0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 39 -44 )

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ tại Agribank Thái Nguyên qua các năm từ 2009 đến 2011. Dựa trên các số liệu được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nhà nước trên địa bàn để xác định được thị phần dịch vụ thẻ của Agribank Thái Nguyên so với các ngân hàng thương mại trong toàn tỉnh, báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về kinh doanh dịch vụ thẻ. Qua đó thấy được những ưu, nhược điểm cũng như tồn tại của đơn vị mình để xác định hướng đi đúng đạt được hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ ∆Y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tƣơng đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

100 (%) x Y Y R k k Trong đó: + Yk: Số liệu của bộ phận thứ k + Y : Số liệu của tổng thể + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

100 (%) 1 1 x Y Y Y R t t t y Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y(%) : Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Tốc độ thay đổi bình quân: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu, loại trừ những ảnh hưởng bất thường trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bình quân và đề ra phương án cho kỳ tiếp theo.

n i n n x x x x R 1. 2... Trong đó:

+ R: tốc độ thay đổi bình quân. + xi: tốc độ phát triển của các năm. + n: số tốc độ phát triển.

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribank Thái Nguyên.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và trong cùng hệ thống nhưng khác địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Thái Nguyên để từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

- So sánh giữa các đối tượng khách hàng: Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Thái Nguyên và nhóm khách hàng không sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Thái Nguyên. Từ đó tìm hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có chiến lược thu hút khách hàng phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích mô hình SWOT

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ hội và thách thức của Agribank Thái Nguyên để đánh giá tính khả thi của giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ.

Phân tích các yếu tố Phân tích các yếu tố Điểm mạnh (STRENGTHS) Điểm yếu (WEAKNESS) Cơ hội (OPPERTUNITIES) Thách thức (THREATS)

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế bên trong của ngân hàng mà ngân hàng có thể huy động và phát huy.

- Mạng lưới hoạt động. - Thương hiệu doanh nghiệp. - Uy tín doanh nghiệp.

- Sản phẩm dịch vụ thẻ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin.

- Nguồn nhân lực.

- Các chính sách hỗ trợ, Marketing. - Giá của sản phẩm thẻ phù hợp.

Agribank Thái Nguyên là đơn vị được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và có uy tín trong ngành Ngân hàng Việt Nam, là ngân hàng thương mại Nhà nước được hình thành có quy mô hoạt động rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, có uy tín trên thị trường tiền tệ, tín dụng và được sự ủng hộ của các khách hàng truyền thống, khách hàng trong tỉnh, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhiều tiện ích với chất lượng tốt... Agribank Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nắm bắt nhu cầu kinh doanh của thị trường, có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới hoạt động rộng khắp trong toàn tỉnh gồm 01 chi nhánh tỉnh với 10 chi nhánh huyện, thành phố, thị xã và 19 phòng giao dịch .

Bên cạnh đó Agribank Thái Nguyên chủ động được nguồn vốn, khả năng thanh khoản cao, các sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng, được sự tín nhiệm của khách hàng. Là chi nhánh được Agribank Việt Nam đánh giá

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó tận dụng ưu thế là chi nhánh lâu năm có thương hiệu mạnh để phát triển sản phẩm. Chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu phát hành nhiều sản phẩm mới. Hoàn thiện và nâng cấp cơ sở cũng như trang thiết bị hiện đại. Tìm kiếm đối tác mới có nhu cầu để giới thiệu sản phẩm và thoả thuận lãi suất cho hợp lý. Phát triển đội ngũ tiếp thị nhằm khai thác khách hàng để ngày càng phát triển bền vững.

* Điểm yếu: Những yếu kém bên trong ngân hàng (mang tính chủ quan) mà ngân hàng có thể khắc phục được.

- Chức năng tiện ích của thẻ chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. - Mô hình tổ chức chưa hiệu quả; cơ cấu mạng lưới chưa tính đến hiệu quả cạnh tranh và chi phí.

- Công tác marketing chưa mang tính chuyên nghiệp và đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều về trình độ, kỹ năng bán hàng chưa mang tính bài bản.

- Hệ thống công nghệ thông tin chưa được trang bị đầy đủ, đồng đều tại các điểm giao dịch nên đôi khi xử lý thông tin không kịp thời.

* Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại mà ngân hàng có thể tranh thủ.

- Tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện tốt trong hợp tác kinh doanh, môi trường pháp luật, kinh doanh ngày càng được hoàn thiện.

- Kinh tế - chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng đang trên đà phát triển, đổi mới. - Dân số tỉnh Thái Nguyên đông khoảng 1,3 triệu người, phần lớn dân số độ tuổi lao động đây là thị trường tiềm năng trong việc phát triển SPDV ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng.

- Việc mở rộng và sử dụng thanh toán qua ngân hàng trong khu vực dân cư còn ở mức khá khiêm tốn.

- Thu nhập của người dân ngày càng tăng.

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, internet, điện thoại ngày càng được sử dụng rộng…

* Thách thức: Những trở ngại do môi trường bên ngoài gây ra mà ngân hàng không thể xóa bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu tác động.

- Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thẻ chưa đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống pháp lý bảo vệ thông tin cá nhân vẫn còn thiếu những quy định để bảo vệ đối tượng sử dụng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, với tâm lý ngại công khai hóa thu nhập.

- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ.

- Tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh đưa ra mức phí thấp để giành giật thị trường.

- Công nghệ luôn cải tiến liên tục, dẫn đến tốn kém chi phí để đầu tư.

- Hoạt động lĩnh vực thẻ thanh toán tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro gian lận, giả mạo thẻ.

- Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo vì đối thủ cạnh tranh khác.

- Khủng hoảng kinh tế thế giới phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 39 -44 )

×