Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 97)

VI. Kết cấu của Luận văn

2 B0 H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện.

bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện.

Tuy đã có nhứng đóng góp vào sự phát triển của Cục Tần số vô tuyến điện nói chung cũng như vào việc tăng cường quản lý tài chính nhưng hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn còn có những hạn chế với những nguyên nhân, cụ thể như sau:

Môi trường kiểm soát:

Một là, Cục là cơ quan quản lý nhà nước, Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các thủ trưởng đơn vị trực thuộc Cục hầu hết chưa được trang bị và nhận thức đúng và đầy đủ kiến thức cơ bản về công tác quản lý tài chính kế toán. Từ đó thủ trưởng đơn vị chưa hiểu và đánh giá đúng, đầy đủ về HTKSNB, phần lớn còn nhầm lẫn giữa HTKSNB và Ban kiểm soát hay chỉ là bộ Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Cũng giống như hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước, Cục chưa coi trọng đúng mức công tác kiểm soát, thực hiện quản lý còn theo thói quen, theo kinh nghiệm là chính, đôi khi mang tính chất cảm tính. Cách thức quản lý này không theo kịp sự phát triển và thay đổi của cơ chế tài chính theo sự thay đổi về tổ chức, định mức, sự thay đổi hàng ngày hàng giờ của các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước quy định dẫn đến hiệu quản quản lý không đạt được mục tiêu quản lý như mong muốn.

Lãnh đạo Cục chưa nhận thức rõ mô hình quản lý từ đó chưa đưa ra được các phương pháp quản lý có liên quan tài chính sao cho phù hợp với đặc thù công tác của Cục. Lãnh đạo Cục chưa nhận thức đúng Cục là đơn vị quản lý nhà nước áp dụng cơ chế đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập chứ không phải là đơn vị được áp dụng cơ chế sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Hai là, Cơ chế tài chính chưa thực sự ổn định và còn mang tính chất tạm bợ, hoạt động chính trị nhà nước giao và hoạt động sự nghiệp đan xen không rõ ràng tách bạch, từ đó dẫn đến các chi phí của hai hoạt động này dễ bị nhầm lẫn hay cố tính nhẫm lẫn, cuối cùng không đánh giá đúng hiệu quả các hoạt động dịch vụ.

Tổ chức kế toán tại các Trung tâm thiếu và yếu, phụ trách kế toán tại các Trung tâm trực thuộc phải đảm nhiệm nhiều khâu của công việc dẫn đến thiếu

sự kiểm tra, đối chiếu theo yêu cầu của công tác kế toán nên việc sai sót xảy ra là không tránh khỏi. Do là cơ quan nhà nước, chính sách về nhân sự vẫn mang nặng những tính cố hữu hiện nay của hầu hết các cơ quan nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm trên cơ sở ưu tiên mối quan hệ thân quen. Không căn cứ vào hiệu qủa công việc mà theo quy định cứng nhắc về tăng lương, phân phối thu nhập tăng thêm cho cán bộ theo hướng ưu tiên người có thời gian công tác, do vậy không khuyến khích những cán bộ tuổi trẻ có định hướng cống hiến lâu dài cho đơn vị. Do vướng về cơ chế tài chính chung, tuy đã được tự chủ về tài chính nhưng việc ưu đãi thu hút nhân tài của Cục chưa thực hiện được. Thực tế số cán bộ có năng lực, có trình độ vào công tác của Cục một thời gian ngắn đã bỏ ra làm ngoài rất nhiều.

Ba là, Công tác kế hoạch hàng năm chưa được coi trọng đúng mức, làm cho có theo kiểu vạch ra để đấy, không chết ai cả. Kế hoạch không sát với thực tế mặc dù đã được cơ quan KTNN, Thanh tra BTC nhắc nhở nhưng không hề có sự thay đổi. Mục tiêu đăng ký kế hoạch thật thấp để lấy thành tích cuối năm. Công tác kế hoạch chưa thực sự là công cụ để giám sát đánh giá hiệu qủa hoạt động của tưng đơn vị. Việc lập dự toán thu-chi hàng năm vẫn mang tính hình thức và chưa bao giờ thực hiện sát dự toán tại Cục trong các năm qua.

Việc xây dựng dự toán hầu như trên cơ sở "bốc thuốc", giấy tờ mà ít có đánh giá, phân tích ưu nhược điểm của những việc thực tế đã làm Hầu hết các đơn vị trong Cục khi xây dựng công tác kế hoạch, dự toán thường không hình dung hết khối lượng hay công việc phải làm trong thời gian tới, không dự đoán, dự báo việc thay đổi của cơ chế chính sách, biến động của ngành và kinh tế xã hội để từ đó xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với phạm vi quản lý và thực hiện của đơn vị mình.

Hệ thống thông tin kế toán

Cũng giống như hầu hết các cơ quan hành chính hay đơn vị SNCL thì việc lập báo cáo quản trị là không có và không được đề cấp đến chứ chưa nói là được trú trọng. Phần lớn bộ máy kế toán chỉ tập trung vào việc xử lý chứng từ, tập hợp chứng từ, phân loại chứng từ, từ đó ghi sổ sách kế toán, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính. Do công tác kế toán tại Cục Tần số vô tuyến điện vẫn được thực hiện thủ công với nhiều cán bộ làm kế toán xong lại không hề có báo cáo phân tích đánh giá, từ đó không có hệ thống thông tin tài chính kịp thời và chuẩn xác phục vụ cho công tác quản lý. Thậm chí công tác kế toán thường không cập nhật thường xuyên thường để cuối tuần thậm chí cuối tháng mới vào sổ sách làm một thể. Khi lãnh đạo cần số liệu tài chính đa phân báo cáo theo cảm tính, ước lượng. Việc kiểm tra kế toán chéo hầu như làm chiếu lệ, chính vì vậy đôi khi không kiểm soát được toàn bộ nguồn lực tài chính của đơn vị tại thời điểm ra quyết định, việc kết hợp được chức năng thông tin với chức năng kiểm soát hầu như không có.

Chứng từ kế toán hiện nay thường do kế toán chi tiết nắm giữ và chỉ được chuyển về một người lưu giữ là thủ quỹ sau khi đã hạch toán vào cuối tuần hay cuối tháng. Công tác quản lý chứng từ còn mang tính chất tùy tiện theo nhu cầu.

Thứ ba, về các thủ tục kiểm soát tài chính

Hầu hết các sai phạm về việc thu thiếu, thu sai, thu không đúng quy định, không đúng quy trình chỉ được phát hiện khi các cơ quan thanh, kiểm tra của nhà nước tiến hành thực hiện. Không có sự đối chiếu giữa các bộ phận, khâu tổ chức thu phí, lệ phí, thu dịch vụ đo kiểm riêng lẻ. Công tác kiểm soát các nguồn thu vẫn chưa được chú trọng, làm giảm thu cho NSNN vẫn còn diễn ra năm này qua năm khác, nợ động kéo dài và với giá trị lớn. Ví dụ khoản thu đối với các hoạt động đo kiểm riêng lẻ sản phẩm mà cá nhân không cần lấy hóa đơn, kế toán thường bỏ ngoài sổ sách khoản thu này.

kế toán không liên tục. Hầu hết các nghiệp vụ thu kế toán đều chỉ căn cứ vào giấy phép mà bộ phận thu chuyển cho kế toán, không căn cứ vào hồ sơ mà khách hàng nộp đầu vào. Hay các nội dung chi không tuân theo một quy trình nhất định và chặt chẽ, nhiều trường hợp cán bộ chuyển thẳng chứng từ thu chi đế Thủ trưởng ký duyệt sau đó mới chuyển cho kế toán kiểm soát chi và thực hiện thu chi, như vậy vai trò kiểm soát cỏa kế toán thanh toán bị vô hiệu.

Ngoài ra, rất nhiều nội dung chi tại các đơn vị cấp dưới theo chỉ định và được hợp lý hóa chứng từ. Ví dụ nội dung chi đi đánh giá, kiểm tra sử dụng tần số tại các địa phương được thành lập đoàn đầy đủ, tuy nhiên thực tế chỉ có 1-2 người trong đoàn trực tiếp tham gia và có phát sinh chi phí. Số cán bộ khác được hợp lý hóa bằng chứng do cán bộ đi làm thực hiện. Với đặc thù và phạm vi quản lý chủa Cục rất rộng thì nội dung chi này chiếm tương đối lớn, thất thoát của nhà nước là không tránh khỏi.

Việc cho thuê tài sản tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngoài tầm kiểm soát của Cục nếu bộ phận quản lý bên dưới thông đồng với nhau. Cục chưa có quy định hay quy chế quản lý và sử dụng tài sản tại Cục. Các tài sản hỏng hóc hay thất thoát chưa được thực sự quan tâm đúng mức và có biện pháp cụ thể để chấn chỉnh. Việc thanh tra kiểm tra còn ít và không được chú trọng, quan tâm đúng mức.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w