- Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học.
3.1.1.2.Nhu cầu tài chính của Bệnh viện đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020:
3.3.1. Kiến nghị với Đảng và Nhà nước:
Bộ chính trị vừa có kết luận số 42-KL-TW “kết luận của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các dơn vị sự nghiệp y tế cơng lập”, qua đó đã tán thành các quan điểm: hệ thống y tế công lập phải giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt trong việc giữ vững định hướng công bằng hiệu quả, phát triển đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy hệ thống y tế cơng lập cần tiếp tục được mở rộng và phát triển. Tiếp tục tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế hoạt động của các bệnh viện công để hoạt động ngày càng năng động, hiệu quả. Do đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế là một vấn đề cần thiết. Những quy định mới của Nhà nước là tiền đề hết sức quan trọng đối với các đơn vị sự nghiệp y tế trong thời kỳ đổi mới, bởi nếu các chính sách khơng phù hợp, hay cịn tồn tại nhiều bất cập thì có thể sẽ là rào cản cho sự hoạt động của các đơn vị. Dưới đây em xin đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước:
Nhà nước cần tiếp tục xây dựng các văn bản bổ sung, đồng bộ hơn nữa để các đơn vị sự nghiệp cơng lập có hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, giúp đơn vị hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Xây dựng các văn bản hướng dẫn mẫu báo cáo quyết toán chung, thống nhất cho tất cả các đơn vị, trong đó phần thu chi từ NSNN và từ nguồn thu sự nghiệp.
Nhà nước nên bỏ quy định về giới hạn trần về tổng thu nhập hàng năm tăng thêm trả cho người lao động, trong các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện cơ chế tự chủ. Quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về giới hạn trần tối đa tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong năm không quá 3 lần tổng quỹ
lương trong năm do Nhà nước ban hành, tuy nhiên nên bỏ quy định này nhằm thúc đẩy hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, nếu Nhà nước quy định về giới hạn trần về tổng thu nhập tăng thêm trong năm thì có thể làm giảm động lực thúc đẩy hoạt động của các đơn vị thực hiện chủ trương tăng thu của các hoạt động sự nghiệp.
NĐ 43/2006/NĐ-CP thực chất là giao quyền tự chủ trong quản lý kinh phí thường xuyên tức là được tự chủ trong chi thường xuyên, nhưng lại không giao tự chủ trong quản lý thu sự nghiệp, quy định khung mức thu viện phí như vậy sẽ làm giảm nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp, gây bất cập trong việc huy động nguồn tài chính tại các đơn vị bởi nguồn NSNN cấp cho sự nghiệp y tế hàng năm tăng khơng đáng kể, trong khi lại địi hỏi phải có sự đầu tư, phát triển trong q trình thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Chính vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần sửa đổi bổ sung, để đơn vị sự nghiệp cơng lập có thể tự chủ trong việc quy định khung mức thu phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị, phù hợp với quy định của Nhà nước nhưng cũng có chế độ ưu đãi đối với các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách như vậy sẽ đảm bảo cân đối giữa các chính sách của Nhà nước với nhu cầu của đơn vị.
Cần phải củng cố tuyến y tế cơ sở, bởi đây là những điểm đến đầu tiên của 75% dân số nông dân KCB mà không phải vượt tuyến, chú trọng đến việc nâng cao trang thiết bị cũng như chất lượng y tế cơ sở, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với những cán bộ y bác sỹ làm việc tại đó.
Thực hiện hiệu quả BHYT tự nguyện: qua cách làm này nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng mua bảo hiểm y tế để được hưởng các ưu đãi như vượt tuyến, chọn bác sỹ, chọn bệnh viện... trong từng trường hợp nếu họ đóng bảo hiểm y tế giá cao mà khơng sử dụng hết thì ngành bảo hiểm có thể sử dụng số tiền này để chi trả cho người bệnh khác, đây cũng là biện pháp chia sẻ rủi ro giữa người giàu và người nghèo. Cũng qua đó, cần có những chính sách hỗ trợ mua BHYT cho người thuộc diện nghèo theo tiêu chuẩn chung và cho trẻ nhỏ, và phải có những kế hoạch vận động người dân tham gia đóng BHYT để mọi người đều có thể
hiểu được sự quan trọng và lợi ích của BHYT đối với bản thân cá nhân và đối với xã hội.
Rà sốt lại hệ thống chính sách, căn cứ vào nhu cầu thực tế trong thời gian qua và định hướng trong tương lai để có hướng điều chỉnh cho thích hợp, tránh tình trạng chồng chéo không minh bạch, tạo kẽ hở, gây cản trở đến quá trình thực hiện.