử dụng kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng vào giải quyết công việc đảm nhiệm, ngừng rèn luyện tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân. Phải tự đặt câu hỏi: Tại sao phải học? Học như thế nào? Học cái gì? để có thái độ tích cực, chủ động trong học tập.

- Đào tạo, bồi dưỡng kết hợp với tự đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí cơng việc. Khi cử cán bộ đi học hoặc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ phải có chun mơn phù hợp với vị trí cơng tác.

2.2.2. Nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, bồidưỡng của các Trung tâm dưỡng của các Trung tâm

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm là cần xác định đúng đối tượng và nội dung đào tạo. Để giải quyết vấn đề này, phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phải là khâu đầu tiên trong quá trình thiết kế kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Phân tích nhu cầu đào tạo bao gồm: xác định nhu cầu của cơ quan sử dụng cán bộ, nhu cầu phát triển về chuyên môn, yêu cầu chức danh và nhu cầu học tập của cá nhân để đưa ra nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng hiện nay là xây dựng đội ngũ CB, ĐV được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản và tồn diện cả về kiến thức, chun mơn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, cần tập trung một số biện pháp sau:

- Đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội, bồi dưỡng theo đơn đặt hàng, coi trọng hiệu quả thiết thực. Chương trình đào tạo cần có tính liên thơng để giúp người học có thể tiếp tục học chuyên sâu ở chương trình đào tạo cao hơn, cần hướng đến xu thế chung của quá trình hội nhập quốc tế (đảm bảo đạt chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực và chuẩn quốc tế).

- Cụ thể hóa yêu cầu tiêu chuẩn đối với các chức danh làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu phù hợp; tránh cùng một nội dung, chương trình bồi dưỡng cho tất cả các đối tượng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “làm việc gì học việc đấy”, có nghĩa là nếu muốn cán bộ làm ở lĩnh vực nào thành thạo ở lĩnh vực đó, thì việc đầu tiên là phải phân loại đối tượng trước khi xếp lớp, để phù hợp với nội dung giảng dạy và phương pháp sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Việc phân loại đối tượng tham dự lớp học có nhiều cách khác nhau: có thể là theo chức danh, theo ngạch, theo trình độ, theo cấp hành chính hoặc theo lĩnh vực cơng tác của người học. Việc sàng lọc đối tượng học viên ngay từ đầu sẽ giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng tránh được lãng phí thời gian và cơng sức cho người dạy và người học, và rộng hơn là tránh lãng phí cho Nhà nước.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đương nhiệm cần thực hiện theo hướng “đào tạo cơ bản” (đào tạo tương đối có hệ thống, toàn diện) và “bồi dưỡng theo chức danh” (nhằm cập nhật những vấn đề mới về lý luận, thực tiễn và nghiệp vụ cơng tác).

Đào tạo cơ bản (chương trình liên kết với các trường, có thời gian trên 12 tháng) nhằm chuẩn hóa trình độ LLCT và CMNV phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu của đơn vị. Việc chuẩn hóa cần hướng đến khả năng đảm đương

và tác nghiệp của cán bộ ngày một tốt hơn, hướng đến mục tiêu chính là trình độ tư duy và kỹ năng tổ chức, triển khai công việc của CB, ĐV. Do đó, cần phải xây dựng bộ kỹ năng cho từng loại cán bộ, cụ thể là:

+ Đối với cán bộ chính trị, cán bộ các đồn thể, cần ch̉n hóa trình độ chuyên ngành về xây dựng Đảng, chính trị học, xã hội học.

+ Đối với cán bộ chuyên môn (kể cả cán bộ trong các đoàn thể quần chúng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc quận, huyện): cần quan tâm đến việc chuẩn hóa trình độ cử nhân chuyên ngành (nếu chưa có khi tuyển dụng) và chuẩn hóa trình độ LLCT trung cấp (theo chương trình trung cấp chính trị- hành chính mới).

+ Đối với cán bộ phường, xã thị trấn: Hiện nay, hầu hết các chức danh cán bộ cơ sở (từ xã, phường, thị trấn cho đến thôn, ấp; trong tổ chức đảng, chính quyền cho tới các đồn thể…) chưa được quy định tiêu ch̉n về trình độ, năng lực chun mơn... nên phải học chung một chương trình, dẫn tới tình trạng cán bộ sau khi học xong rất khó vận dụng những kiến thức đã học vào xử lý công việc ở cơ sở. Vì vậy, trước tiên cần chú ý đào tạo cơ bản ở trình độ trung cấp chính trị - hành chính cho tất cả cán bộ, cơng chức và đối tượng trong diện dự tuyển công chức (hay cán bộ có khả năng công tác lâu dài tại phường, xã, thị trấn). Tiếp theo, cần hướng tới trình độ cao đẳng hay cử nhân một đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn đang đảm nhiệm. Trong trường hợp cần hốn chuyển vị trí cơng tác của cán bộ trong nội bộ đơn vị, cần chuẩn hóa cán bộ theo trình độ Cử nhân Hành chính hay cử nhân Luật.

Bồi dưỡng theo chức danh thường là những lớp ngắn hạn, do Trung tâm phối hợp các ngành hữu quan tổ chức. Bồi dưỡng chức danh có ưu điểm: Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ, chức trách của từng loại cán bộ; bố trí được nội dung bồi dưỡng xử lý tình huống để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh ở cơ sở; cán bộ cùng chức danh ở đơn vị, cơ sở khác nhau khi tham gia bồi dưỡng sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi

để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt với yêu cầu CCHC, hướng tới xây dựng chính quyền đơ thị và nhất thể hóa chức danh Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở cấp xã và địa phương khơng tổ chức HĐND địi hỏi đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng nên cần quan tâm bồi dưỡng theo chức danh để kịp thời trang bị kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kỹ năng tác nghiệp cho cán bộ trước khi đề bạt, bố trí chức vụ mới.

- Tăng cường trang bị kỹ năng tác nghiệp cần thiết theo yêu cầu cơng vụ nhằm hồn thành có chất lượng nhiệm vụ được giao đối với cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng phối hợp xử lý các vấn đề có tính chất liên ngành, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức, sử dụng nhân lực… đối với cán bộ đương nhiệm và cán bộ dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý. Sau các chương trình đào tạo căn bản, cần tiếp tục bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho số cán bộ này, ít nhất định kỳ một lần/năm.

- Đổi mới nội dung, chương trình cơng tác đào tạo, bồi dưỡng phải phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phương châm huấn luyện cán bộ gắn lý luận với thực tiễn, học đi với hành, phải thiết thực, kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao kiến thức với năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành. Về kết hợp học đi đôi với hành, Hồ Chủ tịch đã dạy: học để hành, nghĩa là để làm việc chứ không phải là để có bằng cấp, để cho oai và để có chức này chức nọ. Việc giảng dạy, học tập, đào tạo, huấn luyện phải gắn liền với nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm và thực tế phải đi cùng nhau, lý luận gắn với thực hành.

Gắn lý luận với thực tiễn có hai mặt : lý luận chuyển thành hiện thực và hiện thực cũng phải hướng tới bổ sung, làm giàu cho lý luận, phải dựa vào những dự báo, những định hướng theo các quan điểm, đường lối của Đảng mà xây dựng các mơ hình tiên tiến để hiện thực hóa lý tưởng. Hơn nữa mục tiêu các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bao gồm ba yêu cầu cơ bản: nâng cao nhận thức chính trị và đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng; rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và năng lực, phương pháp và phong cách công tác. Để thực hiện mục tiêu này, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp việc nâng cao nhận thức lý luận với bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm với kỹ năng cơng tác, khắc phục việc truyền thụ tri thức lý luận đơn thuần, xem nhẹ rèn luyện, xa rời thực tiễn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm phải phục vụ có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, gắn với những nhiệm vụ cụ thể mà Đảng và Nhà nước đang giải quyết. Nói cách khác, thực tiễn hiện nay của đất nước đặt ra vấn đề gì thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm phải tham gia giải quyết những vấn đề đó, góp phần tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội.

Cần xây dựng, hồn thiện nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp tình hình của địa phương. Đây là vấn đề cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hiện nay, các chương trình do BTG TW biên soạn nặng về lý luận, nhẹ về thực tiễn. Do đó các giảng viên trong quá trình giảng dạy cần liên hệ thực tiễn và đưa vào nội dung bài giảng, vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề bức xúc trong nhân dân để giúp người học tiếp nhận những vấn đề lý luận một cách dễ dàng hơn và cùng tham gia giải quyết tình huống đặt ra. Có như vậy mới tăng sức thuyết phục, tạo không khí sơi nổi, dân chủ cho lớp học. Với các nội dung, chương trình hiện hành, có thể nghiên cứu bổ sung một số chuyên đề vào các chương trình như:

+ Chương trình bồi dưỡng kết nạp Đảng: ngồi 5 bài theo qui định, nên bổ sung chuyên đề “Lịch sử Đảng bộ địa phương” nhằm giúp cho Cảm tình Đảng hiểu đầy đủ, sâu sắc quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ địa phương.

+ Chương trình bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới: ngồi 9 chuyên đề theo quy định nên bổ sung chuyên đề “Tình hình kinh tế - xã hội của địa

phương” nhằm giúp cho đảng viên dự bị có cái nhìn tổng thể về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ địa phương.

+ Chương trình bồi dưỡng cấp ủy viên cơ sở (kể cả ủy viên ủy ban kiểm tra) và bí thư chi bộ; chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đồn thể; chương trình bồi dưỡng Ban điều hành tổ dân phố nên bổ sung hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ và các chuyên đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo xây dựng khu phố, ấp văn hóa…

- Cụ thể hóa chương trình sơ cấp LLCT - HC.

Đây là chương trình cơ sở, có tính chất phổ cập nên nội dung rất ngắn gọn và khái quát. Để học viên dễ tiếp cận những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin cần làm rõ các khái niệm và ý nghĩa phương pháp luận gắn với thực tiễn trách nhiệm công dân, cán bộ công chức, viên chức trong xử lý công việc, thực thi nhiệm vụ. Theo qui định, từ năm 2010 chương trình sơ cấp lý ḷn chính trị - hành chính được thực hiện thí điểm theo chương trình mới. Tuy cách bố trí đơn vị bài hợp lý hơn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với nội dung của học phần hành chính. Thực tế, đây là những kiến thức rất cần để giáo dục ý thức, trách nhiệm công dân. Ở học phần này nên tập trung giới thiệu khái niệm về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và một số luật cơ bản như luật hành chính, luật dân sự, luật lao động; kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính.

- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành xã hội được đặt ra như là một mục tiêu thiết thực, cụ thể và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, trong đó, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ cần hướng tới khả năng ứng dụng, sử dụng trong thực tiễn, khắc phục tình trạng học để chuẩn hóa, học nhưng không thể sử dụng như phần lớn cán bộ, công chức, viên chức hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng đảng-chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện ở thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w