Môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 64)

VI. Kết cấu của Luận văn

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2.2.1. Môi trường kiểm soát

Về đặc thù về quản lý:

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính là hết sức quan trọng, công tác quản lý tài chính và tăng cường KSNB đối với lĩnh vực nhạy cảm này được Lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện hết sức chú trọng. Trong thời gian đầu mới thành lập, tuy có nguồn thu nhưng chưa có cơ chế bù đắp chi phí mà chủ yếu dựa vào số kinh phí ngân sách cấp còn hạn hẹp, song Lãnh đạo Cục đã có những chỉ đạo việc cân đối thu ngân sách cấp và chi, giúp cho Cục hoàn thành công việc được giao. Trong thời điểm hiện tại, Cục đã được Nhà nước xây dựng và ban hành một cơ chế đặc thù hướng dẫn cho đơn vị. Với việc được áp dụng cơ chế tài chính mới, nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và thực hiện nhiệm vụ. Trong khi nhiệm vụ được Nhà nước giao ngày càng mở rộng thì công tác quản lý tài chính lại càng được Lãnh đạo Cục quan tâm nhiều hơn. Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tài chính được lãnh đạo Cục chỉ đạo thực hiện trong tất cả các khâu của hoạt động tài chính, nhằm tăng cường hiệu quả của các khoản chi cũng như đảm bảo nguồn thu phục vụ hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo Cục đều là những Đảng viên có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, có tư cách đạo đức tốt, được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Đội ngũ lãnh đạo Cục là những cán bộ có học vị, có kiến thức và am hiểu sâu về hoạt động tài chính và tổ chức cán bộ, đã có những chỉ đạo quan trọng đối với công tác quản lý tài chính như xây dựng quy chế chi

tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các đơn vị thuộc Cục trong việc kiểm soát các khoản thu, chi… Các quy định này được chú trọng cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự đổi mới của cơ chế chính sách. Lãnh đạo Cục thường xuyên làm việc, thảo luận, trao đổi với đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán trong Cục thông qua các hội thảo chuyên đề về tài chính, hội nghị tổng kết công tác tài chính kế toán, qua các kiến nghị của Tổng Cục thuế, Cục thuế, Thanh tra BTC hay KTNN định kỳ hàng năm để từ đó rút kinh nghiệm, có những chỉ đạo kịp thời, xử lý những tồn tại vướng mắc trong hoạt động tài chính của đơn vị. Do vậy, đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính hữu hiệu của HTKSNB, đặc biệt là đối với hoạt động tài chính.

Lãnh đạo Cục hết sức quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công tác trong lĩnh vực tài chính kế toán. Luôn coi con người là trọng tâm, là chìa khoá quyết định sự thành công và hiệu quả của công tác quản lý, Cục đã cử nhiều cán bộ đi tham gia các lớp học, các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ như về đấu thầu, về chế độ tài chính, kế toán, cập nhật các văn bản, cơ chế chính sách tài chính mà nhà nước ban hành mới hay sửa đổi bổ sung, việc cập nhật các văn bản, nghiên cứu trao đổi thảo luận đưa văn bản mới vào áp dụng thực tế tại Cục được hết sức lưu ý… Đồng thời Lãnh đạo Cục đã có những động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác tài chính, do vậy đã làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống kế toán, của HTKSNB. Trình độ cán bộ làm công tác tài chính của Cục trên toàn quốc hiện bao gồm 06 Thạc sỹ và 17 cán bộ có trình độ đại học, hầu hết là cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm.

Cục có đội ngũ lãnh đạo có năng lực quản lý, có kiến thức chuyên sâu cũng như tư cách đạo đức trong sáng, hoạt động quản lý tài chính, công tác kiểm tra

kiểm soát được chú trọng nên ngày càng phát huy tính hữu hiệu, đảm bảo việc tuân thủ chính sách pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Về cơ cấu tổ chức:

Căn cứ Quyết định 88/2008/QĐ-TTg ngày 4/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, Cục Tần số vô tuyến điện có cơ cấu tổ chức như sau:

Ban Lãnh đạo của Cục bao gồm Cục trưởng và không quá 03 (ba) Phó Cục trưởng. Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng BTTTT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Ba Phó Cục trưởng là người giúp việc cho Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về công việc được phân công phụ trách.

Các phòng ban chức năng gồm: Phòng Chính sách và Quy hoạch tần số, Phòng Ấn định và Cấp phép tần số, Phòng Hợp tác và Phối hợp tần số quốc tế, Phòng Kiểm soát tần số, Thanh tra, Phòng Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm 9 Trung tâm: Trung tâm Kỹ thuật và 8 Trung tâm Kiểm soát tần số vô tuyến điện khu vực

Phòng Chính sách và quy hoạch tần số: tham mưu, giúp Cục trưởng trong công tác xây dựng và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý và nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến.

Phòng ấn định và cấp phép tần số: có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong công tác ấn định tần số, cấp các loại giấy phép tần số vô tuyến điện.

Phòng Tổ chức – Hành chính: có chức năng giúp Cục trưởng triển khai công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, đào tạo cán bộ, tiền lương.

Phòng Hợp tác và Phối hợp tần số Quốc tế là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng trong lĩnh vực hợp tác

quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý tần số vô tuyến điện, phối hợp tần số quốc tế và tần sô/quỹ đạo vệ tinh.

Phòng Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng giúp Cục trưởng trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, XDCB.

Phòng Tài chính - Kế toán là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong các lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê.

Thanh tra là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức Thanh tra BTTTT thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục Tần số vô tuyến điện.

Văn phòng là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng giúp Cục trưởng trong các lĩnh vực tổng hợp, hành chính, quản trị, hợp tác quốc tế.

Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực là đơn vị trực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn được phân công.

Trung tâm Kỹ thuật là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, có chức năng đảm bảo kỹ thuật và cung cấp các dịch vụ để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.

Việc đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng bộ phận giúp cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành và thực hiện nhiệm vụ khác được Chính phủ và BTTTT giao được thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả tránh bị chồng chéo đan xen, dẫm chân lên nhau trong công tác quản lý hay thực thi, công tác chỉ đạo được thống nhất, từ đó tăng cường hoạt động kiểm soát. Cụ thể sơ đồ cơ ơ cấu tổ chức của Cục được trình bày như sơ đồ dưới đây:

Tổ chức bộ máy tài chính kế toán của Cục với công tác kiểm soát nội bộ

Bộ phận kế toán trong mỗi đơn vị có vị trí rất quan trọng trong công tác kiểm soát, việc tổ chức bộ máy kế toán được đặc biệt chú trọng để đảm bảo công tác tài chính - kế toán được hiệu quả, cung cấp thông tin nhanh mà vẫn đảm bảo độ tinh cậy, chính xác.

Bộ máy kế toán của Cục hiện nay được tổ chức theo mô hình đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và là đơn vị hạch toán phụ thuộc, các đơn vị trực thuộc tổ chức hạch toán theo hình thức báo sổ, chứng từ phát sinh Trung tâm sẽ được kế toán các đơn vị ghi sổ và lưu trữ, cuối quý, năm các đơn vị lập các báo cáo tài chính gửi về phòng Tài chính Kế toán của Cục để tổng hợp lập thanh báo cáo của Cục Tần số gửi BTTTT và các cơ quan có liên quan.

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Cục

Kế toán Trưởng Cục Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán NH, KB Kế toán thuế, phí, lệ phí, doanh thu Kế toán dự án và tài sản cố định Thủ quỹ Phụ trách kế toán Trung tâm Kỹ thuật

Phụ trách kế toán Trung tâm Kiểm soát tần số khu vực

Qua quan sát sơ đồ trên ta thấy bộ máy kế toán của Cục Tần số vô tuyến điện bao gồm kế toán khối các Phòng, Thanh tra của Cục và Phụ trách kế toán các đơn vị trực thuộc Cục bên dưới. Kế toán Cục bao gồm có Trưởng Phòng Tài chính–Kế toán phụ trách công việc kế toán chung của và các kế toán các phần hành gồm kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán ngân hàng kho bạc, kế toán dự án kế toán TSCĐ, kế toán thuế-phí-lệ phí-doanh thu, một thủ quỹ. Tại các đơn vị trực thuộc có 01 kế toán: phụ trách kế toán thực hiện các công việc về kế toán của đơn vị.

Phòng Tài chính-Kế toán đầu mối trung tâm thực hiện các công tác tài chính kế toán của Cục. Cục trưởng đã có văn bản phân công nhiệm vụ cho phòng, phối hợp giải ngân đầu tư XDCB, phòng còn có các nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, chủ trì xây dựng đề xuất thực hiện cơ chế tài chính của Cục cũng như hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế tài chính.

Hai là, thực hiện công tác quản lý tài chính và tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán về tài chính, các hoạt động kinh tế, tài chính của Cục, thực hiện công tác thu nộp và sử dụng phí, lệ phí.

Ba , xây dựng và trình Cục trưởng ký ban hành các định mức chi tiêu tài chính nội bộ trên cơ sở định mức của nhà nước, đề xuất xây dựng và áp dụng các định mức mà nhà nước chưa có hướng dẫn nhưng thực tế phát sinh tại Cục, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện các định mức chi tiêu đã được Cục trưởng phê duyệt ban hành và các chế độ về công tác quản lý tài chính kế toán;

Bốn là, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành kế hoạch tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn định mức chi tiêu tài chính của nhà nước. Theo dõi quản lý và kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng kinh phí, chấp hành dự toán và quyết toán của các đơn vị trực thuộc;

Năm là, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật thu, chi ngân sách, chế độ thanh toán, chính sách tài chính của Nhà nước tại Cục và các đơn vị trực thuộc. Tuân thủ việc lập và nộp các loại báo cáo tài chính đột xuất và định kỳ cho các cơ quan có liên quan theo quy định, thực hiện đánh giá và phân tích nhằm cung cấp các số liệu, thông tin kinh tế tài chính cho Cục trưởng chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách kịp thời và phù hợp.

Với chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng trong các lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê, hướng dẫn, đón đốc và kiểm tra tài chính kế toán trong phạm vi toàn Cục, Phòng Tài chính-Kế toán đã có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng kế toán viên trong phòng. Các kế toán viên phụ trách phần hành kế toán nào sẽ có nhiệm vụ quản lý, hạch toán cũng như hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị, phòng ban thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến phần công việc mình phụ trách có sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng. Từ đó nhằm đảm bảo các mục tiêu của kiểm soát bao gồm: tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh, sự phê chuẩn của lãnh đạo, tính đầy đủ đảm bảo sự phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ phát sinh, sự đánh giá bảo đảm không vi phạm, sự phân loại đảm bảo ghi chép đúng sơ đồ tài khoản và các loại sổ sách, tính đúng kỳ và quá trình chuyển sổ đúng đắn.

Với việc tổ chức công tác kế toán tại Cục như hiện nay giúp cho công tác kiểm soát được kịp thời, đặc biệt tại các đơn vị trực thuộc sẽ có cán bộ am hiểu về tài chính kế toán để hướng mọi hoạt động tài chính của đơn vị đúng với chính sách pháp luật của Nhà nước, ngăn ngừa kịp thời các sai phạm có thể xảy ra.

Phòng Kế hoạch-Đầu tư mới được thành lập với chức năng giúp Cục trưởng trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, XDCB. Hầu hết cán bộ ở Phòng là cán bộ kỹ thuật đơn thuật và cán BTC đơn thuần mới bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu chế độ. Hầu hết công tác đầu tư đều thuê tư vấn thực hiện, phòng chỉ hoàn thiện thủ tục.

Tuy nhiên do mỗi đơn vị chỉ bố trí một cán bộ nên phải đảm nhiệm rất nhiều khâu trong công việc, trong khi sự kiểm tra của Phòng Tài chính-Kế toan chỉ diễn ra một lần trong một năm nên không tránh khỏi những hạn chế, sai sót. Đặc biệt, khi quy mô đơn vị ngày càng phát triển, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều thì sự bố trí cán bộ như vậy là chưa phù hợp với đặc điểm công việc, cần phải có sự điều chỉnh.

Về chính sách nhân sự:

Ngay tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ có ghi Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, song trong thực tế Cục vừa là cơ quan quản lý vừa là đơn vị thực thi tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, việc thực hiện chức năng quản lý từ việc tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đến việc tổ chức thực thi nên đội ngũ nhân sự, cán bộ đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này, Lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện đã có những quan tâm nhất định đối với chính sách con người, vấn đề tuyển dụng và đào tạo cán bộ được chú trọng.

Lực lượng cán bộ của Cục đáp ứng tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Hầu hết cán bộ trong Cục đều có trình độ đại học trở lên, số có trình độ trên đại học chiếm 25% trong tổng số cán bộ trong đó có 12 tiến sĩ, 67 thạc sỹ. Các cán bộ công tác ở các bộ phận thực thi chuyên môn phần lớn tốt nghiệp từ các trường trong nước về đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin và tài chính kế toán.

Cục luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý hành chính nhà nước và ngoại ngữ để phục vụ cho công tác. Cục luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp nâng cao lý luận chính trị, bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w