Kiểm soát trên các hoạt động tài chính cơ bản

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 89)

VI. Kết cấu của Luận văn

2 B0 H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

2.2.4. Kiểm soát trên các hoạt động tài chính cơ bản

Kiểm soát công tác lập dự toán ngân sách:

Dự toán ngân sách toàn Cục được xây dựng trên cơ sở tổng hợp dự toán của khối văn phòng Cục và dự toán của các đơn vị cấp dưới xây dựng và gửi về phòng Kế hoạch – Đầu tư. Dự toán gửi về Phòng Kế hoạch – Đầu tư phải có kèm theo một bảng thuyết minh chi tiết, trong đó có phân tích đánh giá, dự đoán, nêu rõ cơ sở, văn bản tham chiếu, định mức quy định, cách tính toán, nội dung công việc cụ thể để xây dựng dự toán.

Đối với dự toán thu ngân sách, căn cứ để kiểm tra dự toán là: Kinh phí ngân sách được cấp năm trước, thông báo kinh phí được cấp; đối với các nguồn thu sự nghiệp như phí, lệ phí: Tình hình kinh tế vĩ mô, sự thay đổi về chính sách quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, các

quy định về mức thu phí, lệ phí của BTC, dự kiến số lượng giấy chứng nhận hợp chuẩn, số trạm BTS và số lượng giấy chứng nhận kiểm định công trình sẽ cấp. Đối với dự toán thu từ đo kiểm dịch vụ, căn cứ để kiểm tra là các hợp đồng đo kiểm đã ký nhưng chưa thực hiện, dự kiến các hợp đồng sẽ ký, dự kiến số lượt đo kiểm sản phẩm cho khách hàng. Dự toán các nguồn thu phản ánh tổng thu ngân sách sẽ thực hiện trong năm kế hoạch, đồng thời cũng sẽ là mục tiêu để toàn Cục phấn đấu thực hiện.

Đối với dự toán chi hoạt động thường xuyên: Phòng Kế hoạch-Đầu tư kiểm tra các sở cứ lập dự toán chi của các đơn vị, bộ phân dựa trên các nội dung: các nhiệm vụ, kế hoạch được giao, số lượng cán bộ theo biên chế dự kiến, dự đoán mức tăng lương cơ bản của Nhà nước, các tháy đổi về văn bản quy phạm quy định các định mức tiêu chuẩn chế độ trong năm tới, sự tăng giá của một số khoản chi tiêu có tính thiết yếu như điện, nước, nhiên liệu. Ngoài ra còn rà soát các khoản chi lớn sẽ phát sinh như chi mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi sửa chữa tài sản, chi đoàn ra, đoàn vào.

Đối với dự toán sản xuất kinh doanh dịch vụ: Kiểm tra chi phí thầu phụ, chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí vật liệu, chi phí chung, chi phí khấu hao máy móc thiết bị. Căn cứ để kiểm tra là giá nhân công trên thị trường, nguyên giá tài sản, thiết bị dùng để thực hiện đo kiểm, thời gian dự kiến sử dụng thiết bị của từng hợp đồng, định mức khấu hao, các định mức về đo kiểm đã được ban hành.

Đối với dự toán chi đầu tư XDCB: Căn cứ kiểm tra dự toán sẽ là tiến độ thực hiện dự án, dự kiến giải ngân, giá trị các gói thầu dự kiến triển khai trong năm kế hoạch...

Kiểm soát trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách:

Kiểm soát các nguồn thu ngân sách: Nguồn thu ngân sách của Cục gồm

các nguồn chủ yếu: thu từ lệ phí cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm viễn thông thuộc chuyên ngành quản lý của Cục, thu phí kiểm định,

lệ phí cấp giấy chứng nhận kiểm định công trình viễn thông, thu từ dịch vụ đo kiểm cho sản phẩm, đo kiểm chất lượng dịch vụ mạng lưới, đo kiểm công trình viễn thông.

Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí: Khi khách hàng đến nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm, bộ phận chứng nhận sẽ nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng về loại sản phẩm, nguồn gốc thiết bị, mục đích nhập khẩu cũng như các tài liệu kỹ thuật, kết quả đo kiểm. Nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận. Căn cứ vào biểu lệ phí chứng nhận sản phẩm thiết bị viễn thông do BTC ban hành tại Quyết định 89/2004/QĐ-BTC, sẽ lập giấy báo lệ phí. Giấy báo lệ phí sẽ được chuyển cho khách hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Giấy chứng nhận cùng với biên lai thu tiền phí lệ phí sẽ được chuyển cho khách hàng sau khi lệ phí đã được thanh toán.

Đối với nguồn thu từ dịch vụ đo kiểm: đối với đo kiểm sản phẩm viễn thông do giá trị từng lần dịch vụ nhỏ nên không thực hiện kí hợp đồng với khách hàng. Cục đã xây dựng biểu giá đo kiểm cho từng loại thiết bị làm căn cứ kiểm soát. Khi khách hàng mang sản phẩm mẫu đến để đo kiểm, bộ phận kĩ thuật sẽ tiếp nhận và thực hiện đo, sau đó chuyển hồ sơ cùng kết quả cho bộ phận kế toán. Căn cứ biểu giá đo kiểm, kế toán sẽ thông báo cho khách hàng thanh toán và tiến hành xuất hoá đơn tài chính.

Đối với các nguồn thu từ đo kiểm công trình viễn thông, đo kiểm chất lượng dịch vụ mạng lưới: đối tượng khách hàng của loại hình dịch vụ này là các doanh nghiệp viễn thông lớn như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom. Giá trị từng lần đo dịch vụ cũng rất lớn. Để được tham gia cung cấp dịch vụ cho các đối tượng này, Cục phải tham gia đấu thầu như một doanh nghiệp trên thị trường. Việc cạnh tranh cung cấp dịch vụ luôn được Cục quan tâm đẩy mạnh nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc có lãi, thu phải lớn hơn chi. Phòng Kế hoạch tài chính là nơi quản lý, theo dõi, đôn đốc thu hồi công nợ của các hợp đồng này.

Kiểm soát chi thường xuyên: Để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi, ngoài việc nghiên cứu áp dụng các chế độ, chính sách của Nhà nước áp dụng chung cho các đơn vị SNCL, Cục đã có xây dựng một số văn bản về quản lý tài chính nhằm chuẩn hoá cũng như việc tạo cơ sở cho công tác kiểm soát. Quy chế chi tiêu nội bộ là một ví dụ, hay các quy định cụ thể khác ban hành kèm theo Quy chế chi tiêu nội bộ khung là quy định về xếp loại hệ số điều chỉnh lương tăng thêm của Cục, quy định về định hỗ trợ cước điện thoại di động và cước internet . Áp dụng cơ chế tài chính như đơn vị SNCL có tính đến yếu tố tiền lương và đầu tư. Việc thanh toán lương cho công chức, viên chức của Cục phải đảm bảo mức lương cơ bản chung, còn số lương tăng thêm được tính theo hiệu quả công việc. Theo quy chế chi tiêu nội bộ việc xếp loại hệ số lương tăng thêm cho cá nhân thông qua hiệu quả công việc được thể hiện bằng bản đánh giá, nhận xét của mỗi công chức, viên chức và được lãnh đạo đơn vị và Cục trưởng phê duyệt. Phòng Tổ chức-Cán bộ sẽ phân bổ, tính toán và lập bảng lương tăng thêm theo hệ số xếp loại cá nhân chuyển cho kế toán thanh toán lương đảm bảo nguyên tắc không vượt quá 60% quỹ lương tháng được phép tăng thêm.

Cục là cơ quan quản lý nhà nước với đặc thù hoạt động trước đây như doanh nghiệp công ích hay hiện nay cơ chế tài chính như đơn vị sự nghiệp, nên việc phân định rạch ròi các công việc cụ thể, hay rạch ròi giữa các bộ phận chỉ là tương đối. Do đó việc nhận xét, đánh giá hiệu quả công việc dựa trên các tiêu chí hoàn thành công việc mang tính chất tương đối đôi khi chưa được chuẩn xác. Thậm chí ngay cán bộ trẻ được đào tạo bài bản hơn thế hệ cũ, có năng lực, nhanh nhẹn cũng có những đóng góp rất hiệu quả công việc, nhưng thu nhập vẫn nặng tính tre già măng mọc hay quan hệ có trên dưới hầu hết tại các cơ quan nhà nước, hay theo thâm niên công tác. Chính vì các lẽ đó tạo môi trường không công bằng, người có quan hệ tốt, thâm niên nhiều, hay

hệ số lương cao vẫn hưởng rất cao, còn số trẻ đạt hiệu quả thì thu nhập chưa thực sự xứng đáng với công sức.

Đối với nội dung chi cho hoạt động thường xuyên: Bộ phận Văn phòng sẽ là người thực hiện trong sự kiểm soát về giá, về chất lượng, về thủ tục của bộ phận tài chính kế toán trên cơ sở văn bản chế độ, định mức của nhà nước. Khi các khâu hay bộ phận cần thiết phải trang thiết bị hay tiến hành bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, vật phẩm làm việc, các đơn vị báo về Văn phòng Cục. Văn Phòng Cục sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc mua sắm. Phòng Kế toán-Đầu tư tiến hành mua sắm theo các thủ tục quy định hiện hành.

Kiểm soát thu - chi thực hiện các hoạt động dịch vụ: Hiện nay hoạt

động dịch vụ Cục để các đơn vị trực thuộc được phép chủ động khai thác và hạch toán trên nguyên tắc đảm bảo có lãi.

Kiểm soát hoạt động đầu tư XDCB: Với hệ thống các văn bản của nhà

nước về XDCB hiện nay tương đối hoàn thiện thì việc kiểm soát chi cho công tác đầu tư xấy dựng cơ bản hiện nay đều tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư. Kiểm soát chi hiện nay phần lớn căn căn cứ theo các phê duyệt của cơ quan chủ quản cấp trên và căn cứ vào dự toán, kế hoạch giải ngân của từng dự án được duyệt. Kiểm soát được thực hiện thông qua các quyết định, chủ trương đầu tư của BTTTT dựa trên các quy định của văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư. Khi có phát sinh công việc triển khai thực hiện các gói thầu mua sắm thiết bị hay dự án xây dựng công trình, Cục sẽ tổ chức xây dựng dự toán các gói thầu trên cơ sở có thực. Dự toán các gói thầu do Cục trưởng phê duyệt. Nếu dự toán kinh phí các gói thầu vượt quá thẩm quyền của Cục trưởng theo các quy định hiện hành sẽ được trình Lãnh đạo BTTTT phê duyệt hay ủy quyền phê duyệt cho Cục thực hiện. Việc tổ chức đấu, chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu sẽ được tiến hành khi báo cáo khả thi và dự toán kinh phí được cấp cso thẩm quyền phê duyệt. Thông tin về gói thầu sẽ được thông báo,

đăng tải tùy theo phương pháp áp dụng tiến hành sao cho phù hợp với quy định của văn bản quy định và hướng dẫn. Cục triển khai các bước tuần tự của quy định về thủ tực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu như thành lập tổ chấm thầu, lựa chọn nhà thầu, phương pháp và cách thức ký hợp đồng với nhà thầu, thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài sản, trang thiết bị trong cơ quan nhà nước tại Cục Tần số vô tuyến điện:

Việc đầu tư trang thiết bị tài sản cho công tác thực thi quản lý Nhà nước với đặc thù là kiểm soát tần số là hết sức bức thiết, nên trong thời gian qua Cục đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép Cục đầu tư ồ ạt hàng loạt trang thiết bị hiện đại thông qua một loạt dự án. Tuy nhiên việc quản lý tài sản khi đưa vào sử dụng hiện nay tại Cục chưa dược chú trọng và khai thác hết hiệu quả mang lại. Sau khi dự án được quyết toán hoàn thành, Cục ra các quyết định điều chuyển tài sản cho các Trung tâm kiểm soát khu vực sử dụng vận hành. Các trang thiết bị sử dụng tại Văn phòng Cục cũng theo dõi trên sổ sách kế toán và thông qua các quyết định điều chuyển cho đơn vị sử dụng. Cục đã lưu ý đến việc xác định tài sản phải được quản lý, sử dụng đúng cho công tác thực thi hay chức năng nhiệm vụ được giao. Trong quá trình sử dụng tài sản, khi tài sản có hỏng hóc sẽ được tiến hành hiệu chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ và tiêu chuẩn kĩ thuật. Sau khi có sự ra đời của Luật quản lý tài sản và cơ chế tài chính của Cục được BTC hướng dẫn thì việc sử dụng các tài sản để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Các trung tâm Kiểm soát khu vực, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật thuộc Cục cũng tận dụng khai thác trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp với chuyên môn, khả năng của mình và đúng quy định của pháp luật, từ đó nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

nước được thực hiện và tính theo quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của BTC. Đối với các tài sản sử dụng cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo quy định tính hao mòn nhằm thu hồi vốn cho nhà nước theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của BTC về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ, chi phí khấu hao được tính là chi phí hợp lý, hợp lệ. Số kinh phí khấu hao được phép bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Cục tuân thủ theo thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính của BTC.

Kiểm soát quản lý và sử dụng tài sản được thực hiện thông qua các Phòng Tổ chức Hành chính của các Trung tâm Kiểm soát khu vực, Trung tâm dịch vụ và kế toán theo dõi tài sản.

Kiểm soát việc trích lập và sử dụng các quỹ của Cục:

Cục được trích lập các quỹ gồm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập. Trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp tối thiểu 75% chênh lệch thu chi trong năm 2009, 2010 và năm 2011 tối thiểu là 60% chênh lệch thu – chi hoạt động thường xuyên, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi trích không quá 3 tháng lương thực tế.

Sau khi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với việc sử dụng quỹ, tuân thủ theo các quy định của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng quỹ hàng năm (đối với các dự án mua sắm thiết bị) và được sự đồng ý của BTC (đối với các dự án mua sắm, xây dựng trụ sở làm việc), Cục trưởng được quyền quyết định sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào mục đích đầu tư, sửa chữa lớn, để nâng cao chất lượng hoạt động của Cục. Thủ tục để thực hiện các khoản chi từ quỹ này được thực hiện như đối với chi thường xuyên, đối với mua sắm tài sản thực hiện theo luật đấu thầu, phòng Kế hoạch- Đầu tư sẽ thẩm định về hồ sơ thầu, về giá cả và các thủ tục về tài chính.

thành quy chế. Sau khi có sự thống nhất của Công đoàn Cục và Cục trưởng về nội dung chi quỹ dưới hình thức tờ trình, kế toán sẽ hoàn thiện chứng chi, tiến hành thanh toán chi trả các khoản chi này.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại cục tần số vô tuyến điện (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w