2.3.2.1.Những tồn tại và hạn chế:

Một phần của tài liệu đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 80)

Thứ nhất, khai thác, huy động các nguồn thu sự nghiệp y tế còn rất khiêm tốn:

Với đặc điểm của Bệnh viện là vừa mới tách ra hoạt động độc lập và cũng mới triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhưng việc phấn đấu khai thác nguồn thu sự nghiệp y tế trong qua trình hoạt động trong thời gian qua còn rất

khiêm tốn và không tránh khỏi những thiếu xót, khuyết điểm. Tuy nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện tăng lên nhưng nguồn NSNN lại giảm đi, trong khi đó yêu cầu trong thời gian tới cần phải mở rộng quy mô hoạt động, cần có sự đầu tư lớn, mặt khác Nhà nước vẫn khống chế khung mức thu tiền viện phí do đó nguồn tài chính vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Bệnh viện. Trong thời gian tới Bệnh viện cần tìm giải pháp khai thác tích cực nguồn thu mang tính chủ đạo này.

Thứ hai, về chính sách tiền lương và thu nhập tăng thêm còn nhiều hạn chế:

Bệnh viện bắt đầu thực hiện NĐ43/2006/NĐCP nên còn chưa có kinh nghiệm cũng như số liệu tham khảo để thực khoán cho các khoa phòng nên khó khăn trong công tác xây dựng định mức khoán trong chi tiêu. Và cũng không có số liệu để làm căn cứ xem xét tỷ lệ tiết kiệm so với những năm trước. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp nhưng lại hoạt động trong điều kiện đặc thù của hệ thống bệnh viện nước ta là nhằm thực hiện công bằng trong việc KCB, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội mang tính chất công ích nhiều hơn, quy định về mức thu một phần viện phí vẫn mang tính bao cấp do vậy làm hạn chế nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện và ảnh hưởng đến việc tự chủ tài chính, gặp khó khăn trong việc bố trí nguồn kinh phí. Đồng thời việc phải tự bố trí kinh phí phụ cấp ưu đãi nghề từ phần giao tự chủ tài chính ( bao gồm cả thu sự nghiệp đơn vị) dẫn đến kinh phí tiết kiệm được để lại chi thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ hạn chế.

Thứ ba, hạn chế về lập quy chế chi tiêu nội bộ:

Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện được ban hành nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, nhiều khoản chi, mục chi, đặc biệt là là các khoản chi dịch vụ công, chi tiếp khách.. vẫn còn chưa thật rõ ràng, cụ thể. Đối với các khoản chi lương tăng thêm hay khoán làm ngoài giờ, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn phương thức xây dựng vẫn chưa cụ thể, nhiều định mức chi chưa được quy định hoặc lạc hậu dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Thứ tư, tận thu hoạt động dịch vụ tạo ra gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân:

Bệnh viện là tuyến cuối cùng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm, với đặc điểm bệnh này xảy ra theo đợt khi có dịch sẽ bùng phát rất nhanh gây nên tình trạng quá tải, trong khi đó quy mô của Bệnh viện còn nhỏ. Hơn nữa bệnh nhân bị bệnh chủ yếu là dân nghèo không có tiền chi trả viện phí và một số trường hợp Bệnh viện phải thực hiện miễn giảm cho bệnh nhân nghèo theo quy định của Nhà nước nên nguồn thu sự nghiệp sẽ bị hạn chế rất nhiều. Cho nên Bệnh viện tìm các nguồn thu đáp ứng kinh phí hoạt động, thêm vào đó nguồn kinh phí Nhà nước cấp thấp do vậy dễ dẫn đến xu hướng thương mại hoá hệ thống y tế, tăng thu bù đắp chi phí tạo thêm gánh nặng chi phí điều trị cho bệnh nhân. Biểu hiện của xu hướng này thể hiện ở các điểm: tăng chi phí điều trị nội trú để tăng thu cho bệnh viện, tăng giá các dịch vụ chiếu chụp, chuẩn đoán xét nghiệm kỹ thuật cao, sử dụng các loại thuốc đắt tiền trong điều trị nhằm tăng thu và thời gian điều trị nhanh, phát triển các phòng khám dịch vụ theo yêu cầu với mức thu cao hơn. Đồng thời với xu hướng thương mại hoá tăng thu còn dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Bệnh viện gây ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định xã hội.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập:

NĐ43 được ban hành kèm theo thông tư hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tự chủ tài chính còn chồng chéo bất cập điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của Bệnh viện và còn một số điểm chưa phù hợp với đặc thù đơn vị sự nghiệp y tế như: quy định sử dụng một phần viện phí, chính sách chế độ tiền lương, chính sách thu hồi một phần viện phí, chính sách chế độ tiền lương chung theo NĐ03/2003/NĐ-CP chưa phù hợp với đặc thù ngành y tế, quy định về trích lập các quỹ, các quy định về quản lý sử dụng nguồn nhân lực, cơ chế giao kế hoạch năm.

Đồng thời phần chênh lệch thu lớn hơn chi phải trích tối thiểu 25% vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quy định này khiến các đơn vị khó có nguồn chi

nâng cao thu nhập, đầu tư trang thiết bị trong khi đó nguồn quỹ phát triển sự nghiệp không sử dụng hết.

Theo quy định của Bộ mỗi bệnh viện được cấp số biên chế nhất định. Việc bổ nhiệm sai, sa thải cán bộ do Bộ quyết định, các bệnh viện chỉ được trao quyền cơ cấu, sắp xếp nhân sự. Quyền chủ động trong tuyển dụng và sa thải cán bộ còn hạn chế do có sự chồng chéo trong quy định quản lý.

Thứ hai, cơ chế chính sách khác còn hạn hẹp, chưa xây dựng và ban hành các tiêu chí cơ bản làm căn cứ đánh giá các bệnh viện:

Thực tế tại Bộ hiện nay chưa ban hành được các tiêu chí cơ bản làm căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với các bệnh viện. Do vậy khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ, tư vấn kịp thời giúp Viện tháo gỡ những vướng mắc. Các căn cứ hiện tại chỉ giúp Viện đánh giá kết quả về số lượng như số lượng bệnh nhân, giường bệnh... mà chưa đánh giá được hiệu quả về chất lượng KCB.

Thứ ba, nhận thức của lãnh đạo và cán bộ, viên chức về đa dạng nguồn thu còn hạn chế:

Tự chủ tài chính phát huy khả năng sáng tạo, tư duy đổi mới. Lãnh đạo làm nòng cốt đi đầu trong cách nghĩ và cách làm mới. Tuy nhiên với hướng đi mới không ít cán bộ công nhân viên trong Viện chưa nắm rõ được chủ trương tinh thần mới, một bộ phận đã quen với lối tư duy cũ tạo ra lối mòn, khó khăn trong việc triển khai Nghị định mới. Một số khác vẫn còn hoài nghi, chưa mạnh dạn đưa ra các quyết sách phù hợp với đơn vị. Trong khi đó nhận thức của các nhân viên trong Bệnh viện còn chưa đầy đủ, nhiều bộ phận cá nhân còn ỷ lại, tác phong công việc còn chưa nghiêm túc, sử dụng lãng phí tài sản, không tận dụng tối đa các nguồn thu của Bệnh viện. Qua đó ta cần thấy rõ một số nguyên nhân hạn chế tính hiệu quả phát huy các nguồn thu đó là nhận thức từ cán bộ, công nhân viên chức.

Thứ tư, kinh phí cấp cho mục tiêu đầu tư phát triển sự nghiệp y tế còn thấp:

Ngân sách được giao qua các năm cho thấy nguồn kinh phí cấp cho Bệnh viện nhằm mục tiêu xây dựng cơ bản và mua trang thiết bị còn thấp. Kinh phí cấp

cho Bệnh viện chủ yếu là mua sắm trang thiết bị, nguồn kinh phí sử dụng cho xây dựng cơ bản chủ yếu là hạng mục sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ, với nguồn kinh phí đầu tư thấp, cơ sở hạ tầng các đơn vị đang ngày càng xuống cấp là một trong những nguyên nhân làm giảm thu từ dịch vụ.

Thứ năm, hạn chế trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Hiện nay Bệnh viện đã phản ánh khá đầy đủ các khoản thu và nội dung chi trong quy chế. Tuy nhiên một điểm hạn chế là xây dựng các nội dung chưa hệ thống, quy chế chỉ được bổ sung khi có các hoạt động mới phát sinh. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho quy chế chi tiêu nội bộ chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của công tác quản lý tài chính.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 80)