Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 132)

VI. Kết cấu của Luận văn

2 B0 H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

3.2.6. Kiến nghị thực hiện các giải pháp

Thông tư 97/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 được ban hành hướng dẫn cơ chế tài chính đặc thù cho Cục Tần số vô tuyến điện. Tại Điều 1 Quy định chung của Thông tư đã thể hiện quan điểm của BTC trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, khuyến khích hoạt động theo mô hình cơ chế tài chính cho doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ và BTC đã mở ra một cơ hội lớn cho Cục Tần số cơ hội để lớn mạnh, tự khảng định mình trong điều kiện dịch vụ công đang được xã hội hoá. Mở ra cho Cục tần số một hướng đi

về cơ chế tài chính có tính ổn định và lâu dài sau một thời gian Cục loay hoay tìm hướng đi về cơ chế tài chính cho mình. Cho phép Cục mở rộng các hoạt động, tăng nguồn thu cho ngân sách. Chính vì các thay đổi liên tục về cơ chế và chức năng nhiệm vụ của Cục thì việc hoàn thiện HTKSNB có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng. Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức, viên chức Cục Tần số vô tuyến điện cần có những nhận thức đầy đủ ý nghĩa của công tác kiểm tra kiểm soát từ đó xây dựng một HTKSNB ngày càng vững mạnh hơn. Bên cạnh đó cần có những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô và cơ quan chủ quản cấp trên là BTTTT.

Về phía cơ quan chủ quản là BTTTT, sự ra đời của Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính của Cục không thể không nhắc đến sự ủng hộ mạnh mẽ của BTTTT trong việc giao cơ chế tự chủ cho Cục. Tuy nhiên trong công tác quản lý tài chính bên cạnh việc thực hiện cơ chế theo hướng dẫn tại thông tư 97/2009/TT-BTC nêu trên, công tác tài chính của Cục còn bị ràng buộc bởi các văn bản pháp quy khác như Luật Ngân sách, Pháp Lệnh phí lệ phí, các Luật thuế, Luật quản lý tài sản nhà nước...vv, thì việc BTTTT cần đẩy mạnh phân cấp về quản lý tài chính cho các đơn vị để các đơn vị có thể phát huy hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình. Phân cấp về quản lý đoàn ra đoàn vào hiện nay nếu được tự chủ sẽ giúp Cục tăng cường tính chủ động trong hợp tác quốc tế, phân cấp về các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sẽ giúp cán bộ Cục chủ động hơn trong việc nghiên cứu các cải tiến sáng kiến khoa học, phân cấp về sửa chữa lớn tài sản sẽ giúp cho Cục nhanh chóng đưa các thiết bị hỏng hóc vào phục vụ công tác chính trị mà không phải chờ đợi, phân cấp tổng thể cho Cục thực hiện các dự án nhóm B trở xuống và thực hiện báo cáo quyết toán theo đúng các trình tự, thủ tục đầu tư nhà nước quy định. Phân cấp mạnh không phải làm cho Bộ mất kiểm soát công tác tài chính

tại đơn vị mà giúp tăng tính chủ động, trách nhiệm cho Cục, phân cấp không có nghĩa Cục thoải mái trong công tác tài chính dễ dẫn đến sự lỏng lẻo. Cục thực hiện theo sự phân cấp song vẫn phải tuân thủ đầy đủ trình tự, hay các bước mà văn bản quy pháp của nhà nước hướng dẫn và yêu cầu.

Vụ Kế hoạch-Tài chính là cơ quan quản lý tài chính cấp trên của Cục, là đơn vị tham mưu giúp việc Bộ trưởng BTTTT sẽ thay mặt Bộ trưởng, Vụ cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát từ khâu lập dự toán ngân sách của các đơn vị, việc chấp hành dự toán việc tuân thủ các chế độ chính sách về tài chính thay vì mới chỉ kiểm tra kiểm soát về tài chính thông qua công tác thẩm định, xét duyệt báo quyết toán tài chính hàng năm như hiện nay. Cần đẩy nhanh tốc độ giải quyết các công việc như sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cần phối hợp chặt chẽ với Cục trong công tác tài chính, cần chủ động hướng dẫn hay tìm cách tháo gỡ khó khăn cho Cục, cần chủ động và là đầu mối làm việc với các cơ quan chức năng khi đơn vị cấp dưới như Cục vướng mắc. BTTTT cần đẩy nhanh quyết toán các dự án mua sắm thiết bị của Cục để Cục sớm có có cơ sở ghi chép sổ sách và tính khấu hao TSCĐ một cách chính xác, kịp thời.

Bản thân BTTTT cần xem xét lại công tác kiểm tra, kiểm soát, Bộ cần có bộ phận chuyên trách tiến hành thường xuyên và có tính chuyên sâu, Bộ cần tổ chức lại HTKSNB, trong đó trọng tâm là bộ phận Thanh tra Bộ. Bộ phận này sẽ thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, tìm hiểu, lắng và tiếp thu ý kiến từ các đơn vị trực thuộc từ đó tư vấn cho Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ các giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm ngân sách. Bộ cần sớm xây dựng và hoàn thiện HTKSNB từ Bộ đến các đơn vị trực thuộc mình, trong đó chú trọng đến việc tăng cường năng lực cho bộ phận Thanh tra Bộ, nhất là công tác Thanh tra tài chính.

Về phía BTC và các cơ quan liên quan hàng năm cần rà soát các văn bản tài chính, kế toán, trong quy định về cơ cấu tổ chức hiện tại của các Bộ khi chưa thể có tổ chức kiểm toán nội bộ thì cần tích cực và chủ động phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Bộ. Tăng cường vai trò của KBNN thông qua kiểm soát thu -chi, yêu cầu đối chiếu thường xuyên giữa KBNN, cơ quan chủ quản và các đơn vị trực thuộc các Bộ. Đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát của cơ quan thuế đối với nội dung nghĩa vụ của các cơ quan sự nghiệp đối vơi NSNN.

Về phía KTNN thông qua công tác kiểm toán định kỳ về vốn và tài sản của các đơn vị như Cục hiện nay không chỉ phát hiện sai sót gian lận, sự lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước mà còn phát hiện các lỗ hổng về công tác quản lý tài chính của mỗi ngành theo đặc thù riêng từ đó kiến nghị cơ quan thẩm quyền xây dựng văn bản quản lý hay sửa đổi bổ sung các văn bản chế độ sao cho phù hợp với từng đơn vị, từng ngành có sử dụng ngân sách hoặc sử dụng các nguồn có tính chất ngân sách. KTNN nước cần kiến nghị và tư vấn cách tổ chức công tác tài chính cho đơn vị hay khiếm khuyết của các HTKSNB khi tiến hành kiểm toán chứ không dừng lại ở mức độ kiến nghị chung chung và chủ yếu nhằm mục đích thu hồi lại cho ngân sách.

KẾT LUẬN

Thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác quản lý trong đó có việc hoàn thiện HTKSNB là nhiệm vụ quan trọng đối với các đơn nhà nước áp dụng cơ chế tài chính đặc thù nói chung và Cục Tần số vô tuyến điện nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Đây là kế hoạch dài hạn của Chính phủ trong việc ngày càng đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ công, đẩy mạnh và tách bạch giữa khối quản lý nhà nước và khối sự nghiệp hoạt động như mô hình doanh nghiệp nhà nước. Khi các đơn vị được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, thì HTKSNB ngày càng khảng định vai trò của nó trong việc tăng cường quản lý tài chính, giúp cho các đơn vị quản lý và kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu, chi, bảo vệ tài sản của nhà nước.

HTKSNB tại Cục Tần số vô tuyến điện đã đáp ứng được một phần của công tác quản lý, đặc biệt là công tác quản lý tài chính của Cục trong thời gian qua, song cùng với sự lớn mạnh của Cục cũng như sự đổi mới nhanh chóng của cơ chế tài chính, sự thay đổi của chế độ chính sách cùng với những biến động của nền kinh tế đã khiến cho HTKSNB bộc lộ những hạn chế, chưa phù hợp với sự phát triển của Cục. Việc hoàn thiện HTKSNB là yêu cầu thường xuyên và cấp thiết đối với Cục Tần số vô tuyến điện hiện nay.

Trong khuân khổ phạm vi và mục đích nghiên cứu đã xác đinh, đề tài “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện” đã nêu ra và giải quyết được vấn đề cơ bản sau:

Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về HTKSNB trong quản lý tài chính tại đơn vị quản lý nhà nước được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị SNCL.

Hai là, mô tả và phân tích thực trạng HTKSNB tại Cục Tần số vô tuyến điện đối với công tác quản lý tài chính, nêu rõ những mặt mạnh, mặt còn tồn tại và sự cần thiết phải khắc phục hạn chế, hoàn thiện HTKSNB;

Thứ ba, Xác định, đề xuất những nguyên tắc, giải pháp hoàn thiện HTKSNB với công tác quản lý tài chính, các điều kiện cần thiết về phía BTTTT, BTC, về phía bản thân Cục để thực thi các giải pháp có hiệu quả.

Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số trong điều kiện Cục đang bước những bước đầu tiên tự chủ hoàn toàn về tài chính, tự đảm bảo về kinh phí hoạt động.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w