Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 134 - 136)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

4.3.4.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

- Hoàn thiện môi trường pháp lý là vấn đề cần thiết để thẻ trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội. Việt Nam hiện nay mới chỉ có duy nhất một quy chế của Ngân hàng Nhà nước về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (Quyết định số 871/1999/QĐ - NHNN). Đó chỉ là một văn bản có tính hướng dẫn chung còn về quy trình nghiệp vụ cụ thể thì lại do từng ngân hàng đề ra, chứ chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng. Trong thời gian sớm nhất, NHNN nên xem xét và đệ trình Chính phủ dự thảo các văn bản pháp quy về thẻ, trong đó đưa ra các quy định chặt chẽ, đầy đủ, hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như các chế tài đi kèm cho hoạt động kinh doanh thẻ. Đặc biệt, các văn bản này phải thống nhất với các văn bản có liên quan đến vấn đề ngoại hối, tín dụng chung.

- Chính sách quản lý ngoại hối cũng cần phải có các quy định riêng cho thẻ thanh toán, nhất là thẻ tín dụng quốc tế nhằm mục đích vừa quản lý tốt việc sử dụng thẻ của khách hàng, tránh việc lợi dụng thẻ để chuyển ngoại tệ và tình trạng Đôla hoá trên thị trường Việt Nam. Để đảm bảo việc sử dụng và thanh toán thẻ tuân thủ chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, tôi cho rằng cần thực hiện điều chỉnh đối với tất cả các loại thẻ, bất kể do ngân hàng Việt Nam hay ngân hàng nước ngoài phát hành thẻ về các vấn đề sau:

+ Đối với các giao dịch bằng thẻ ngân hàng: toàn bộ các giao dịch rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM trong nước và tại các ĐVCNT phải thực hiện bằng đồng Việt Nam.

+ Các ĐVCNT ở trong nước (trừ những đơn vị chấp nhận thẻ được phép thu ngoại tệ) chỉ được giao dịch, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt Nam khi nhận việc chi trả tiền hàng hoá và thanh toán dịch vụ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Ngân hàng phát hành thẻ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chỉ cho phép chủ sử dụng thẻ mua ngoại tệ sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép và chuyển ra nước ngoài với số lượng tối đa không được vượt quá mức ngoại tệ được phép chuyển không phải khai báo hoặc mức ngoại tệ mà chủ sử dụng thẻ đã được phép mua để chuyển ra nước ngoài.

- Chính sách tín dụng cũng nên có những quy định riêng cho thẻ tín dụng nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng tự chịu trách nhiệm thẩm định, đảm bảo tín dụng cho khách hàng của mình, giảm khó khăn phiền hà cho khác hàng để tăng số lượng chủ thẻ. Điều kiện đảm bảo tín dụng đối với chủ thẻ có thể nới rộng hơn so với các khoản vay thông thường, căn cứ vào tính ổn định thường xuyên của thu nhập được chi trả qua ngân hàng.

- Nhanh chóng ban hành Thông tư thu phí và chia sẻ phí dịch vụ thẻ tại ATM/EDC; Thông tư hướng dẫn việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro trong lĩnh vực thẻ để các ngân hàng có căn cứ triển khai thực hiện.

- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đi đôi với cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và dân chúng sử dụng công cụ này.

4.3.4.2. Khuyến khích mở rộng hoạt động dịch vụ thẻ

- Cho phép các NHTM thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro về nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

- Giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước xây dựng thẩm định các dự án đầu tư cho hoạt động dịch vụ thẻ.

- Kiến nghị với Nhà nước xem xét giảm thuế cho loại hình dịch vụ còn mới mẻ này, tạo điều kiện cho các NHTM giảm giá thành với mặt hàng thẻ, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ thẻ, đẩy mạnh tốc độ thanh toán trên thị trường thẻ.

- Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về thẻ cho các NHTM, cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ và nhận thức của cán bộ nhân viên Ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đồng thời, NHNN cần hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế độ hạch toán, báo cáo, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và yêu cầu của NHNN. Giới thiệu và giúp các NHTM thu thập thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ.

4.3.4.3. Đẩy mạnh hoạt động trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia

- Tạo ra được quy chế thống nhất giữa các thành viên về đồng tiền thanh toán, mức phí, tỷ giá, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thanh toán

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thẻ tín dụng Việt Nam.

- Tạo mạng lưới thanh toán rộng khắp, đảm bảo các loại thẻ do các ngân hàng khác nhau trong nước phát hành và có thể thanh toán ở bất kỳ máy thành viên và cơ sở chấp nhận thẻ nào trong phạm vi cả nước. Hoặc đầu tư mạng thanh toán trực tuyến trong nội bộ từng ngân hàng và giảm chi phí thanh toán thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành

- Giúp các ngân hàng thanh toán giảm thiểu các chi phí thanh toán thẻ phát hành trong nước vì hiện nay hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng thông quan tổ chức thẻ quốc tế phải tốn một chi phí rất cao: 1,3% doanh số trên một giao dịch thẻ đối với Visa và 0,9% doanh số trên một giao dịch thẻ đối với Mastercard, vô hình chung đẩy chi phí chiết khấu đại lý lên cao do đó không hấp dẫn đối với các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.

- Giúp các ngân hàng thực hiện việc phát hành và thanh toán thẻ cập nhật được nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo tránh thất thoát cho các thành viên.

4.3.4.4. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ

Rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ thanh toán thẻ chiếm phần lớn và thường vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng. Hành động giả mạo thẻ và thực hiện các giao dịch giả đang phổ biến. Do đó NHNN cần ban hành các chế tài cho tội phạm giả mạo thẻ, nâng cao trình độ công an kinh tế và các đơn vị có thẩm quyền liên quan đến loại tội phạm này

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 134 - 136)