SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 102 - 108)

VI. Kết cấu của Luận văn

2 B0 H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN

KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN-BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG.

Trên thực tế khi bắt tay vào thực hiện đề tài này, bản thân người viết đã tham khảo một số HTKSNB phát sinh tại các đơn vị có mô hình tổ chức và đặc thù hoạt động gần giống Cục như Cục Điện ảnh, Cục Thú y, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Hàng không, Cục Viễn thông để từ đó tìm ra ưu nhược điểm nhằm khắc phục cần hoàn thiện HTKSNB đối với tăng cường công tác quản lý tài chính của Cục Tần số vô tuyến điện một cách thực sự có hiệu quả.

Thực tế cho thấy hầu hết các Cục không phân biệt, bóc tách rạch ròi giữa công tác quản lý hành chính nhà nước và hoạt động sự nghiệp dẫn đến khó khăn nhất định trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị mình. Hầu hết các đon vị còn thiếu các quy trình kiểm soát tài chính, thiếu các quy định nội bộ, công tác kế hoạch, kế toán còn tư duy cũ, tại một số đơn vị công tác kế toán còn làm thủ công, công tác kế hoạch mới dừng lại ở mức xây dựng cho đủ theo quy định. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý vẫn theo tư duy công chức hành chính nhà nước chưa theo kịp, theo sát các hoạt động mang tính sự nghiệp. Cơ cấu tổ chức, nhân sự tại các đơn vị chưa phủ hợp với yêu cầu quản lý từ đó gây khó khăn cho yêu cầu công tác quản lý tài chính thực sự có hiệu qủa.

Vai trò và vị trí của HTKSNB là cực kỳ cần thiết không còn phải bàn cãi đối với công tác quản lý, đặc biệt là trong quản lý tài chính tại mọi đơn vị.

Cục Tần số vô tuyến điện cũng đã nhận thấy rất rõ tầm quan trọng của HTKSNB đói với công tác quản lý tài chính của Cục, nhất là đối với một đơn vị mà cơ chế tài chính liên tục thay đổi theo thời gian hoạt động và không có tính ổn định lâu dài. Một cơ chế tài chính đặc thù đan xen giữa doanh nghiệp công ích, quản lý nhà nước và cơ chế tài chính cho đơn vị SNCL.

Thông tư 97/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của BTC hướng dẫn cơ chế tài chính của Cục Tần số vô tuyến điện, theo đó cơ chế tài chính của Cục tần số vô tuyến điện như đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về hoạt động đầu tư, tiền lương và lao động. Đây là một cơ chế vận dụng của Chính phủ và BTC, một cơ chế mở cho cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao, vừa đảm bảo cung cấp các dịch vụ công có tính chất gần giống doanh nghiệp công ích trước đây, vừa cso chức năng quản lý nhà nước nhưng đồng thời vừa mang tính chất một đơn vị SNCL tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Do đó, công tác quản lý tài chính đối với đơn vị quản lý nhà nước với nhiều đặc thù về tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính vận dụng là một công việc hết sức khó khăn, đòi hỏi cần thiết phải tổ chức tốt HTKSNB. Ngày càng hoàn thiện HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính là điều tất yếu phải làm tại Cục Tần số vô tuyến điện.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích đánh giá thực tiễn về HTKSNB tại Cục Tần số vô tuyến điện người viết nhận thấy, nếu được tổ chức HTKSNB một cách khoa học sẽ góp phần tăng cường kiểm soát và quản lý tài chính của đơn vị trên nhiều mặt: Kiểm soát một cách thực sự có hiệu quả các nguồn thu mà Cục được phép khai thác và sử dụng; kiểm soát các khoản chi như chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB, chi đào tạo, chi nghiên cứu khoa học công nghệ, tuân thủ thực hành tiết kiệm chống lãng phí trên nguyên tắc tuân thủ các định mức, tiêu chuẩn của nhà nước nhưng vẫn đạt được hiệu quả công việc hay mục tiêu quản lý; kiểm soát, tận dụng, khai thác

tối đa hiệu quả một khối lượng tài sản có giá trị lớn mà nhà nước đã đầu tư hay đã và đang cho phép đầu tư, nhằm chống lãng phí, chống việc đầu tư không hiệu quả tại Cục. Một HTKSNB tốt sẽ giúp ban lãnh đạo Cục có đầy đủ thông tin kịp thời, chính xác khi ra quyết định trong điều hành quản lý.

Những thực tế HTKSNB tại Cục Tần số vô tuyến điện đã được đưa ra và phân tích đánh giá nêu trên giúp ta nhận thấy ngoài nhưng ưu điểm phải thừa nhận còn rất nhiều các khiếm khuyết cần khắc phục, sửa chữa. HTKSNB tại Cục còn tồn tại nhiều hạn chế như: bản thân chính Lãnh đạo Cục còn chưa hiểu đúng, hiểu đầy đủ về HTKSNB, tư duy còn theo cảm tính và thói quen, có coi trọng công tác kiểm soát về tài chính nhưng còn hời hợt chủ quan. Ngay từ các bước xây dựng kế hoạch đầu năm còn mang hình thức, không sát thực tế và quan điểm làm cho có. Chính vì tính hời hợt trong công tác quản lý tài chính dẫn không nhận thấy sự cần thiết của các quy đinh, quy trình quản lý nội bộ. Thậm chí có những quy trình được ban hành đưa vào áp dụng nhưng không thực hiện nghiêm túc. Tính chủ quan và làm theo thói quen đã dấn đến sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát tài chính tại hầu hết các cơ quan nhà nước nói chung và Cục Tần số vô tuyến điện nói riêng.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động của Cục, thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được Thủ tướng Chính Phủ giao, quản lý và bảo vệ các lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính thì trước hết bắt buộc phải hoàn thiện HTKSNB.

Nguyên tắc hoàn thiện HTKSNB trong việc tăng cường quản lý tài chính tại Cục Tần số vô tuyến điện

Một: Tuấn thủ các quy định của pháp luật.

Một HTKSNB hữu hiệu nhằm đảm bảo cho Tần số Vô tuyến điện tuân thủ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế và quy trình nghiệp vụ, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp

luật, quy định của cơ quan dẫn đến những rủi ro trong hoạt động; Đảm bảo hoạt động của Cục được triển khai đúng định hướng. Các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả; Bảo vệ an toàn tài sản của Cục và các Trung tâm trực thuộc, cung cấp thông tin một cách đáng tin cậy cho nhà quản lý. Để đứng vững và điều tiết góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thích ứng với sự hội nhập quốc tế hiện nay, thì ngay từ bây giờ tổ chức và hoàn thiện HTKSNB, tăng cường công tác quản lý là bước đi cần thiết đầu tiên của các đơn vị quản lý nhà nước áp dung cơ chế như đơn vị SNCL.

Trước thực tiễn đã nghiên cứu những hạn chế và nguyên nhân về HTKSNB tại Cục Tần số vô tuyến điện đòi hỏi phải tổ chức HTKSNB để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giúp cho Cục tần số thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị mà BTTTT giao, góp phần tăng cường vào công tác quản lý tần số, viễn thông, bảo vệ các lợi ích về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, biên giới hải đảo của tổ quốc. Để có một HTKSNB thực sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả tại Cục, việc hoàn thiện tổ chức HTKSNB cần phải tiến hành trên cơ sở các phương hướng sau:

Thứ nhất, Tổ chức HTKSNB nhằm mục đích thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quyết định số 88/2008/QĐ-TTg ngày 4/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu hoạt động của Cục Tần số vô tuyến điện là thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng BTTTT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước. Để đạt được mục tiêu này, Cục phải hoàn thành các nhiệm vụ thông qua xây dựng hay đề xuất xây dựng hệ thông các văn bản quy pháp pháp luật về tần số, quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; phân chia băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, sửa đổi, bố sung các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh sao cho phù hợp

với tình hình thực tế. Xây dựng, trình Bộ trưởng BTTTT ban hành quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện, quy định về tần số và công suất phát cho các thiết bị vô tuyến điện trước khi cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Do vậy, việc tổ chức và hoàn thiện HTKSNB xét cho cùng cũng nhằm đáp ứng cho Nhà trường đạt được mục tiêu này.

Thứ hai, tổ chức HTKSNB đảm bảo mọi hoạt động của Cục có hiệu quả.

Cục là cơ quan quản lý nhà nước đã được ngân sách trang bị một số cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc ban đầu, nhưng đến nay Cục đã được Chính phủ giao, BTC hướng dẫn cơ chế hoạt động như một đơn vị sự nghiệp tự trang trải có tính đến các yếu tố về đầu tư, tiền lương và lao động. Do đó bên cạnh mục tiêu chính trị thì nhà trường phải hướng tới việc sử dụng mọi nguồn lực có hiệu quả cao nhất, từ việc bảo đảm an toàn tài sản, tính minh bạch trong hoạt động tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư trang thiết bị chuyên nghành để phục vụ mục đích chính trị, chất lượng chuyên môn, công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức cán bộ, ổn định bộ máy.

Mặt khác, với hoạt động đặc thù của mình phải đảm bảo tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị làm việc. Vận dụng các quy định chung của nhà nước xây dựng một số chính sách, chế độ có tính đặc thù của Cục nhằm cải thiện đời sống cán bộ công chắc, viên chức của Cục, giúp cho cán bộ công nhân viên giảm bớt khó khăn, yên tâm công tác, cống hiến; đồng thời thu hút được những cán bộ trẻ có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, tâm huyết, được đào tạo cơ bản để chuẩn bị tốt cho việc sử dụng, điều hành hệ thống thiết bị tinh vi và hiện đại ứng dụng trong công tác quản lý tần số.

Thứ ba, tổ chức HTKSNB phải được tiến hành đồng bộ trong tất cả các hoạt động của Cục.

động, các mảng việc mà Cục phải thực hiện, đặc thù hay đặc điểm phải thực hiện công việc đó tại mỗi vùng kiểm soát, khu vực, hay thời điểm tính có tính nhạy cảm về an ninh quốc phòng, phát hiện ra những điểm yếu trong khâu quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức HTKSNB phải phù hợp với chế độ, chính sách của Nhà nước, phù hợp với trình độ cán bộ quản lý, lãnh đạo, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu của KSNB.

Thứ tư: Kế thừa và phát huy tối đa những nhân tố hợp lý của HTKSNB hiện tại, đảm bảo hợp lý và hiệu quả

Hoàn thiện HTKSNB không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn cái cũ mà phải có tính kế thừa. Trên cơ sở HTKSNB hiện tại cần lựa chọn những nhân tố tích cực, tận dụng và phát huy những ưu điểm, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị. Mặt khác các bộ phận cấu thành HTKSNB, các thủ tục kiểm soát được xây dựng phải được xem xét cả về quy trình nghiệp vụ lẫn tính kinh tế và khả năng thực thi, tránh những rườm rà gây mất thời gian và không hiệu quả về mặt kinh tế.

Cục tần số vô tuyến điện đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, gắn với mỗi giai đoạn là một cơ chế tài chính khác nhau và mô hình tổ chức khác nhau nên tại mỗi thời điểm thì cấu thành của HTKSNB tại mỗi thời điểm khác nhau. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản trong công tác quản lý thì hầu như không đổi, có chăng quy mô, chức năng hoạt động của Cục ngày càng được mở rộng, chế độ tài chính ngày càng được tự chủ, điều này dẫn đến một đòi hỏi phải có một HTKSNB tương ứng phù hợp, hoạt động hữu hiệu giúp cho mục tiêu quản lý của Cục đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ năm: Hoàn thiện HTKSNB phải phù hợp với nhân tố con người

Tại bất cứ ngành và lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, con người luôn là trung tâm. Nhân tố con người có vai trò quyết định trong việc thực thi các mục tiêu. Vì vậy khi xem xét để hoàn thiện HTKSNB cần phải xem xét đến

năng lực, trình độ của cán bộ để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w