VI. Kết cấu của Luận văn
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
2.1.3. Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý tần số củaCục gắn với HTKSNB
với HTKSNB
Về xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quản lý tần số vô tuyến điện
Một là, Xác định rõ co chế chính sách là một trong những nội dung trọng yếu, Cục đã chủ trì xây dựng và tham gia xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để phục vụ công tác quản lý tần số.
Năm 1994, Cục đã xây dựng và được Tổng Cục Bưu điện ban hành 2 quyết định 73/QĐ-TCBĐ ngày 26/11/1994 và quyết định số 185/QĐ-TCBĐ ngày 12/3/1994 về quy định mở mạng viễn thông dùng riêng. Năm 1997, Cục tham gia soạn thảo phần quản lý tần số trong Nghị định 109/1997/NĐ-CP về
Bưu chính, Viễn thông và nghị định 79/NĐ-CP ngày 19/6/1997 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựa quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Năm 2002, Cục chủ trì soạn thảo phần quản lý tần số, thể hiện trong pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, được ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành ngày 25/5/2002. Tiếp theo là Nghị định số 24/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông về tần số vô tuyến điện. Hai văn bản mới này thể hiện những tư duy mới về tần số, tạo hành lang cho sự phát triển mạnh mẽ của thông tin vô tuyến điện và phát thanh truyền hình. Nhiều nội dung mới, quan trọng như phân bổ băng tần an ninh quốc phòng, cấp phép băng tần, quản lý tương thích điện từ…được quy định. Phản ánh yêu cầu quản lý tần số sâu rộng hơn và yêu cầu đồi hỏi cải cách hành chính trong quản lý tần số để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các ứng dụng của tần số vô tuyến điện.
Hai là, trong lĩnh vực hệ thống quy hoạch tần số vô tuyến điện:
Quy hoạch tần số có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sử dụng phổ tần, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ thông tin vô tuyến. Làn đầu tiên Việt Nam có quy hoạch hoàn chỉnh về phân chia phổ tần cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện thông qua quyết định số 85/1998/QĐ-TTg ngày 16/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ. Năm 2000, Cục đã hoàn thành xây dựng và trình Tổng cục Bưu điện ký ban hành quyết định số 1197/2000/QĐ-TCBĐ ngày 12/12/2000 về Quy hoạch phân kênh cho nghiệp vụ cố định và lưu động dải tần 30MHz-30GHz”, năm 2005 hoàn thành xây dựng và trình Bộ Bưu chính Viễn thông ký ban hành Quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 của Việt Nam đến năm 2015 trong dải tần 1900-2200MHz. Quy hoạch này là cơ sở để BTTTT thực hiện việc cấp
phép cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (3G) hiện nay. Năm 2006, Cục hoàn thành xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy định phân bổ băng tần phục vụ mục đích kinh tế- xã hội, quốc phòng và an ninh dải tần 9KHz-470MHz. Năm 2008, Cục hoàn thành sửa đổi và trình BTTTT ký ban hành quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT ngày 16/4/2008 về Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong dải tần 821-960 MHz và 1710-220MHz Quy hoạch này là tiền đề để triển khai các mạng thông tin di động của Việt Nam, đáp ứng được xu hướng hội tụ công nghệ, tạo ra cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định không dây trên mạng di động.
Để tránh can nhiễu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả băng tần giữa ba khối dân sự, an ninh và quốc phòng, ngay từ khi mới thành lập Cục đã đẩy mạnh nghiên cứu, phân chia băng tần trên dải 9KHz-30MHz. Năm 2001 hoàn thành phân chia dải 30MHz-100MHz và đến năm 2004 hoàn thành việc phân chia băng tần 100MHZ-470MHz. Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch phân bổ kênh tần số cho truyền hình tương tự mặt đất băng tần VHF/UHF đến năm 2010 tại quyết định số 192/2003/QĐ-BBCVT ngày 22/12/2003, và quyết định số 35/2005/QĐ-BBCVT ngày 21/12/2005 về quy hoạch kênh tần số cho phát thanh FM đến năm 2010
Ba là,công tác ấn định và cấp phép tần số đáp ứng nhu cầu lớn, đúng quy định pháp luật đảm bảo minh bạch công bằng.
Công tác ấn định và cấp phép tần số là công tác thực thi pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp viễn thông, các đài phát thanh truyền hình và các tổ chức, cá nhân khác sử dụng tần số vô tuyến điện. Việc ấn định và cấp phép không phải là công việc hành chính thuần túy mà đòi hỏi phải sử dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại để đưa ra được các ấn định chính xác, không gây nhiễu và
không bị can nhiễu có hại, đảm bảo sử dụng hiệu qủa nhất phổ tần vô tuyến điện. Vì vậy Cục luôn quan tâm đổi mới công nghệ, cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của người sử dụng.
Trong thời gian đầu thành lập, công tác cấp phép của Cục thực hiện thủ công, chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất, độ chính xác không cao. Sau đó việc cấp phép đã được thực hiện trên máy tính, chuyển qua mạngLan vào cơ sở dữ liệu trung tâm. Điều đó có thể giúp cán bộ Cục có thể xử lý việc cấp phép nhanh gọn, giảm bớt sai sót và tạo ra được cơ sở dữ liệu thống nhất. Năm 1994 Cục mới chỉ triển khai cấp phép cho mạng di động dùng riêng. Đến năm 1995 Cục mới cấp cho phép cho mạng phát thanh truyền hình. Nhờ liên tục đưa vào áp dụng nhiều giải pháp công nghệ mới, chương trình ấn định tần số tiên tiến hiện đại để phục vụ việc cấp phép, số lượng giấy phép được cấp hàng năm đều có sự tăng trưởng vượt bậc, do đó hoạt động thu-chi của Cục cũng tăng nhanh chóng. Chất lượng ấn định tần số ngày càng đảm bảo chính xác và tốc độ xử lý giấy phép được nâng cao rõ rệt. Năm 1994 Cục mới cấp được hơn 2100 giấy phép đến năm 2007 là 22500 giấy. Cục đã cấp hơn 1200 giấy phép cho mạng vô tuyến dủng riêng, 8000 tuyến truyền dẫn Viba, 600 trạm vệ tinh mặt đất, 853 đài phát hình, 1022 trạm phát thanh, 1816 đài tàu biển, hơn 8000 máy phát HF trên phương tiện nghề cá.
Công tác cải cách cấp phép ngày càng đơn giản thủ tục hành chính và đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý cho cơ quan quản lý cấp phép cũng như người sử dụng. Do đó giảm đi một phần lớn chi phí, thời gian cho cán bộ và cho khách hàng.
Đối với các mạng viễn thông công cộng, việc triển khai ấn định và cấp phép cho các mạng ngoài việc nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần còn nhằm đảm bảo điều kiện về tần số cho các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông mới ra đời. Năm 1994, Cục bắt đầu cấp phép cho MobiFone và đến năm 2001, Cục tiếp tục cấp phép cho Vinaphone. Đến nay với sự ra đời và đi vào hoạt
động của nhiều doanh nghiệp viễn thông mới, Cục đã hoàn thành cấp dài hạn cho MobiFone, Vinaphone, Viettel ở băng tần 900MHz và 1800MHz, cho SPT và HTC ở băng tần 800MHz, cho EVN Telecom ở băng tần 450MHz.
Bốn là, công tác Kiểm soát, kiểm tra,thanh tra đảm bảo thực thi các quy định về quản lý tần số, xử lý triệt để các vụ can nhiễu vô tuyến điện.
Công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và xử lý can nhiễu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi quyền quản lý nhà nước về tần số. Trong những năm đầu việc kiểm soát tần số được thực hiện bằng các thiết bị thông tin thông thường, chất lượng và độ tin cậy chưa cao nên gây không ít khó khăn cho cán bộ của Cục khi triển khai công tác được giao. Từng bước Cục đã và đang tiếp tục đầu tư, triển khai, xây dựng các trạm kiểm soát điều khiển từ xa, kết hợp các trạm hiện địa và các trạm đơn giản, trang bị nhiều xe thiết bị chuyên dụng, máy định vị, máy thu đo có độ chính xác cao. Với các trang thiết bị hiện đại, chất lượng kiểm tra, kiểm soát đã được nâng lên đáng kể. Các Trung tâm Kiểm soát tần số vô tuyến điện khu vực đã thực hiện kiểm soát các dải tần HF, VHF, UHF. Hoạt động kiểm tra định kỳ và kiểm soát lưu động được các Trung tâm triển khai có hiệuquar tại các tỉnh thành trên địa bàn cả nước. Các Trung tâm vơi thiết bị hiện đại thuận lợi cho việc phối hợp với nhau và phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin thông suốt trong các ngày lễ trọng đại của đất nước, góp phần vào sự thành công của các Hội nghị lớn tổ chức tại Việt Nam.
Tổng số vụ kháng nhiễu là 860 vụ và vi phạm quy chế sử dụng tần số, máy phát vô tuyến điện được phát hiện và xử lý là gần 9000 vụ.
Năm là, công tác hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia về tần số và quỹ đạo vệ tinh đạt nhiều thành quả quan trọng.
Một đặc điểm quan trọng trong quản lý tần số là sóng vô tuyến truyền lan không bị giới hạn chế về biên giới hành chính. Vi vậy hoạt động hợp tác
và phối hợp quốc tế trong quản lý tần số có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia cũng như thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về tần số và quỹ đạo vệ tinh mà Việt Nam đã ký kết.
Sáu là, không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức, nhân sự coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ.
Những năm đầu mới thành lập, nhân sự các đơn vị trực thuộc còn thiếu, yếu và chưa ổn định. Xác định định rõ nhân tố con người là yếu tố tiên quyết trong bất kỳ hệ thống quản lý nào, Cục đã kiện toàn một bước quan trọng trong công tác tổ chức nhân sự từ tuyển dụng đén bố trí, bổ sung nhân sự. Tuy nhiên vấn đề nhân sự mới đáp ứng được về mặt số lượng chưa đáp ứng kịp về mặt chất lượng theo thực tế. Trên thực tế bên cạnh số cán bộ có năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc thì rất nhiều cán bộ không đáp ứng đươc yêu cầu đồi hỏi hiện nay, số lao động này đa phần được điều chuyển về Cục thông qua các mối quan hệ.
Bảy là, Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài. Chú trọng công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của đơn vị.
Những năm đầu mới thành lập, mọi hoạt động đều do NSNN đảm bảo. Sau thời gian ngắn hoạt động Cục tần số vô tuyến điện đã chủ động đề nghị và được Nhà nước đồng ý cho thực hiện cơ chế tài chính lấy phí tần số thu được để bù chi, tự cân đối tài chính theo Thông tư 104/TC-GTBĐ ngày 22/12/1993 và Thông tư 95/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 sau này là thông tư 97/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009 của BTC.
Đặc điểm quản lý tài chính của Cục Tần số vô tuyến điện
Ngay từ khi mới thành lập Cục đã chủ động xin BTC cơ chế là đơn vị sự nghiệp có thu. Ngày 22/12/1993 BTC đã có Thông tư hướng dẫn chế độ quan lý tài chính đối với Cục Tần số vô tuyến điện, theo đó trong giai đoạn 1993- 2000 Cục được lấy thu bù chi. Đây là một bước chuyển biến mới rất tiến bộ
khi Nghị định 10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu chưa ra đời, bên cạnh đó cơ chế chỉ rõ Cục là đơn vị sự nghiệp điều này trái với Nghị định của Chính phủ về tổ chức của Bộ và các cơ quan ngang bộ nêu rõ Cục thuộc Bộ là cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành, nhưng xét về góc độ tài chính đây là một bước đi mới và rất phù hợp xu thế và bối cảnh thực tế của đơn vị có nguồn thu. Như vậy Cục được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho giai đoạn 1994-1996.
Giai đoạn 1997 đến năm 2003 Cục được BTC giao cho Cục thực hiện chế độ quản lý tài chính của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo như quy định tại tại Thông tư 06 TC/TCDN ngày 24-2-1997 của Bộ trưởng BTC. Cơ chế tài chính nêu trên được BTC giao mỗi năm một lần cho Cục Tần số vô tuyến điện.
Giai đoạn tiếp theo từ năm 2004 đến năm 2008, trong giai đoạn này nhà nước đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh phân tách rõ giữa khu vực quản lý nhà nước và khối sự nghiệp, giao quyền tự chủ tài chính cho khối các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu nhằm giảm gánh nặng cho NSNN tiến tới cải cách tiền lương cho công chức nhà nước sau này. Tuy nhiên khi Nghị định 10 và Nghị định 43 của Chính phủ ra đời và đẩy mạnh triển khai thì BTC ban hành Thông tư số 95/2003/TT-BTC ngày 10/10/2003 về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Tần số vô tuyến điện. Cơ chế tài chính giai đoạn này mang tính chất đặc thù hoạt động của cơ chế tài chính áp dụng cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2009 đến nay, ngày 20/5/2009 BTC đã ban hành thông tư số: 97/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Tần số vô tuyến điện. Theo đó Cục Tần số vô tuyến điện áp dụng cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tư, chi thường xuyên, lao động, tiền lương theo Quyết định số 88/2008/QĐ-TTg ngày 04/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
hiện cơ chế tự chủ tài chính theo hướng dẫn. Chế độ tài chính mới là một bước cải cách cơ bản và phân cấp mạnh cho đơn vị tự chủ trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn tài chính được giao. Sự phân cấp đó đã giúp cho thủ trưởng đơn vị có điều kiện thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ, phát huy tối đa quyền và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị cũng như tạo điều kiện để nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước, giảm chi ngân sách thường xuyên cấp cho đơn vị hoạt động.
Thực hiện Thông tư số 97/2009/TT-BTC ngày 20/5/2011 của BTC, Cục Tần số vô tuyến điện đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để áp dụng thống nhất trong toàn cơ quan, ban hành các định mức, chế độ thu-chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng các chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước, tương đối phù hợp với đặc thù của Cục. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là nội dung bắt buộc đối với đơn vị áp dụng cơ chế tài chính đối với đơn vị SNCL hiện nay. Việc xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ tạo quyền chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính cho thủ trưởng đơn vị, cho tạp thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị thấy rõ ngĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với công việc, thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đây cũng là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện việc kiểm soát của KBNN, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định, giúp sử dụng vốn và tài sản đúng mục đích, giúp