Kinh nghiệm của các Bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu (OECD):

Một phần của tài liệu đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 44 - 45)

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện công lập:

1.3.1. Kinh nghiệm của các Bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu (OECD):

(OECD):

Hệ thống Bệnh viện công lập ở các nước Đông Âu vẫn là các bệnh viện cung cấp dịch vụ y tế chiếm ưu thế trong xã hội. Đây cũng là do hệ quả của hệ thống chính trị trước đây để lại, nguồn tài chính của các Bệnh viện công ở đây chủ yếu là do Nhà nước đảm bảo thông qua việc cấp kinh phí hoạt động của Bệnh viện và trả lương cho các cán bộ, nhân viên và y bác sỹ thông qua ngân sách của Nhà nước. Nói chung, nguồn tài chính của hệ thống các Bệnh viện công lập ở các nước Đông Âu bao gồm:

- Nguồn NSNN cấp:

Đây là nguồn tài chính chủ yếu của Bệnh viện. Việc cấp NSNN bao nhiêu là do quyết định của Chính phủ, về chi tiêu NSNN phụ thuộc vào hiệu quả tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tuỳ theo từng quốc gia thì nguồn tài chính NSNN có sự khác nhau. Ở đây hầu như không có nguồn tự đầu tư của các Bệnh viện.

- Nguồn tài chính từ BHXH bắt buộc:

Ở các nước Đông Âu bắt buộc tất cả mọi người lao động và những tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đều phải nộp BHXH. Như vậy, đây cũng là một nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của Bệnh viện. Tuy nhiên Nhà nước lại có cơ chế bù đắp cho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy thường tạo ra sự lãng phí, sử dụng nguồn tài chính này kém hiệu quả.

- Khoản thanh toán trực tiếp:

Ở các nước Đông Âu đều đưa ra và thực hiện một hệ thống đồng thanh toán. Tức là BHXH cấp tài chính phần lớn các chi phí nhưng họ lại được bổ sung bằng các khoản thanh toán trực tiếp từ các bệnh nhân ở một số các loại dịch vụ của Bệnh viện. Bệnh nhân trả trực tiếp cho các loại dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, đồng thời họ cũng trả tiền cảm ơn, đây là hiện tượng phổ biến trong các bệnh viện công lập ở các quốc gia này. Vì các bác sỹ làm việc ở đây là công chức Nhà nước, xếp hạng vị trí theo thâm niên công tác, lương của họ nhiều hay ít là phụ thuộc vào ngân sách phân bổ trả lương cho cán bộ công chức và nhân viên trong bệnh viện, nguồn phân bổ đó lại phụ thuộc vào tình hình tài chính của Nhà nước. Mức lương gắn với cấp bậc của từng cá nhân trong hệ thống lương quan liêu. Hệ thống trả lương này không kích thích được sự sáng tạo, và kích thích chuyên môn của các bác sỹ. Vì hệ thống trả lương này tạo ra sự chênh lệch thu nhập với các lĩnh vực khác và không tương xứng với vai trò, vị trí và công sức bỏ ra của các bác sỹ. Do đó, thu nhập của các bác sỹ từ khoản “thu nhập phụ” này lại là chủ yếu, gây nên hiện tượng tiêu cực trong các Bệnh viện.

Hơn nữa các định mức chi tiêu của Bệnh viện do Nhà nước hoặc BHXH định ra. Các Bệnh viện ở đây hoạt động theo nguyên tắc: “bù đắp chi phí bằng thu nhập”. Họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách được phân bổ. Tuy nhiên trên thực tế các bệnh viện thường luôn bội chi và phần thâm hụt này thường được NSNN bù đắp. Nhà nước lại không có chế tài kỷ luật tài chính đối với khu vực bệnh viện công... Đây chính là nguyên nhân làm cho các bệnh viện công gây ra sự lãng phí các nguồn lực tài chính và hoạt động thêm hiệu quả.

Một phần của tài liệu đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w