Diện tích các loại đất tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 25)

Số TT Tên đất Ký hiệu Diện tích(ha) Tỉ lệ(%) I Bãi cát, cồn cát và đất cát biển 450 0,17 1 Đất cát giồng Cz 450 II Đất mặn 91.792 34,39 2 Đất mặn sú vẹt, đước Mm 4.236 3 Đất mặn nhiều Mn 8.355 4 Đất mặn trung bình M 34.410 5 Đất mặn ít Mi 44.791 III Đất phèn 118.008 44,21 Đất phèn tiềm tàng 24.906 9,33

6 Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn Sp1Mm 1.623 7 Đất phèn tiềm tàng nông, mặn nặng Sp1Mn 1.990 8 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn nặng Sp2Mn 3.093 9 Đất phèn tiềm tàng nơng, mặn trung bình Sp1M 2.382 10 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn trung bình Sp2M 5.046 11 Đất phèn tiềm tàng nơng, mặn ít Sp1Mi 3.996 12 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn ít Sp2Mi 6.463 13 Đất phèn tiềm tàng nông Sp1 313

Đất phèn hoạt động 52.877 19,81

14 Đất phèn hoạt động nông, trên nền phèn tiềm tàng, mặn trung bình Sj1pM 1.343 15 Đất phèn hoạt động nơng, trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít Sj1pMi 18.561 16 Đất phèn hoạt động nơng, mặn ít Sj1Mi 2.320 17 Đất phèn hoạt động sâu, mặn TB Sj2M 8.912 18 Đất phèn hoạt động sâu, mặn ít Sj2Mi 19.895 19 Đất phèn hoạt động nông Sj1 362 20 Đất phèn hoạt động sâu Sj2 1.484

Đất phèn hoạt động bị thủy phân 40.225 15,07

21 Đất phèn hoạt động bị thủy phân nông, mặn trung bình Srj1M 1.008 22 Đất phèn hoạt động bị thủy phân nơng, mặn ít Srj1Mi 2.316 23 Đất phèn HĐ bị thủy phân nơng, trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít Srj1pMi 3.546 24 Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu, trên nền phèn tàng, mặn TB Srj2pM 1.357 25 Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu, mặn trung bình Srj2M 5.446 26 Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu, mặn ít Srj2Mi 24.941 27 Đất phèn hoạt động bị thủy phân nông Srj1 359 28 Đất phèn hoạt động bị thủy phân sâu Srj2 1.252

IV Đất phù sa 7.601 2,85 29 Đất phù sa glây Pg 6.170 30 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 1.431 V Đất lập liếp 22.625 8,48 31 Đất liếp N 22.625 VI Sông, kênh rạch 6.396 2,40 VII Nhóm đất chưa sử dụng 20.028 7,50 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 266.900 100,00

b) Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất NLDN&TS. Trong đó, nước ngọt đưa từ sơng Hậu về có vị trí quan trọng trong thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng khu vực phía Bắc QL1A. Tuy nhiên, do cách xa sông Hậu và độ dốc thủy lực giữa hai đầu nước khá nhỏ, đặc biệt là về mùa khơ nên dịng chảy ngọt trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp có lưu lượng thấp. Nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đơng và một phần triều biển Tây, có nhiều kênh rạch lớn ăn thông ra biển nên nguồn nước mặn của tỉnh phong phú. Đây là ưu thế của một tỉnh duyên hải trong phát triển NTTS.

- Nguồn nước dưới đất: Theo kết quả điều tra, đánh giá chất lượng và trữ lượng, dự báo khả năng sử dụng nước ngầm tỉnh Bạc Liêu năm 2006 của Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam và Quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Đồn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 806 tháng 3/2013, thì đặc trưng địa chất thủy văn của tỉnh Bạc Liêu có 6 tầng chứa nước, cụ thể như sau:

(1) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen trên (qp3) phân bố rộng trên phần lớn diện tích của tỉnh, khơng lộ ra trên mặt mà bị thể địa chất rất nghèo nước tuổi Pleistocen trên (Q13) phủ trực tiếp lên trên, khả năng chứa nước từ kém đến trung bình,

chất lượng nước xấu, khơng thể sử dụng nước sinh hoạt cho Nhân dân trong tỉnh.

(2) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen giữa - trên (qp2-3): Chất lượng nước dưới đất đạt yêu cầu, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống và thực tế đang là tầng chứa nước được khai thác nhiều nhất. Tuy nhiên, ở một số vị trí cịn có nồng độ các chỉ tiêu cao hơn gới hạn cho phép cần phải xử lý trước khi sử dụng.

(3) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới (qp1) có diện phân bố rộng trên khắp diện tích của tỉnh, phần lớn diện tích phân bố là nước nhạt, chất lượng nước dưới đất có thể sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, một số khu vực cần phải xử lý khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. Hiện nay, số lượng cơng trình khai thác nước ngầm của tầng này cịn ít, chủ yếu là các giếng khai thác nước tập trung. Đây là tầng chứa nước có triển vọng nhất của tỉnh Bạc Liêu.

(4) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pliocen giữa (n22) có diện phân bố khá rộng, khu nước nhạt chiếm phần lớn diện tích của tỉnh. Hiện nay, tầng chứa nước này hầu như chưa được khai thác. Trong tương lai tầng chứa nước này cũng là một tầng chứa nước triển vọng để khai thác nước phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất của tỉnh Bạc Liêu. Ở khu vực thành phố Bạc Liêu, cần tránh khai thác gần biên mặn có thể làm tăng tốc độ xâm nhập mặn của tầng chứa nước.

(5) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pliocen dưới (n21) có diện phân bố khá rộng, khu vực chứa nước nhạt chiếm phần lớn diện tích của vùng nghiên cứu. Do mức độ khai thác của tầng chứa nước này không nhiều nên số lượng mẫu thu thập được để đánh giá chỉ mang tính khu vực chứ khơng bao quát được cả tầng chứa nước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các mẫu lấy được trong khu vực chứa nước nhạt thì chất lượng nước của tầng này cũng khá tốt có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn uống của Nhân dân.

(6) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Miocen trên (n13) phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, không lộ ra trên mặt, bị thể địa chất rất nghèo nước hệ tầng Phụng Hiệp (N13ph) phủ lên trên. Cho đến nay chỉ có lỗ khoan Q59704Z nghiên cứu tầng chứa nước này, chiều sâu bắt gặp mái tầng từ 340 m và lỗ khoan kết thúc ở độ sâu 355 m, nhưng vẫn chưa khoan hết tầng chứa nước. Lỗ khoan LK82 bắt gặp tầng chứa nước ở độ sâu 353 m, nhưng chưa khoan hết tầng và cũng không đặt ống lọc nghiên cứu. Tại lỗ khoan Q59704Z cho thấy từ 340 - 345 m cát hạt mịn, khả năng chứa nước trung bình. Kết quả hút nước thí nghiệm cho thấy đây là tầng chứa nước có độ giàu trung bình, lưu lượng Q = 2,03 l/s, tỷ lưu lượng q = 0,064 l/sm, mực nước hạ thấp S = 31,94 m, mực nước tĩnh 0,40 m (nhưng do mới chỉ có 01 lỗ khoan nghiên cứu nên việc đánh giá khả năng chứa nước

và chất lượng nước của tầng này còn nhiều hạn chế). Về quan hệ thủy lực giữa tầng

Miocen trên (n13) với các tầng chứa nước phía trên chưa được nghiên cứu, theo tài liệu quan trắc cho thấy nước dao động theo mùa và bị ảnh hưởng của thủy triều, mực nước có xu hướng hạ dần xuống, tốc độ giảm trung bình 0,34 m/năm (giai đoạn 1995 - 2005).

- Trữ lượng, chất lượng nước dưới đất: Căn cứ vào mức độ và kết quả nghiên cứu, sản lượng khai thác đạt được và các qui phạm sử dụng phân cấp nước dưới đất hiện hành do Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam thực hiện năm 2006 và Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 806 tháng 3/2013 trong báo cáo Quy hoạch quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngầm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tiếp tục cho kết quả phân cấp trữ lượng khai thác nước dưới đất tỉnh Bạc Liêu như sau:

+ Trữ lượng khai thác cấp A+B là trữ lượng khai thác đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê chuẩn tại Quyết định số 56/QĐ-TNMT ngày 17/01/2005 với trữ lượng cấp A+B đạt 16.081 m3/ngày (Báo cáo đánh giá nguồn nước dưới đất vùng thành phố Bạc Liêu), đây là trữ lượng của 08 giếng khoan của Công ty TNHH MTV Cấp nước Bạc Liêu khai thác ở tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên (qp2-3); thời gian khai thác các giếng nước nói trên đã trên 10 -15 năm, song lưu lượng khai thác của các giếng khoan vẫn ổn định.

+ Trữ lượng khai thác cấp C1 (dựa trên kết quả khai thác sử dụng năm 2010) 264.053m3/ngày. Trữ lượng cấp C2 là trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất được tính tốn phương pháp cân bằng 1.573.792m3/ngày.

- Chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy các tầng chứa nước đều có khu phân bố nước nhạt; khu phân bố nước lợ; khu phân bố nước có tổng độ khống hố cao, trong đó có khu phân bố nước nhạt thuộc kiểu nước bicacbonat natri đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống, sản xuất của Nhân dân trong tỉnh.

- Tình hình tụt giảm mực nước ngầm của tỉnh: Kết quả nghiên cứu đo khảo sát mực nước tĩnh cho thấy sau 15 năm (1998-2012) mực nước tĩnh đã tụt thêm khoảng 6 - 7m, bình quân mỗi năm mực nước tĩnh hạ thấp 0,4-0,5 m vào mùa khô và khoảng 0,3 m vào mùa mưa (giữa mùa khô và mùa mưa mực nước tĩnh chênh lệch nhau khoảng 0,1m).

Hiện nay, nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của Nhân dân và sản xuất công nghiệp, một số hộ nông, ngư dân khai thác nước ngầm tưới cho rau, màu, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Về lâu dài, để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, cần hạn chế và đi đến nghiêm cấm việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và NTTS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

c) Tài nguyên thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản: - Tài nguyên thủy sinh vật:

+ Trong thủy vực trung tâm nội đồng có 245 lồi thực vật nổi (Phytoplankton), 49

loài động vật nổi (Zooplankton) và 47 loài động vật đáy (Zoobenthos). Mật độ thực vật nổi dao động từ 29.950 – 674.670 cá thể/lít, động vật nổi đạt 8.862 con/m3, động vật đáy dao động từ 3,448 – 25,821 g/m2.

+ Vùng ven biển bị xâm nhập mặn thường xuyên, thủy sinh vật làm thức ăn cho tơm, cá phong phú về thành phần lồi có 133 lồi thực vật nổi, 24 loài động vật nổi và 61 loài động vật đáy. Sinh lượng thực vật nổi trong nước đạt từ 172.000 – 221.000 cá thể/lít, động vật nổi từ 4.940 – 8.550 con/m3, động vật đáy từ 7,138 – 7,640 g/m2.

- Nguồn lợi thủy sản: Do nguồn nước trong nội đồng và ven biển có chất lượng

tương đối tốt, thủy sinh vật làm thức ăn cho tôm, cá khá phong phú, cho nên về thành phần lồi cá và tơm ở các thủy vực trong tỉnh Bạc Liêu cũng khá phong phú và đa dạng.

+ Nguồn lợi cá đồng chủ yếu là các lồi cá lóc, rơ, trê, lươn, sặc bổi ,…. Những năm gần đây, nguồn lợi cá đồng giảm nghiêm trọng cả về thành phần giống loài và sản lượng. Nguyên nhân chính là do khai thác bừa bãi, nguồn nước bị ô nhiễm do sử dụng hố chất trong nơng nghiệp, chất thải đơ thị, làng nghề, diện tích vùng ngọt hố bị thu hẹp.

+ Nguồn lợi hải sản trên biển: Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hải sản, trong giai đoạn 2011 – 2015 kết quả điều tra cho thấy có 1.081 lồi hải sản trên tồn vùng biển

(trong đó 881 lồi cá; 115 lồi giáp xác; 41 lồi động vật chân đầu và 44 lồi thuộc nhóm khác); các lồi có giá trị kinh tế cao chiếm ưu thế trong sản lượng các chuyến điều

tra ở vùng biển Tây Nam Bộ gồm có cá bạc má, cá ba thú, cá nục sồ, cá cơm, cá đù đầu to, cá phèn khoai, mực nang, mực ống, tôm đất, cá sịng gió và mực lá; hầu hết các lồi hải sản ở biển Việt Nam sinh sản rải rác quanh năm, tập trung vào mùa sinh sản chính từ tháng 3 – 5 và mùa phụ từ tháng 7 – 8 hàng năm; trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính trung bình trên tồn vùng biển là 4,36 triệu tấn (trong đó trữ lượng nguồn lợi ở vùng ven

bờ chiếm 12%, vùng lộng chiếm 19% và vùng khơi là 69%; về trữ lượng nhóm hải sản, nhóm cá nổi nhỏ chiếm 61%, có xu hướng giảm khơng đáng kể; nhóm cá nổi lớn chiếm 23% và có biến động theo chu kỳ El Nino và La Nina; nhóm hải sản tầng đáy chiếm 16% và có xu hướng giảm sút khá lớn); trữ lượng ở vùng biển Vịnh Bắc bộ chiếm 17%; vùng

biển Trung Bộ chiếm 20%; vùng biển Đông Nam bộ chiếm 26%; Tây Nam Bộ chiếm 13% (khoảng 0,57 triệu tấn) và vùng giữa biển Đông chiếm 24%.

+ Nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ của tỉnh Bạc Liêu chưa có số liệu thống kê

đầy đủ. Theo đánh giá của các nhà khoa học và nhà quản lý cho thấy sản lượng thủy sản khai thác đã vượt mức khai thác cho phép từ năm 1991 cho đến nay và sức ép khai thác ở vùng ven bờ vẫn ngày càng gia tăng vì số lượng tàu nhỏ tăng không ngừng, dẫn đến nguồn lợi hải sản bị khai thác quá mức và suy giảm nghiêm trọng. Việc sử dụng ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại vẫn tiếp diễn và ngày càng phức tạp, dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng nguồn lợi ven bờ. Số lao động tham gia vào lĩnh vực khai thác thủy sản ven bờ gia tăng, làm cho nguy cơ hủy diệt nguồn lợi vùng ven bờ ngày càng nghiêm trọng. Nguồn lợi từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ một vài năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều trên vùng bãi bồi ven biển tỉnh Bạc Liêu, chủ yếu là nghêu, sò giống; tỉnh Bạc Liêu thành lập các HTX để quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi và cải thiện đời sống cho người dân nghèo ven biển.

1.1.6. Diễn biến chất lượng môi trường ảnh hưởng đến SX và PTTSa) Chất lượng môi trường nước mặt: a) Chất lượng môi trường nước mặt:

- Chất lượng mơi trường nước mặt vùng phía Nam QL1A:

Dựa trên các kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước mặt nội địa vùng phía Nam QL1A giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy một số chỉ tiêu có xu hướng tốt lên, nhiều chỉ tiêu đạt quy chuẩn cho phép (theo QCVN 08:2008/BTNMT). Nhưng cũng có lúc, có nơi đã

cho thấy dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng, hầu hết các điểm quan trắc có hàm lượng TSS và NO3- vượt quy chuẩn cho phép (theo QCVN 08:2008/BTNMT), hàm lượng TSS cao làm ánh sáng truyền vào trong nước giảm, gia tăng nhiệt độ bề mặt, phù sa lơ lửng cũng có thể làm tắt nghẽn mang cá, làm giảm tốc độ tăng tăng trưởng, sức đề kháng và ngăn chặn trứng, ấu trùng phát triển. Hàm lượng NO3- trong nước quá cao làm cho tảo nở hoa dẫn đến biến động các yếu tố (pH, độ kiềm, O2 và CO2), khi tơm tiếp xúc với nước có nồng độ NO3- cao trong thời gian dài sẽ bị cụt râu, mang bất thường và gan tụy bị tổn thương.

Hàm lượng COD và BOD5 cũng vượt quy chuẩn cho phép (theo QCVN

08:2008/BTNMT) tại hơn 6/8 điểm lấy mẫu (tháng 12/2015), hàm lượng COD càng cao thì

nước càng giàu các hợp chất hữu cơ, nghĩa là càng bẩn và làm oxy hòa tan giảm. Hàm lượng sắt tổng cũng vượt quy chuẩn tại 1 số điểm như Cửa Nhà Mát, Vĩnh Trạch Đơng –Tp Bạc Liêu, Cầu Hộ Phịng - Giá Rai (nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu), trong ao nuôi tôm hàm lượng Fe cao hơn 1 mg/L thì tơm sẽ bị chết, nếu hàm lượng Fe cao hơn ngưỡng 0,3 mg/L thì sẽ ảnh hưởng đến q trình hơ hấp, do dạng keo của Fe(OH)2 bám vào trong mang vật nuôi và ngăn cản sự trao đổi oxy giữa môi trường và cơ thể.

Bảng 1.2: Các thông số môi trường nước giám sát ở khu vực Nam QL1A (Huyện Đơng Hải, Hồ Bình, Vĩnh Lợi và thành phố Bạc Liêu)

Năm Vị trí thu mẫu ĐộpH DOmg/L BOD5mg/L CODmg/L Femg/L NH4+mg/L NO3-mg/L TSSmg/L MPN/100 mlColiform 2015 Cửa Nhà Mát, TPBạc liêu 7,46 4,30 6,00 10,00 3,17 1,40 5,05 1.100 2.100 2015 Cống Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi 7,63 5,50 55,00 84,00 0,30 0,24 0,40 10 2.300 2015 Cống Cái Cùng, huyện Hồ Bình 7,40 4,40 10,00 17,00 0,39 0,75 12,40 680 13 2015 Cửa Gành Hào, huyện Đông Hải 7,41 6,70 34,00 52,00 0,39 0,69 1,50 750 16 2014 Cửa Nhà Mát,TP Bạc Liêu 7,02 4,90 13,00 29,00 0,99 0,12 1,63 34 14.100 2014 Cống Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi 7,51 6,40 8,00 17,00 3,24 0,18 1,77 36 2.800

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w