1.2.2 .Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
2.3. Chế biến và tiêu thụ thủy sản
2.3.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản
Giai đoạn 2011-2015, nguồn nguyên liệu tôm trên địa bàn tỉnh về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tôm đông lạnh trên địa bàn tỉnh, nhưng do cơ cấu mùa vụ NTTS của tỉnh và các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL mở rộng mạng lưới mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh để chế biến, xuất khẩu, nên các nhà máy chế biến trong tỉnh thường không mua đủ nguồn nguyên liệu để chế biến, nhất là vào thời điểm các tháng đầu năm mới bước vào mùa vụ nuôi, trong khi sản lượng tôm khai thác biển không lớn, nên phải mua nguyên liệu từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, thậm chí có nhà máy phải nhập khẩu tơm nguyên liệu để chế biến (năm 2015, Việt Nam nhập khẩu
tôm từ 37 nước, đạt 426 triệu USD) hoặc sản xuất cầm chừng cho đến thời vụ thu hoạch
tôm. Về sản lượng khai thác biển mức độ chế biến công nghiệp khơng đáng kể (tồn tỉnh chỉ
có 01 nhà máy chế biến chả cá), chủ yếu tiêu thụ dưới dạng sơ chế, sản phẩm tươi sống và
một số sản phẩm khai thác được xuất khẩu vào thị trường châu Âu 400-500 tấn/năm. Bảng 2.9: Cơ cấu sử dụng nguyên liệu thủy sản tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2015
TT Danh mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 * Tổng sản lượng thủy sản tấn 241.044 253.477 259.428 270.885 283.896 298.500 - Tôm tấn 83.000 87.600 92.634 102.303 109.474 119.008 - Cá và TS khác tấn 158.044 165.877 166.794 168.582 174.422 179.492 1 Sản lượng nuôi trồng tấn 149.281 154.977 159.850 170.436 178.106 191.584 - Tôm tấn 69.096 72.400 77.107 87.303 94.920 104.532 - Cá và TS khác tấn 80.185 82.577 82.743 83.133 83.186 87.052
2 SL KT biển và nội địa tấn 91.763 98.500 99.578 100.449 105.790 106.916
- Tôm tấn 13.904 15.200 15.527 15.000 14.554 14.476 - Cá và TS khác tấn 77.859 83.300 84.051 85.449 91.236 92.440
3 Cơ cấu nguồn nguyên liệu tấn 241.044 253.477 259.428 270.885 283.896 298.500
- Cung cấp cho nhà máy chế biến trong tỉnh tấn 30.323 33.597 30.611 38.928 45.157 39.563
- Cung cấp cho nhà máy chế biến ngoài tỉnh và tiêu thụ
tươi sống tấn 210.721 219.880 228.817 231.957 238.739 258.937
4 Tỷ trọng % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Cung cấp cho nhà máy chế biến trong tỉnh % 12,58 13,25 11,80 14,37 15,91 13,25
- Cung cấp cho nhà máy chế biến ngoài tỉnh và tiêu thụ
tươi sống % 87,42 86,75 88,20 85,63 84,09 86,75
Năm 2015, nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong tỉnh 117.748 tấn
(chiếm 39,45% tổng sản lượng thủy sản), trong đó ngun liệu tơm 112.972 tấn, cá và
các loại thủy hải sản khác 4.776 tấn; sản lượng thủy sản cung cấp vào nhà máy chế biến trong tỉnh 39.563 tấn (chiếm 33,6% tổng nhu cầu nguyên liệu), sản lượng này chủ yếu là tôm nguyên liệu (chiếm 33,24% tổng sản lượng tơm tồn tỉnh); phần lớn nguyên liệu cá và thủy sản còn lại phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tươi sống của người dân tại các chợ và nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến ngoài tỉnh, một số sản phẩm khai thác được xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu thủy trên địa bàn tỉnh ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt, năm 2010 ngun liệu mua ngồi tỉnh chiếm 54,4% thì đến năm 2015 nguyên liệu mua ngoài tỉnh chiếm tới 66,4% tổng nhu cầu nguyên liệu chế biến.
TT Danh mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 I Tổng nhu cầu nguyên liệu Tấn 66.498 79.427 73.939 101.374 112.610 117.748 1 Nguồn nguyên liệu
- Trong tỉnh Tấn 30.323 33.597 30.611 38.928 45.157 39.563 - Ngoài tỉnh Tấn 36.175 45.829 43.328 62.447 67.454 78.185
2 Cơ cấu nguyên liệu Tấn
- Tôm Tấn 61.404 74.297 67.909 96.517 99.110 112.972
- Cá và thủy sản khác Tấn 5.094 5.130 6.030 4.857 13.500 4.776
II Cơ cấu nguồn nguyên liệu % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Trong tỉnh % 45,6 42,3 41,4 38,4 40,1 33,6
2.3.2. Năng lực, trình độ cơng nghệ chế biến thủy sản công nghiệpa) Năng lực chế biến thủy sản: a) Năng lực chế biến thủy sản:
Chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm 91,44 GTSX tồn ngành cơng nghiệp tỉnh năm 2015, luôn dẫn đầu trong việc xuất khẩu và thu ngoại tệ, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay tồn tỉnh có 21 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với 31 nhà máy có cơng suất thiết kế trên 80.000 tấn thành phẩm/năm (tăng 06 doanh nghiệp so với năm 2010), sản phẩm chế biến chủ yếu là các mặt hàng liên quan đến tôm, các mặt hàng chế biến khác chiếm sản lượng rất ít.
Năm 2015, tổng số lao động phục vụ trong các nhà máy chế biến đạt 7.312 người
(tăng khoảng 3.000 người so với năm 2010); trong đó lao động có trình độ từ trung cấp
trở lên chiếm khoảng 10%, cịn lại đa số lao động phổ thơng đã được qua đào tạo cơ bản các kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhu cầu lao động hiện nay của các doanh nghiệp vẫn chưa được đáp ứng đủ, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường và chế độ làm việc khắc nghiệt, sự dịch chuyển lao động sang các ngành khác đang diễn ra mạnh mẽ,… đây không chỉ là tình trạng của các doanh nghiệp trong tỉnh mà cịn là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp trong cùng ngành.
b) Trình độ cơng nghệ chế biến:
Theo kết quả “Đánh giá trình độ cơng nghệ của các ngành chủ lực trên địa bàn tỉnh
Bạc Liêu” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu thực hiện cho thấy đa số các doanh
nghiệp CBTS trên địa bàn tỉnh có trình độ cơng nghệ chế biến cịn ở mức trung bình, chỉ có một số doanh nghiệp được đánh giá ở mức độ tiên tiến như: Công ty Cổ phần thủy sản Minh Hải, Công ty TNHH CBXNK Trang Khanh, Công ty Cổ phần CBTSXK Âu Vững, Công ty TNHH thủy sản NIGICO,…với công nghệ được nhập khẩu từ các nước tiên tiến; trong những năm gần đây, ngoài việc phải đầu tư, nâng cấp và đổi mới thiết bị thì các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và áp dụng một số hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế như: HACCP, ISO, HALAL, BRC,…để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Nhìn chung, cơng nghệ chế biến đã từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất và xuất khẩu, nhưng khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao; để tiếp tục tồn tại và phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế thì các doanh nghiệp cần phải đầu tư trang thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, nhất là công nghệ chế biến các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng.
Bảng 2.10: Năng lực chế biến thủy sản công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015
TT Danh mục Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Số doanh nghiệp CBXK Nhà máy 15 19 18 17 17 21 2 Tổng công suất TK 1000 Tấn/năm 100 - 88,7 80 80 87 3 Hiệu suất sử dụng công suất % 32 - 42 65 70 70 4 Số lao động Người 3.358 3.897 7.881 6.595 8.064 7.312
(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, 2015)
2.3.3. Tăng trưởng kinh tế, cơ cấu sản lượng các mặt hàng thủy sản chế biến
Năm 2015, GTSX ngành công nghiệp chế biến đạt 12.572 tỷ đồng (chiếm 91,44
GTSX tồn ngành cơng nghiệp); sản lượng chế biến thủy sản đạt 61.051 tấn; tốc độ tăng
trưởng GTSX đạt 14,81% năm và tốc độ tăng trưởng sản lượng chế biến đạt 13,51%/năm
(giai đoạn 2011-2015).
Cơ cấu sản lượng các mặt hàng chế biến: Chế biến tôm chiếm ưu thế (chiếm
94,76% năm 2010 và 97,39% sản lượng thủy sản chế biến năm 2015) và có tốc độ tăng
trưởng khá đạt 14,13% /năm (giai đoạn 2011-2015); cá và thủy sản khác sản lượng chế biến không lớn (chiếm 5,24% năm 2010 và 2,61% sản lượng thủy sản chế biến năm
2015) và có tốc độ giảm nhẹ 1,28% /năm (giai đoạn 2011-2015).
Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 450 triệu USD và sản lượng thủy sản xuất khẩu 44.270 tấn năm 2015; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 21,13%/ năm và tốc độ tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 13,62%/năm (giai đoạn 2011-2015).
Tiêu thụ thủy sản trong nước những năm qua cũng có nhiều dấu hiệu khả quan, sản lượng thủy sản tiêu thụ tăng từ 9.020 tấn năm 2010 lên 16.781 tấn vào năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng 13,22%/năm (giai đoạn 2011-2015), sản lượng này chủ yếu được tiêu thụ tại một số thành phố lớn và một số điểm du lịch trong cả nước.
Bảng 2.11: Kết quả chế biến và tiêu thụ thủy, hải sản tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2015
TT Danh mục ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (%/năm)TTBQ
1 Sản lượng thủy sản chế biến Tấn 32.400 39.424 36.835 51.628 56.120 61.051 13,51
- Tôm Tấn 30.702 37.714 34.825 50.009 51.620 59.459 14,13
- Cá và TS khác Tấn 1.698 1.710 2.010 1.619 4.500 1.592 -1,28
2 Sản lượng thủy sản xuất khẩu Tấn 23.380 28.135 32.286 38.747 42.400 44.270 13,62
- Tôm Tấn 23.380 28.135 32.286 37.200 38.000 43.400 13,17
- Cá và TS khác 1.547 4.400 870
3 KNXK thủy sản Tr.USD 172,56 222,57 313,76 371,29 408,79 450,00 21,13
4 Tiêu thụ nội địa Tấn 9.020 11.289 4.549 12.881 13.720 16.781 13,22
- Tôm Tấn 7.322 9.579 2.539 12.809 13.620 16.059 17,01
- Cá và TS khác Tấn 1.698 1.710 2.010 72 100 722 -15,72
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2015 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bạc Liêu)
2.3.4. Cơ cấu thị trường tiêu thụ thủy sản
Thị trường xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua phát triển rộng khắp từ châu Mỹ, châu Âu, châu Á đến châu Phi và châu Đại Dương; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 474,23 triệu USD (tăng 207,23 triệu USD so với năm
2010), trong đó xuất khẩu trực tiếp 450 triệu USD (tăng 231 triệu USD so với năm 2010),
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản đơng lạnh; nhìn chung tình hình xuất khẩu vào các thị trường đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2015, trong đó:
- Khu vực châu Á trong những năm qua luôn chiếm một tỉ trọng lớn về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, khu vực này luôn chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu của tỉnh, trong đó:
+ Thị trường Nhật tuy tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011-2015 giảm 8,45% về sản lượng và 0,54% về giá trị, nhưng trong năm 2015 cũng tiêu thụ 5.181 tấn và giá trị đạt 46,8 triệu USD; về cơ bản thì đây là thị trường nhập khẩu tơm quan trọng nhất của nước ta trong khoảng 10 năm trở lại đây, trước đây mặt hàng tôm được miễn thuế qua thị trường này, nhưng hiện nay Nhật bắt đầu kiểm tra các chỉ tiêu Chloramphenicol, Oxytetracycline với 100% lô tôm từ các doanh nghiệp Việt Nam, điều này gây ra khá nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước.
+ Thị trường Trung Quốc hiện nay nổi lên như là nhà tiêu thụ thủy sản hàng đầu, trong những năm qua xuất khẩu thủy sản qua thị trường này chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2015 xuất qua thị trường này đạt xấp xỉ 7.000 tấn và thu lại 115,8 triệu USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 20,95%/năm; đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng và chưa đòi hỏi quá cao về VSATTP như các nước Nhật, Mỹ, EU; mặt khác đây là thị trường có rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa ẩm thực, cách chế biến,… đồng thời khoảng cách về vị trí địa lí cũng là một thuận lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, mặt hàng mà thị trường này tiêu thụ vẫn chủ yếu là nguyên liệu hoặc đã qua sơ chế, sản phẩm qua chế biến sâu chiếm tỉ trọng chưa cao.
+ Ngồi Nhật, Trung Quốc thì khu vực châu Á cịn có các thị trường khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái lan, khu vực Trung Đông,… cũng là những thị trường tiềm năng cần được doanh nghiệp quan tâm và khai thác triệt để.
- Khu vực châu Âu là khu vực thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai, với giá trị xuất khẩu chiếm từ 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh; thị trường chính của khu vực này chủ yếu là các nước: Anh, Hà Lan, Italia, Pháp, Tây Ban Nha,… riêng năm 2015 xuất qua Khối EU đạt 6.600 tấn thủy sản, thu về 55,7 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011-2015 đối với thị trường này đạt 12,59% về sản lượng và 17,63% về giá trị. Nhìn chung đây là thị trường cịn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các nước này liên tục đặt ra những rào cản thương mại nhằm giảm lượng hàng nhập khẩu từ các nước, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Thị trường châu Mỹ chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh; thị trường này vẫn chủ yếu là Mỹ, xuất khẩu thủy sản qua thị trường này có dấu hiệu tăng mạnh từ 28,8 triệu USD năm 2010 lên 109,6 triệu USD năm 2014 nhưng lại giảm chỉ còn 41,1 triệu USD năm 2015; thị trường này trong những năm qua chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức, đây cũng là thị trường mà mặt hàng tôm Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt từ Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ecuado,…đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu ln gặp khó khi liên tục bị áp thuế chống bán phá giá cũng như các rào cản thương mại khác.
- Thị trường châu Úc và châu Phi chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh Bạc Liêu, đây là những thị trường còn nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp trong tỉnh cần quan tâm phát triển đúng mức.
Bảng 2.12: Thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2015
TT Thị trường ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 (%/năm)TTBO
1 Nhật Tr.USD 48,1 56,2 111,2 57,3 43,9 46,8 Tấn 8.058 6.901 11.697 6.738 4.403 5.181 -8,45-0,54 2 Mỹ Tấn 3.389 6.290 3.505 5.911 9.396 3.201 -1,13 Tr.USD 28,8 50,4 42,5 69,0 109,6 41,1 7,42 3 EU Tấn 3.647 3.130 2.726 2.564 5.410 6.600 12,59 Tr.USD 24,7 26,3 28,4 23,0 60,0 55,7 17,63 4 Úc Tấn 2.222 2.085 504 522 755 159 -41,03 Tr.USD 12,8 15,7 5,4 6,0 8,6 2,0 -31,14 5 Trung Quốc Tấn - - 6.949 12.671 9.437 6.991 0,20 Tr.USD - - 65,5 131,3 95,6 115,8 20,95 6 Hàn Quốc Tấn 1.612 2.448 1.894 2.842 3.044 9.130 41,45 Tr.USD 7,3 20,8 13,8 19,1 34,1 41,7 41,68 7 Khác Tấn 10.236 7.280 5.012 7.499 6.301 13.009 4,91 Tr.USD 58,6 53,2 47,1 65,7 68,1 144,4 19,77 Tổng Tấn 29.165 28.135 32.286 38.747 38.747 44.270 8,70 Tr.USD 180,2 222,6 313,8 371,3 420,0 447,5 19,95
(Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu, 2015)
2.3.5. Tổ chức sản xuất trong chế biến và tiêu thụ thủy sản
Chế biến và xuất khẩu là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị sản xuất ngành thủy sản và thường được tổ chức ở cấp độ doanh nghiệp với nhiều loại hình như: Cơng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, cơng ty 100% vốn nước ngồi hoặc công ty cổ phần; chế biến thủy sản của tỉnh được tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết sản xuất nguyên liệu - chế biến - tiêu thụ; sản xuất nguyên liệu do nông, ngư dân làm ra và được các thương lái mua bán bằng hợp đồng, sau đó chuyển đến nhà máy chế biến tùy số lượng và chất lượng, sản lượng; mặt hàng chế biến thường được hợp đồng với khách hàng tiêu thụ về chủng loại, kích cỡ, cách thức chế biến, cách thức đóng gói,…
2.3.6 Cơ sở hạ tầng chế biến thủy sản
- Tỉnh Bạc Liêu quy hoạch có 3 Khu cơng nghiệp và 4 Cụm công nghiệp.
+ Khu công nghiệp Trà Kha, quy mô 65 ha, là KCN hỗn hợp đa ngành nghề, đã được đầu tư kết cấu hạ tầng cơ bản, tỷ lệ lấp đầy đạt 61% (có 9 dự án được cấp Giấy