Quá trình hình thành và phát triển củaCục với vấn đề kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 47 - 51)

VI. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển củaCục với vấn đề kiểm soát nội bộ

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển củaCục với vấn đề kiểm soát nội bộ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục với vấn đề kiểm soát nội bộ kiểm soát nội bộ

Cục Tần số vô tuyến điện là Cục Tần số vô tuyến điện là tổ chức thuộc BTTTT1, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng BTTTT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên phạm vi cả nước.

Từ trước năm 1978, công tác quản lý tần số được giao cho Đài C19 thuộc Cục Điện chính, từ năm 1978 là Vụ Điện chính. Tháng 10/1982 thành lập Trung tâm Tần số vô tuyến điện thuộc Tổng cục Bưu điện; Đến giữa năm 1985, Trung tâm Tần số chia làm 2 bộ phận là Phòng Quản lý Tần số thuộc Vụ Điện chính và Đài kiểm soát thuộc Công ty Điện báo Bưu điện Hà Nội; Tháng 5/1989, thành lập Trung tâm Quốc gia kiểm soát tần số VTĐ thuộc TCBĐ, năm 1991, đổi tên thành Trung tâm Quốc gia quản lý tần số trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Bưu điện. Những tổ chức tiền thân này củaCục Tần số vô tuyến điện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.

Trong những năm đầu của thập kỷ 90, thông tin vô tuyến điện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hệ thống thông tin di động tế bào. Trong các lĩnh vực hàng không, hàng hải, phát thanh truyền

hình, thiên văn, khí tượng, khoa học, công nghiệp và y tế... thông tin vô tuyến điện và sóng vô tuyến điện cũng được ứng dụng hết sức rộng rãi. Điều đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tần số, đảm bảo điều kiện cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện phát triển nhanh chóng và không bị can nhiễu có hại. Ngày 8/6/1993, Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu điện đã có Quyết định số 494/QĐ-TCBĐ thành lập Cục Tần số VTĐ, trực thuộc Tổng cục Bưu điện, có chức năng tham mưu và trực tiếp thừa hành công tác quản lý nhà nước về tần số và các thiết bị phát sóng VTĐ trong cả nước.

Cùng với việc thừa nhận tần số vô tuyến điện là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và quý hiếm trong Nghị định 121/ HĐBT ngày 15/8/1987, việc thành lập Cục Tần số vô tuyến điện đánh dấu sự đổi mới quan trọng về tư duy quản lý tần số, tạo ra tiền đề về pháp lý và tổ chức để quản lý thống nhất và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này.

Trong gần 20 năm qua, quá trình phát triển của Cục có thể được chia thành ba giai đoạn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức phù hợp với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế nói chung1:

Giai đoạn 1993 -2002

Trong giai đoạn này, đơn vị với tên gọi Cục tần số vô tuyến điện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định tại Quyết định số 494/1993/QĐ-TCBĐ ngày 8/6/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Sự phát triển nhanh chóng của các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện đòi hỏi cần có sự đổi mới về các cơ chế và chính sách quản lý. Do vậy, công tác quản lý tần số cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp.

Trong thơi gian này số lượng cán bộ còn rất ít, trung bình giai đoạn

khoảng 54 người nên HTKSNB mặc dù tồn tại nhưng vẫn chưa được Lãnh đạo đơn vị chú trọng. Từ cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch đến hệ thống kế toán đều không có điều kiện để xây dựng một cách hiệu quả. Bộ phận kế toán bao gồm một người phụ trách và một kế toán tổng hợp, trực thuộc Phòng Hành chính - Tổng hợp của Cục.

Giai đoạn 2003 – 2007

Trên cơ sở Nghị định 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính Viễn Thông, Cục Tần số vô tuyến điện được thành lập lại trên cơ sở Cục tần số và vô tuyến điện trước đây. Cục có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định tại Quyết định 41/2003/QĐ-BBCVT ngày 17/03/2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Theo đó Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và truyền dẫn phát sóng trên phạm vi cả nước. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm có Phòng Hành chính-Tổng hợp, Phòng Cơ chế chính sách quản lý tần số, Phòng Quy hoạch Tần số và phối hợp quốc tế, Phòng Ấn định tần số và cấp phép, Phòng Quản lý truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, Phòng Điều hành, Phòng Kế hoạch- Đầu tư XDCB, Phòng Tài chính-Kế toán, Phòng Tổ chức, Cán bộ-Lao động, Thanh tra Tần số vô tuyến điện, Trung tâm kỹ thuật và tin học và các 8 (tám) Trung tâm kiểm soát tần số vô tuyến điện rải rác khắp cả nước

Trong giai đoạn này, HTKSNB đã được Lãnh đạo Cục lưu tâm, thể hiện ở việc cơ cấu tổ chức của Cục được sắp xếp lại một cách chi tiết, khoa học hơn. Bộ phận kế toán đã được tách ra khỏi Phòng Hành chính – Tổng hợp trước đây và thành lập Phòng Tài chính-Kế toán. Tám đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã có kế toán, riêng đối với công việc kế toán của Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm Kiểm soát Tần số vô tuyến điện Khu vực I, Kế toán Văn phòng Cục thời gian

đầu thành lập vẫn do cán bộ của Phòng Tài chính-Kế toán đảm nhận. Tuy nhiên các quy chế nội bộ của Cục vẫn chưa được xây dựng đầy đủ nên các hoạt động tài chính vẫn chủ yếu dựa vào các quy định, định mức chung của Nhà nước.

Giai đoạn 2008 đến nay

Ngày 25/12/2007, Cục Tần số vô tuyến điện được thành lập trên quyết định của Chính phủ tại nghị định 187/2007/NĐ–CP quy định chức năng nhiệm vụ của BTTTT trên cơ sở Bộ Bưu chính Viễn thông cũ và sáp nhập mảng thông tin, quản lý báo chí của Bộ Văn hoá Thông tin. Trên cơ sở quyết định thành lập Bộ và Cục nêu trên, Cục Tần số vô tuyến điện đã phối hợp với BTTTT xây dựng dự thảo quyết định quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc BTTTT. Ngày 4/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 88/2008/QĐ-TTg, theo đó chức năng nhiệm vụ của Cục được mở rộng sang một số lĩnh vực mới như xây dựng các văn bản quản lý quỹ đạo vệ tinh và truyền dẫn phát sóng quản điều kiện kỹ thuật và khai thác thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện.

Từ năm 2008 với hàng loạt các chức năng và nhiệm vụ mới không gói gọn trong phạm vi quốc gia, vùng biển lãnh hải Việt Nam, thì chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới do Thủ tướng Chính phủ quy định và ký ban hành. Để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với thực tế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của Cục được sắp xếp lại và phân định rõ, rạch ròi theo hướng hai cấp quản lý Nhà nước và đơn vị sự nghiệp tồn tại song song trong Cục, thu gọn bộ máy các phòng chức năng, thành lập các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục để thực thi các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ kỹ thuật. HTKSNB đã được quan tâm nhiều hơn trong đó phải kể đến việc tổ chức bộ máy kế toán, xây dựng các quy chế nội bộ để phục vụ cho công tác quản lý

chung. HTKSNB đã bước đầu phát huy vai trò của nó trong công tác quản lý nói chung cũng như trong quản lý tài chính nói riêng.

Qua các giai đoạn hình thành và phát triển, Cục Tần số vô tuyến điện đã dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các phòng ban chức năng, thành lập các đươn vị sự nghiệp là các Trung tâm Kiểm soát tần số vô tuyến điện khu vực trên toàn quốc, xay dựng và ban hành các quy định về phân công, phân nhiệm giữa Ban lãnh đạo, các Phòng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong Cục. Với phạm vi quản lý cả nước, Cục Tần số vô tuyến điện đã tuyển dụng, xây dựng, tổ chức đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao đúng lĩnh vực để thực thi công tác quản lý chuyên ngành cũng như các công tác khác. Việc tiếp tục đào tạo, đào tạo lại luôn được chú trọng. Các quy chế quản lý nội bộ của Cục cũng dần được hoàn thiện đề phục vụ cho công tác quản lý. Từ khi thành lập chỉ có 23 người, đến nay Cục đã có số lượng cán bộ là 355 người, đủ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 47 - 51)