Dự báo NBD ở Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 98 - 99)

1.2.2 .Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

4.3. Thực trạng BĐKH và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, NBD trên địa bàn

4.3.3. Dự báo NBD ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là một trong những địa phương ở ĐBSCL có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, do nằm tiếp giáp với biển Đơng và có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, địa hình nói chung khá thấp (cao độ phổ biến từ 0,2 - 1,3 m so với mực nước biển) nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi NBD:

+ Khi mực NBD dưới 30 cm, chưa có sự tác động lớn đến sản xuất.

+ Khi mực NBD 30 cm thì có khoảng 20.000 ha bị ngập từ 10 cm trở lên (chiếm

7,49% DTTN), tập trung ở khu vực trũng của tỉnh.

+ Khi mực NBD 50 cm thì có khoảng 145.000 ha bị ngập từ 10 cm trở lên (chiếm 54,33% DTTN) tập trung ở khu vực thấp, trũng của tỉnh.

+ Khi mực NBD 75 cm thì có khoảng 195.000 ha bị ngập (chiếm 73,06% DTTN), trong đó diện tích bị ngập 10 – 20 cm khoảng 30.000 ha (chiếm 11,24% DTTN), diện tích bị ngập từ 21 - 35 cm khoảng 50.000 ha (chiếm 18,73% DTTN), diện tích ngập từ 36 cm trở lên khoảng 115.000 ha (chiếm 43,09% DTTN) tập trung chủ yếu ở các khu vực thấp trũng của huyện Đông Hải, Phước Long và thị xã Giá Rai.

+ Khi mực NBD 100 cm thì có khoảng 243.000 ha (chiếm 91,05% DTTN), trong đó diện tích bị ngập 20 – 30 cm khoảng 60.000 ha (chiếm 22,48% DTTN), diện tích bị ngập từ 31- 60 cm khoảng 68.000 ha (chiếm 25,48% DTTN), diện tích ngập sâu từ 61 cm trở lên khoảng 115.000 ha (chiếm 43,09% DTTN).

- Kịch bản chỉ mang tính dự báo, nhưng những điều đã, đang diễn ra cho thấy những dự báo hồn tồn có thể xảy ra trong tương lai và mức độ có thể cịn nguy hiểm hơn. Do đó, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp (cơng trình và phi cơng trình) để ứng phó có hiệu quả với BĐKH. Về quản lý cần rà soát, bổ sung và hồn thiện hệ thống chính sách để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tồn xã hội về bảo vệ mơi trường và ứng phó với BĐKH.

- BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy, hải sản, tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, vệ sinh môi trường; gây ra hiện tượng sạt lở, làm hư hại đường sá, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hóa và phương tiện đi lại, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của Nhân dân và GRDP toàn tỉnh. Nhiệt độ, độ mặn gia tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống thủy sinh theo hướng thu hẹp do điều kiện sống thích nghi bị thay đổi, giảm sản lượng một số loài do di chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu hơn, làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu,... Những ảnh hưởng này cùng với q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa sẽ đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với tỉnh Bạc Liêu trong q trình phát triển.

* Tóm lại, biểu hiện của BĐKH ở vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng trong những năm gần đây diễn ra theo hướng: Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng; lượng mưa, ẩm độ và số giờ nắng giảm; một số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với cường độ, tần suất và mức độ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống có phần cao hơn so với thời gian trước đây; kể từ năm 1997 đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã xảy ra tổng cộng 1.006 hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm: Chịu ảnh hưởng của 151 cơn bão và 136 cơn áp thấp nhiệt đới trên biển Đơng (trong đó cơn Bão số 5 năm 1997 ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bạc Liêu), sạt lở đất 78 lần, lốc xoáy 522 lần, sét đánh 98 lần và các hiện tượng khác (ngập úng, hạn hán,

xâm nhập mặn, mưa lớn,...) 21 lần; đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản (nhà sập, tốc mái 32.722 căn, số người chết, mất tích, bị thương 752 người;tổng thiệt hại ước tính 6.721 tỷ đồng, bình qn 353,73 tỷ đồng/năm)). Do bị ảnh hưởng của El Nino từ cuối năm 2014 đến

giữa tháng 5/2016, tổng giá trị thiệt hại cho sản xuất lúa và NTTS ước tính 615 tỷ đổng.

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w