Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 126 - 128)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, sẵn sàng tiếp nhận và làm chủ công nghệ hiện đại, góp phần đẩy mạnh hoạt động thẻ của Agribank Thái Nguyên đến năm 2020, cần thiết phải đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là:

* Nhóm giải pháp sắp xếp bộ máy quản trị nguồn nhân lực

Trước tiên, Agrbank Thái Nguyên cần xếp lại bộ máy quản trị nguồn nhân lực các cấp nhằm hướng đến mô hình quản trị nguồn nhân lực hiện đại, đảm bảo thực thi các hoạt động chức năng một cách tập trung và toàn diện. Cụ thể, cần giải quyết các vấn đề:

- Một là, hình thành Bộ phận quản trị nguồn nhân lực trực thuộc Phòng Hành chính Nhân sự, với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực của Agribank Thái Nguyên, cụ thể là:

+ Đề ra hay tham gia thiết lập các chính sách về nguồn nhân lực;

+ Tư vấn và cố vấn cho các cấp quản lý khác trong việc thực hiện các chính sách về nguồn nhân lực;

+ Thực hiện các chức năng cơ bản, như: Thu hút, đào tạo phát triển và duy trì nguồn nhân lực;

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hai là, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý nhân sự tại Hội sở Agribank Thái Nguyên đảm bảo cả về kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ một cách bài bản và khoa học.

* Nhóm giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Để đạt được hiệu quả cao cho việc tổ chức, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực Agribank Thái Nguyên cần thực hiện các giải pháp sau:

- Xây dựng bảng mô tả công việc phù hợp:

+ Bảng mô tả công việc: Là văn bản liệt kê các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc yêu cầu kiểm tra, giám sát và tiêu chuẩn cần đạt được khi thực hiện công việc.

+ Bảng tiêu chuẩn chức danh: Là văn bản liệt kê những yêu cầu về năng lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các đặc điểm cá nhân thích hợp nhất cho từng chức danh.

+ Các tiêu chuẩn chức danh phải cụ thể, rõ ràng, chính xác từ nhà quản trị cấp cao (Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh) đến các cán bộ quản trị cấp trung (Trưởng - Phó phòng) và đến từng cán bộ, nhân viên. Tiến tới xây dựng tiêu chuẩn chức danh công việc với phương pháp và tư tưởng của Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2000; liệt kê những gì sẽ làm và làm đúng những gì đã viết, đã cam kết kiểm tra, kiểm soát thực hiện; các hoạt động phòng ngừa và cải tiến...

- Đổi mới cơ chế tuyển dụng cán bộ: ngoài việc thi lý thuyết cần bổ sung phần thi thực hành nghề nghiệp trực tiếp trên máy vi tính, chi tiết và cụ thể hoá hơn nữa các tiêu chuẩn cán bộ làm việc trong lĩnh vực thẻ, ưu tiên tuyển chọn cán bộ có kinh nghiệm…

- Phối hợp với các trường đại học, học viện lớn trong hợp tác chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho Agribank ngay khi sinh viên mới nhập trường.

* Nhóm giải pháp về đào tạo, tập huấn nghiệp vụ

- Mở các lớp tập huấn hàng năm để nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức về tin học cho các cán bộ thẻ, có các khoá đào tạo về chuyên môn thẻ (mời các chuyên gia nước ngoài) cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu liên quan đến nghiệp vụ thẻ, cập nhật thông tin, chính sách phát triển dịch vụ thẻ, về cách thức phòng ngừa và quản lý rủi ro.

- Thực hiện chính sách mọi cán bộ dù ở vị trí công tác nào cũng phải qua đào tạo chuyên môn công tác đó;

- Ngoài ra còn cần tổ chức các buổi tập huấn về văn minh ngân hàng cũng như phong cách phục vụ khách hàng nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên hiểu biết, có thái

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độ làm việc hiện đại mà nhiệt tình, niềm nở và chu đáo khi tiếp xúc với khách hàng. - Tăng cường đào tạo cán bộ marketing thẻ sao cho có tính chuyên nghiệp trong công tác marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường.

- Đối với các ĐVCNT, cần phối hợp với các đơn vị này để mở những lớp huấn luyện tác nghiệp cho nhân viên, cho phép các ĐVCNT cử nhân viên đến trực tiếp tại cơ sở của ngân hàng để thực hành nghiệp vụ thẻ.

* Nhóm giải pháp về xây dựng văn hóa Agribank

- Áp dụng thời gian làm việc linh động cho từng bộ phận theo đặc thù công việc; Có chế độ về lương, thưởng hợp lý đối với các cán bộ, đặc biệt là các cán bộ làm việc theo ca trực, quản lý hệ thống máy móc vào các ngày nghỉ. Áp dụng chính sách khoán thu nhập cho bộ phận thẻ và áp dụng chính sách tiền lương, thưởng, các chế độ đãi ngộ khác (xăng xe, điện thoại) theo quy chế khoán.

- Gây dựng tình đoàn kết giữa các nhân viên, phối hợp hoạt động giữa bộ phận thẻ và các bộ phận có liên quan để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành công việc chung cũng là một giải pháp mà Trung tâm thẻ Agribank nên thực hiện ngay.

- Xây dựng phòng truyền thống với bảng vàng ghi lại những thành tích cá nhân, tập thể các thành quả của chi nhánh trong quá trình hoạt động nhằm làm cho tất cả cán bộ, nhân viên đều cảm thấy tự hào với đóng góp của mình;

- Nhanh chóng, kịp thời giải quyết các kiến nghị và ý kiến đóng góp của nhân viên, phát huy quy chế dân chủ cơ sở tại chi nhánh. Trong trường hợp các kiến nghị không được chấp thuận, các Phòng có trách nhiệm giải thích cho nhân viên hiểu để không làm giảm đi lòng nhiệt tình của nhân viên.

-Tiếp tục duy trì các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động từ thiện khác tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)