Chức năng, nhiệm vụ củaCục Tần số vô tuyến điện với kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 51)

VI. Kết cấu của Luận văn

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ củaCục Tần số vô tuyến điện với kiểm soát nội bộ

nội bộ1

Thứ nhất: Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng BTTTT ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bố sung các văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh.

Thứ hai: Xây dựng, trình Bộ trưởng BTTTT để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ban hành các quyết định về: quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia; phân chia băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Thứ ba: Trình Bộ trưởng BTTTT phê duyệt hoặc ban hành các quyết định: quy hoạch băng tần, quy hoạch kênh tần số vô tuyến điện, quy định về điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện, băng tần số vô

tuyến điện.

Thứ tư: Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc BTTTT xây dựng, trình Bộ trưởng BTTTT ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị vô tuyến điện, về phát xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ theo quy định của pháp luật.

Thứ năm: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc BTTTT xây dựng, trình Bộ trưởng BTTTT ban hành quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện, quy định về tần số và công suất phát cho các thiết bị vô tuyến điện trước khi cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.

Thứ sáu: Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tần số vô tuyến điện; hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở Thông tin và Truyền thông trong lĩnh vực quản lý tần số, thiết bị vô tuyến điện theo quy định của Bộ trưởng BTTTT.

Thứ bảy: Cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi và quản lý các loại giấy phép tần số vô tuyến điện và sử dụng quỹ đạo vệ tinh theo quy định của pháp luật.

Thứ tám: Hợp tác quốc tế về kỹ thuật, nghiệp vụ tần số vô tuyến điện theo sự phân cấp của Bộ trưởng BTTTT; thực hiện đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU); Tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại can nhiễu tần số vô tuyến điện của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế; tham gia các chương trình kiểm soát tần số vô tuyến điện quốc tế.

nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Thứ mười: Kiểm tra thiết bị vô tuyến điện theo quy định của giấy phép và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan; xử lý nhiễu vô tuyến điện; kiểm tra và xác nhận tương thích điện từ cho các thiết bị bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.

Mười một: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo quy định của pháp luật.

Mười hai: Thực hiện cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có tính đến các yếu tố về đầu tư, chi thường xuyên, lao động, tiền lương.

Mười ba: Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịch vụ công chuyên ngành quản lý tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh theo quy định của pháp luật.

Qua hàng loạt các chức năng và nhiệm vụ nêu trên cho thấy Cục đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiều nhiệm vụ quan trọng đối với lĩnh vực viễn thông , một lĩnh vực có công nghệ cao đòi hỏi tính cấp bách. Lĩnh vực, phạm vi hoạt động rộng mang tính chuyên sâu, tinh vi, phạm vi rộng dàn trải, phạm vi bao phủ mang tính liên kết quốc tế.

Nguồn thu của Cục Tần số vô tuyến điện bao gồm 4 nguồn thu như: phí lệ phí, dịch vụ đo, viện trợ không hoàn lại theo dự án và nguồn thu từ quản lý sử dụng tài sản nhà nước, thanh lý tài sản, … trong đó chủ yếu là phí tài nguyên sử dụng tần số. Điều này dẫn đến cần phải có một HTKSNB đủ mạnh để quản lý các nguồn thu nhằm đảm bảo việc thu đúng, thu đủ và phù hợp với

sức đóng góp của đơn vị sử dụng tần số, thúc đẩy sự phát triển của ngành, của kinh tế xã hội, bên cạnh đó đảm bảo kinh phí cho các hoạt động mang tính chất an ninh quốc phòng mà nhà nước không đảm bảo.

Cục tần số là đơn vị quản lý nhà nước chất lượng trong lĩnh tài nguyên hữu hạn nhưng quý giá, sóng vô tuyến điện được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, đặc biệt là các lĩnh vực viễn thông, phát thanh truyền hình, hàng không, hàng hải, khoa học, công nghiệp và y tế. Vì vậy, phổ tần số vô tuyến điện được hầu hết các nước trên thế giưos thừa nhận là nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và quý giá. Nhà nước Việt Nam sớm nhận thức tầm quan trọng của công tác quản lý tần số và thông tin vô tuyến. Cục đã và đang được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, lớn đủ về chủng loại, số lượng, chất lượng, yêu cầu cao về công nghệ đi trước đón đầu để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý bằng nguồn vốn đầu tư XDCB một phần do NSNN cấp, viện trợ và chủ yếu do tự trang trải bằng nguồn thu được để lại. Được Bộ giao là đơn vị chủ đầu tư, chủ động thực hiện công tác đấu thầu và giải ngân, đòi hỏi Cục phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ để thực hiện các công việc từ việc lập dự án đầu tư đến việc tổ chức đấu thầu, mua sắm để đảm bảo cho các hoạt động này phù hợp với quy định của pháp luật. Hơn nữa với số lượng tài sản lớn, tần suất sử dụng nhiều, số lượng tài sản tại nhiều Trung tâm trực thuộc tại các vùng trong cả nước, tài sản và thiết bị phục vụ nhiệm vụ công ích, quốc phòng, an ninh nên Cục cần phải tổ chức quản lý, kiểm soát để phòng ngừa mất mát, tăng hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản.

Khi xã hội phát triển nhu cầu tần số cho công tác phát triển kinh tế xã hội hết sức được chú trọng và ngày càng cao trong khi phổ tần số là hữu hạn. Theo cơ chế tài chính được giao Cục được phép chủ động mở rộng các hoạt động dịch vụ gắn với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục để tăng thêm

nguồn thu bổ sung cho chi hoạt động và đầu tư trang thiết bị chuyên nghành, Trong những năm qua, sau khi Luật quản lý tài sản Nhà nước ra đời, Cục đã tận dụng năng lực của thiết bị và của đội ngũ cán bộ khi không phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao để cung cấp dịch vụ, đo kiểm dịch vụ các Trạm BTS, trạm truyền dẫn Viba theo yêu cầu của các doanh nghiệp viễn thông…vv nhằm tạo nguồn thu và đóng góp cho NSNN. Khi mở rộng các hoạt động dịch vụ, các chi phí phát sinh cho hoạt động ngày càng nhiều, thiết bị tài sản nhà nước đưa vào công tác tổ chức dịch vụ càng lớn, chính vì đó cần phải tăng cường kiểm soát để đảm bảo nguyên tắc thu lớn hơn chi, sử dụng hiệu quả các tài sản mà nhà nước trang bị, thu hổi vốn để tái đầu mua sắm thiết bị, ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc sai sót làm thất thoát, lãnh phí tài sản nhà nước.

Cục Tần số vô tuyến điện là cơ quan quản lý Nhà nước, bên cạnh việc có áp dụng cơ chế tài chính như đơn vị SNCL nhưng do phần lớn mục tiêu hoạt động không phải vì mục đích hiệu quả kinh tế nên công tác kiểm soát trong đó việc xây dựng HTKSNB cũng chưa được Cục Tần số vô tuyến điện chú trọng đúng mức.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w