1.2.2 .Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển thủy sản
1.2.3.1. Hệ thống thủy lợi
a) Hiện trạng nguồn nước trên kênh rạch:
- Nguồn nước mặn: Toàn bộ địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông và biển Tây; hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau, nên nguồn nước mặn rất dồi dào và ln có khuynh hướng lấn át nguồn nước ngọt. Tuy nhiên, do biển Đông và biển Tây vừa là nguồn cấp nước mặn, vừa là nơi nhận nước tiêu cho tỉnh Bạc Liêu, nên việc kiểm soát chất lượng nước và khống chế khi có dịch bệnh thủy sản xảy ra hết sức khó khăn; đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý và khai thác nguồn nước này. Mặt khác, đối với vùng phía Bắc QL1A, từ năm 2001đến nay đã điều chỉnh quy hoạch, cho phép điều tiết nước mặn từ biển Đơng vào để phục vụ NTTS (hình thành Tiểu vùng CĐSX), phần lớn diện tích cịn lại được bảo vệ, chống xâm nhập mặn để sản xuất nông nghiệp (Tiểu vùng
giữ ngọt ổn định); đây là một công việc hết sức khó khăn do phải vừa đảm bảo nước phục vụ
NTTS vừa đảm bảo ngăn mặn, dẫn ngọt, giữ ngọt phục vụ SXNN.
- Nguồn nước ngọt: Nguồn nước ngọt phục vụ cho SXNN chủ yếu là nước mưa tại chỗ, một phần được bổ sung từ nguồn nước sông Hậu và nguồn nước ngầm; lượng nước mưa đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất trong mùa mưa; nhưng mùa khô, nguồn nước bổ sung từ sông Hậu về tỉnh hạn chế do Bạc Liêu ở cuối nguồn và chỉ có một trục cấp ngọt duy nhất là kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (nay đã thực hiện chức năng cấp nước mặn); cùng với những năm gần đây do việc chặn dịng trên thượng nguồn sơng Mêkong dẫn đến nguồn nước đổ về hạ lưu bị hạn chế, SXNN và NTTS nước ngọt trong mùa khơ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các năm hạn hán, mặn xâm nhập sâu.
b) Hiện trạng hệ thống cơng trình thủy lợi:
- Hệ thống kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh gồm: 01 cơng trình đê biển dài 52,4 km (hiện cịn 8 km đê chưa được nhựa hóa); hệ thống đê sơng dài 379 km và bờ bao dài 2.940 km; 83 cống tham gia điều tiết nước (trong đó dọc hệ thống cống dọc theo QL1A 23
cống, hệ thống phân ranh mặn, ngọt Bạc Liêu – Sóc Trăng 55 cống và hệ thống Đơng Nàng Rền 05 cống); 06 cơng trình kè chống sạt lở bờ biển, bờ sông và khu dân cư, trung tâm thị
trấn; 33 kênh trục và cấp 1 dài 720 km; 304 kênh cấp 2 dài 1.616 km, 753 kênh cấp 3 vượt cấp dài 2.736 km và 3.141 kênh cấp 3, kênh nội đồng dài 3.402 km; xây dựng 30 trạm bơm điện (đưa vào hoạt động 14 trạm bơm điện, đang duy tu, sửa chữa 06 trạm,
chưa sử dụng 10 trạm); xây dựng được 210 ơ thủy lợi khép kín, diện tích mỗi ơ 30-70 ha.
- Nhìn chung hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành kênh trục, kênh cấp 1 và kênh cấp 2 đối với Tiểu vùng giữ ngọt ổn định và Tiểu vùng CĐSX phía Bắc QL1A, riêng đối với vùng phía Nam QL1A thì cịn hạn chế; các cơng trình thủy nơng nội đồng mới đáp ứng khoảng 80 - 85 % đối với Tiểu vùng giữ ngọt ổn định, khoảng 75 - 80% đối với Tiểu vùng CĐSX và khoảng 70-75 % đối với vùng Nam QL1A. Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5% ”.
- Các dự án phòng chống thiên tai đã được đầu tư xây dựng như: Hệ thống cảnh báo thiên tai; Hệ thống cơng trình phân ranh mặn, ngọt tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu; Dự án khôi phục và nâng cấp đê biển Bạc Liêu; Dự án kè chống sạt lở cửa biển Gành Hào; Dự án kè chống sạt lở khu vực cửa biển Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu; Tiểu dự án đê biển từ kênh Huyện Kệ đến Nhà Mồ; Dự án xây dựng hệ thống cơng trình ngăn triều, chống ngập cho thành phố Bạc Liêu và vùng lận cận; các dự án gây bồi tạo bãi, trồng rừng phòng hộ ven biển,.... đã góp phần chống xói lở và xâm thực bờ biển, gây tạo bãi để khoanh ni phát triển rừng phịng hộ ven biển; ngăn triều chống ngập bảo vệ sản xuất và đời sống người dân.
c) Về khả năng phục vụ nuôi trồng thủy sản của hệ thống thủy lợi:
- Về khả năng tiêu nước (tiêu úng, xổ phèn): Đảm bảo tiêu 100% diện tích tự nhiên, chủ yếu là tiêu theo triều.
- Về khả năng cấp nước: Nguồn nước mặn dồi dào, phong phú cho cả 02 vùng Nam và Bắc QL1A; nhưng khả năng cấp nước ngọt còn hạn chế vào thời kỳ cao điểm mùa khô, nhất là ở vùng phía Nam QL1A.
- Về khả năng ngăn mặn, giữ ngọt: Cơ bản đảm bảo cho SXNN ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định vào mùa mưa, nhưng khả năng ngăn mặn, giữ ngọt còn hạn chế vào thời kỳ cao điểm mùa khơ.
d) Các hạn chế chính của hệ thống cơng trình thủy lợi:
- Hệ thống thủy lợi của tỉnh được quy hoạch trước đây thiên về phục vụ SXNN, do đó khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang NTTS, hệ thống thủy lợi đã bộc lộ các hạn chế như:
+ Do biển Đông và biển Tây đều là nguồn cấp nước và nhận nước thoát, nên hệ thống thủy lợi hiện nay là hệ thống cấp - thốt kết hợp, khơng thể tách riêng hệ thống kênh cấp và hệ thống kênh thoát để phục vụ các khu vực NTTS.
+ Hệ thống cống ngăn mặn từ cống Giá Rai đến cống Láng Trâm trước đây chỉ làm nhiệm vụ ngăn mặn và tiêu úng cho vùng phía Bắc QL1A, nhưng từ khi CĐSX đến nay các cơng trình này có thêm nhiệm vụ cấp nước mặn cho vùng CĐSX, phần lớn các cống dọc QL1A hiện nay đều đã bị xuống cấp và hư hỏng cửa van, cửa van có cao trình thấp nên khó khăn cho q trình điều tiết nước mặn và ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng phía Bắc QL1A của tỉnh. Do đó, cần phải được đánh giá lại nhiệm vụ và xem xét lại quy mơ cơng trình cho phù hợp, thích ứng với biển đổi khí hậu, nước biển dâng.
+ Hệ thống kênh cấp 3 và nội đồng hiện nay chưa hoàn thiện (chỉ đạt 70- 85% so
quy hoạch), chưa đồng bộ với hệ thống kênh cấp 1 và cấp 2; hệ thống đê biển, đê cửa
sông đảm bảo mức tối thiểu chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%; do ở gần biển nên hệ thống kênh mương bị bồi lắng nhanh, nhất là ở khu vực phía Nam QL1A cứ 2-3 năm phải nạo vét một lần; hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển tăng so với các năm trước đây, địi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư xây dựng hàng năm; khả năng đầu tư của tỉnh không theo kịp tốc độ xuống cấp của hệ thống cơng trình thủy lợi.
+ Hệ thống đập phân ranh mặn, ngọt hiện nay đã được đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thành đưa vào sử dụng; riêng khu vực Tam giác Ninh Quới hiện cịn 3 cửa kênh (Sóc Sải,
Ơng Điệu và Ơng Giới) chưa được khép kín, nước mặn từ biển Tây (do BĐKH) đã xâm nhập
vào khu vực này (độ mặn tới 8-10%0) gây ảnh hưởng xấu đến SXNN; một số cống dọc QL1A và Đông Nàng Rền (Giá Rai, Hộ Phịng, Nọc Nạng, Sư Son, Ấp Dơn, Cái Tràm,
Nước Mặn, Cả Vĩnh) bị xuống cấp, hư hỏng nặng, khơng phù hợp với nhiệm vụ cơng trình
hiện nay; khi trục kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thực hiện chức năng điều tiết nước mặn phục vụ NTTS, thì vẫn chưa có trục kênh dẫn ngọt nào khác thay thế để đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho Tiểu vùng giữ ngọt ổn định; các cơng trình, dự án thích ứng với BĐKH tiến độ đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai.
- Công tác điều tiết nước mặn vào Tiểu vùng CĐSX để phục vụ NTTS được tiến hành qua 16 năm (2001-2016) đã bộc lộ một số hạn chế như: Hệ thống cơng trình kênh cấp, thốt nước xuống cấp (bồi lắng); việc điều tiết nước còn phụ thuộc vào thời tiết từng năm; khu vực điều tiết nước cịn hở (phía tỉnh Cà Mau và Kiên Giang); thực trạng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa – tơm (chưa có hệ thống cống điều tiết) và cơng trình Cống (kết hợp
âu thuyền) Ninh Quới chưa được đầu tư xây dựng; các tỉnh trong khu vực Bán đảo Cà Mau
chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc đóng, mở cống phục vụ sản xuất, nên việc điều tiết nước còn nhiều hạn chế, dẫn đến mặn xâm nhập qua ranh 2 tỉnh Bạc Liêu – Sóc Trăng vào thời kỳ cao điểm mùa khơ và xâm nhập vào vùng SXNN của tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
1.2.3.2. Hệ thống giao thông a) Giao thông bộ:
Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư phát triển với 4.122,32 km đường bộ các loại (QL, ĐT, ĐH, đường nơng thơn và nội ơ đơ
thị), trong đó có 3.076,39 km đường kiên cố và 1.059,84 km đường đất; hiện có 38/49 xã
có đường ơ tơ đến trung tâm các xã (đạt 77,55% số xã), 13/49 xã đạt tiêu chí giao thơng nơng thơn theo Bộ tiêu chí quốc gia.
Nhìn chung hệ thống giao thơng bộ đã phần nào đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa phục vụ NTTS. Tuy nhiên, trên tuyến QL1A hiện có nhiều đoạn nằm dọc theo kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau (đi qua huyện Hịa Bình và thị xã Giá Rai) thường xuyên bị ngập do triều cường dâng cao, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh; giao thông bộ tại một số khu nuôi thâm canh cịn đang trong q trình đầu tư; một số nơi bị hư hỏng cần sửa chữa và cần đầu tư cho một số xã có đường giao thông bộ hạn chế.
b) Giao thông thủy:
- Giao thơng thủy của tỉnh có tuyến sơng Xẻo Chít (rộng từ 80-100 m, chiều sâu
từ từ -4 đến -7m), trải dài trên 50 km trên ranh giới tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh Hậu Giang,
Kiên Giang và Cà Mau; sông Gành Hào dài 19 km (rộng từ 100-500 m, chiều sâu từ -5
đến -20 m), trải trên ranh giới tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cà Mau; 2 tuyến kênh trục chính (kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau) và 31 kênh cấp 1,
dài 720 km, bề rộng từ 30 - 50 m, độ sâu trung bình từ - 3 đến -3,5 m, các sông, kênh rạch được liên kết với nhau, đảm bảo cho tàu thuyền có tải trọng dưới 300 tấn có thể đi lại thuận tiện, riêng sơng Hộ Phịng - Gành Hào có thể lưu thơng tàu 1.000 tấn.
- Tồn tỉnh có 28 cảng sơng, bến hàng hóa và bến tàu khách do địa phương quản lý, rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân trong các vùng.
1.2.3.3. Cấp điện phục vụ sản xuất thủy sản
Cho tới nay, hệ thống đường dây trung thế, hạ thế và dung lượng của các trạm biến áp trên địa bàn tỉnh về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp điện cho sinh hoạt, cho công nghiệp và dịch vụ, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu điện cho NTTS; hầu hết các hộ nuôi tôm TC&BTC đều phải sử dụng máy nổ để bơm nước và sục khí, do thiếu đường dây trung thế từ trục chính tới vùng nuôi, mức độ ổn định trong cung cấp điện khơng cao, chưa có chính sách hỗ trợ giá điện cho NTTS.
Nguồn cung cấp điện cho Bạc Liêu chủ yếu là điện lưới quốc gia, việc phát triển các nguồn điện khác (khí sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…) cịn hạn chế.
1.2.3.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội a) Thuận lợi:
Kinh tế của tỉnh 05 năm qua (2011-2015) tốc độ tăng trưởng không cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét; nhưng trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có chuyển dịch tích cực (giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản và ổn
định tỷ trọng lâm nghiệp); hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản phát triển khá mạnh,
là động lực thúc đẩy hoạt động NT, KTTHS theo hướng hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu có quy mơ lớn, chất lượng cao.
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, nên có nhiều ưu tiên trong đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng, KH&CN,...
Bạc Liêu có nguồn nhân lực dồi dào; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, đây là một nguồn lực cần thiết cho phát triển thủy sản theo hướng ứng dụng cơng nghệ cao, địi hỏi người lao động có trình độ và tay nghề cao.
Trung ương đã chấp nhận đưa 3 tuyến đường Gành Hào – Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền, Hộ Phịng – Chủ Chí – Chợ Hội, Cầu Sập – Ninh Quới – Ngan Dừa – Quốc lộ 63 thành tuyến nhánh nối vào đường Hồ Chí Minh; đưa cảng Gành Hào vào quy hoạch cảng biển Việt Nam; đưa 8 dự án giao thông của tỉnh vào dự án phát triển giao thông ĐBSCL đến năm 2020 (gồm các tuyến đường: Hộ Phòng - Gành Hào; Cao Văn
Lầu; Bờ Tây kênh Láng Trâm, cầu Bạc Liêu 2 đến đê Biển Bạc Liêu; vành đai ngoài của thành phố Bạc Liêu; xây dựng Cầu Bạc Liêu 4 và tuyến đường từ cầu Bạc Liêu 4 đến đê biển Đơng; cầu Xóm Lung và tuyến đường Xóm Lung - Cái Cùng; cầu Hiệp Thành); chuẩn bị khởi công cầu Xẻo Vẹt nối hai tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang. Việc triển
khai thực hiện các dự án này sẽ góp phần hồn thiện mạng lưới giao thơng vận tải của tỉnh, kết nối được với mạng lưới giao thông của vùng ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
b) Khó khăn:
Xuất khẩu thủy sản của tỉnh 05 năm qua đã xuất hiện nhiều trở ngại do các nước nhập khẩu thủy sản ngày càng thắt chặt hơn về các rào cản kinh tế (thuế quan) và kỹ thuật (VSATTP); xuất khẩu khó khăn cùng với điều kiện mơi trường đất, nước ngày càng ô nhiễm, diễn biến dịch bệnh phức tạp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động NTTS.
Đa số hộ nuôi tôm phải dùng máy nổ để bơm nước, sục khí nên chi phí cao hơn nếu dùng điện, làm cho giá thành sản xuất tôm tăng lên, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống hạ tầng phục vụ thủy sản cịn lạc hậu, khó thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào NT, KT, CB THS.
Tỉnh đã có quy hoạch các khu, cụm cơng nghiệp nhưng cơng tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm, chưa tạo được điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư và di dời các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến vào khu, cụm cơng nghiệp tập trung, có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đúng quy cách (hiện nay các nhà máy chế biến
đang phân bố xen lẫn khu dân cư, nội ô; một số nhà máy đang có dấu hiệu gây ơ nhiễm mơi trường).
Phần II
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015