Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 143)

1.2.2 .Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

5.2. Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

5.2.2.5. Quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Để bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần phát triển bền vững nghề cá, trong giai đoạn 2016 – 2020 tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

+ Điều tra nguồn lợi: Đối với nguồn lợi hải sản vùng biển xa bờ, ưu tiên điều tra nguồn lợi một số nhóm khai thác chủ lực, có giá trị kinh tế, có sản lượng lớn; đồng thời điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản ven biển, khả năng cho phép khai thác bền vững, ưu tiên điều tra khu vực tập trung các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản; điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng nội địa, ưu tiên điều tra các lưu vực sơng, rạch có các giống lồi thủy sản đặc hữu, đa dạng sinh học cao; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý và dự báo.

+ Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi thủy sản: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm, kịp thời các hoạt động vi phạm pháp luật về KTTS, đặc biệt là các hoạt động khai thác mang tính chất hủy diệt (xung điện, chất nổ, chất độc,…), sử dụng các ngư cụ cấm khai thác; trên cơ sở điều tra nguồn lợi, điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề KTTS, đảm bảo phù hợp với khả năng khai thác cho phép theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác thiếu chọn lọc, KTTS còn non ở vùng ven bờ; phát huy vai trò của cộng đồng ngư dân để tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể, đồng thời gắn với trách nhiệm cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các lồi thủy sản ven bờ và xây dựng nơng thôn mới.

+ Bảo tồn nguồn lợi thủy sản: Thành lập và đưa vào hoạt động khu bảo tồn nghêu bố mẹ tại các vùng bãi bồi ven biển của tỉnh, nhằm phát triển bền vững nguồn lợi nghêu giống; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung danh mục các khu bảo tồn vùng nước nội địa.

+ Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái: Chọn ngày 01/4 và ngày 05/6 hàng năm là các ngày thả giống loài thủy sản bổ sung vào một số thủy vực tự nhiên và môi trường biển nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh; phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn khu vực có điều kiện và vị trí quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Thực hiện phân vùng ngư trường, phân tuyến hoạt động khai thác hải sản theo đúng quy định tại Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ.

+ Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 06/3/2013 của UBND tỉnh Về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2013-2017; Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBND tỉnh Về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Giai đoạn sau năm 2020, lập kế hoạch hàng năm cho công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w