Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 60)

1.2.2 .Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

2.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

2.2.4. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi) phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh (các Đồn Biên phịng trên địa bàn tỉnh), các Sở, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Bạc Liêu (Phịng Nơng

nghiệp & PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố, thị xã); mỗi năm tổ chức tập huấn

hàng chục lớp (300 người/năm) và hàng chục phóng sự tuyên truyền, quán triệt các quy định của Luật Thủy sản Việt Nam; Luật Thủy sản một số nước Đông Nam Á; Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982; về vùng, tuyến khai thác; về việc cấp Giấy phép KTTS, ngành, nghề KTTS; về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để KTTS; về danh mục khu vực cấm KTTS có thời hạn trong năm ở vùng biển ven bờ tỉnh Bạc Liêu và cả nước, một số giải pháp BV&PTNLTS, bảo vệ môi trường sinh thái; cấp phát hàng trăm cuốn sổ tay đi biển, hàng nghìn tờ rơi, áp phích về ngư trường khai thác, dựng nhiều pano tuyên truyền về KT& BVNLTS; giai đoạn 2011 - 2015 thả 25 triệu con tôm sú giống, cua giống ra biển nhân Ngày truyền thống Ngành Thủy sản và Lễ Nghinh Ơng và thả 200 nghìn con cá giống các loại vào kênh rạch khu vực ngọt hóa của tỉnh nhân ngày Mơi trường Thế giới; tiếp nhận và thả về biển 01 con cá ơng sư (Neophocaena phocaenoides), 03 cá thể Vích biển (Chelonia mydas) và 02 cá thể rùa biển.

Hoạt động BV&PTNLTS, quản lý nghề cá trên địa bàn tỉnh ln được các cấp chính quyền, các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan đặc biệt quan tâm, đặc biệt là công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, phát hiện xử lý các vi phạm trong lĩnh vực KT & BVNLTS (giai đoạn 2011-

2015 tịch thu 314 trường hợp dùng xung điện bắt cá, xử phạt hàng trăm triệu đồng);

thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giải tỏa nhiều lượt đối với các hàng đáy, nị, đó, vó, lú trái phép làm cản trở dịng chảy trên các kênh, rạch nội đồng, các tuyến kênh thông ra biển và vùng bãi bồi ven biển của tỉnh.

Nhìn chung nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đại bộ phận Nhân dân, nhất là ngư dân được nâng lên, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bạc Liêu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w