1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng nguồn tài chính của bệnh viện công lập:
1.2.3.2. Sự phát triển kinh tế xã hội:
Trước thời kỳ đổi mới, NSNN là nguồn tài chính chủ yếu của bệnh viện, các bệnh viện được Nhà nước bao cấp hoàn toàn nhân dân được KCB miễn phí với dịch vụ hạn chế. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho công tác chăm sóc sức khoẻ nên vấn đề tài chính cho các bệnh viện đang là mối quan tâm hàng đầu. Để có thêm nguồn kinh phí Nhà nước đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức lại bộ máy, biên chế và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong đó bao gồm những quy định đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động, đơn vị đảm bảo một phần kinh phí hoạt động, chính sách này đã tăng nguồn ngân sách cho hoạt động bệnh viện góp phần nâng cao KCB cho người dân.
Cùng với sự phát triển của đất nước và nỗ lực đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện đáng kể so với trước thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ và KCB của người dân cũng tăng lên, số lượt người đến các cơ sở y tế KCB tăng do đó nguồn thu viện phí cũng tăng.
Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng đáng kể nhưng do tình trạng chung cho toàn ngành y tế còn chưa tương xứng như dịch vụ y tế kém, cơ sở vật chất còn tồi tàn, dịch vụ phục vụ người bệnh còn hạn chế... cho ta thấy rõ rệt xã hội đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ KCB cho các bệnh viện vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Mặt khác, do người dân còn chưa có thói quen chăm sóc sức khoẻ khám định kỳ cũng như chưa có ý thức tự giác tham gia bảo hiểm y tế cho nên khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế, đối tượng bệnh nhân nghèo không có khả năng chi trả cho viện phí KCB để thực hiện các chế độ ưu đãi còn rất khó khăn. Nên viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó thêm nguồn ngân sách để tăng cường KCB cho người nghèo.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thời mở cửa hiện nay thì việc huy động nguồn vốn tài chính đa dạng như phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập, các bệnh viện, phòng khám tư nhân, phát triển các hình thức liên kết công tư là một việc làm rất cần thiết để nâng cao chất lượng KCB cho người dân đạt hiệu quả cao nhất.
Với chính sách “ xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội, chính sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác nguồn tài chính phục vị cho công tác KCB của mình như: phát triển thành bệnh viện bán công, xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện....