5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Chỉ tiêu định lượng
- Thị phần, khả năng duy trì và mở rộng thị phần dịch vụ:
Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt qui mô kinh doanh và vị thế trên thị trường, thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá.
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp, quốc gia chiếm lĩnh so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Hay nói cách khác, thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thì một trong những tiêu chí cần được sử dụng là thị phần của mặt hàng đó trên thị trường so với sản phẩm cùng loại của nhà cung cấp khác.
Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu). Người ta có thể thông qua các chỉ tiêu thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Độ lớn của chỉ tiêu này (thị phần tuyệt đối) sẽ cho biết vị thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thẻ ở mức độ nào. Nếu thị phần của sản phẩm dịch vụ thẻ trên thị trường càng cao so với đối thủ cạnh tranh khác thì chứng tỏ mặt hàng đó của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao so với mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, nếu mặt hàng nào đó chiếm thị phần nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì mặt hàng đó có sức cạnh tranh kém.
+ Thị phần tương đối
Nếu thị phần tương đối lớn hơn 100%, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp. Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 100%, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ. Nếu thị phần tương đối bằng 100%, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ như nhau.
Chỉ số thị phần tương đối phản ánh một cách chính xác độ lớn, sức mạnh sản phẩm của doanh nghiệp so với độ lớn, sức mạnh sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ngay trên thị trường đó. Độ lớn của chỉ tiêu này sẽ cho biết vị thế cạnh tranh của phẩm dịch vụ thẻ ở mức độ nào. Nếu thị phần của phẩm dịch vụ thẻ trên thị trường càng cao so với đối thủ cạnh tranh khác thì chứng tỏ mặt hàng đó của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao so với mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, nếu mặt hàng nào đó chiếm thị phần nhỏ hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì mặt hàng đó có sức cạnh tranh kém.
Vị thế cạnh tranh có tính chất “tĩnh”. Vì vậy, nếu chỉ xem xét thị phần thì chỉ mới thấy được sức mạnh của sản phẩm trong một thời điểm cụ thể nào đó, mà chưa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thấy hết được năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong một thời kỳ dài để có định hướng phát triển trong tương lai. Việc nghiên cứu sự biến đổi (tăng, giảm) của thị phần của hàng hóa đó trong một thời gian, trải qua các giai đoạn khác nhau để hiểu rõ năng lực cạnh tranh của hàng hóa là rất cần thiết. Trên cơ sở phân tích các nhà sản xuất, các nhà phân phối sản phẩm sẽ tìm ra những giải pháp để cải tiển, nâng cao chất lượng hàng hóa tiêu thụ, hoặc dừng sản xuất, cung cấp mặt hàng này vì sức cạnh tranh quá yếu, khó có thể tồn tại trên thị trường. Trong một thị trường đang tăng trưởng, việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng nhịp với tốc độ tăng trưởng thị trường. Trong một thị trường trì trệ hoặc xuống dốc, việc tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng thị phần.
- Giá bán sản phẩm, dịch vụ:
Giá sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại chính là phí dịch vụ, lãi tiền gửi trong tài khoản.
Giá cả của một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường được hình thành ngay trên thị trường. Gía cả sản phẩm, dịch vụ vừa biểu hiện của gía trị thị trường, vừa chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh, quan hệ cung cầu về hàng hóa trên cơ sở giá trị thị trường. Giá cả thị trường là kết quả của sự thương lượng, thỏa thuận giữa người mua và người bán. Trên thị trường có sự cạnh tranh của nhiều nhà cung cấp ở nhiều quốc gia khác nhau thì khách hàng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm của những nhà cung cấp có chất lượng cao hơn và giá rẻ hơn.
Giá bán sản phẩm, dịch vụ cũng là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết hoạt động, biết tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giá bán sản phẩm, dịch vụ hạ mà vẫn có lãi. Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động không tốt, giá bán sản phẩm, dịch vụ cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Sản lượng: Sản lượng của ngân hàng thương mại trong dịch vụ thẻ được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng thẻ, cơ cấu các loại thẻ đã phát hành và tốc độ tăng trưởng hàng năm: số lượng thẻ là tổng số thẻ được phát hành và đưa vào sử dụng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phổ biến của thẻ ngân hàng và năng lực của nhân viên ngân hàng khi truyền đạt, quảng cáo tới khách hàng sản phẩm của ngân hàng làm cho khách hàng tin tưởng và sử dụng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thanh toán: số máy ATM, đơn vị chấp nhận thẻ và các ngân hàng tham gia liên kết thanh toán, máy ATM so với số dân càng nhiều thì phạm vi phục vụ khách hàng càng mở rộng, tính tiện ích trong sử dụng thẻ của khách hàng càng được nâng cao. Đây là điều kiện để thu hút khách hàng mở tài khoản thẻ và sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng, là nhân tố góp phần phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
+ Tổng số dư tiền gửi trong tài khoản thẻ: để có thể sử dụng thẻ của ngân hàng thì người sử dụng thẻ phải có tài khoản và có số dư tài khoản nhất định, khoản tiền gửi thanh toán này được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Do vậy việc phát hành thẻ là một hình thức huy động vốn rất hữu hiệu mà chi phí bỏ ra rẻ, thủ tục thực hiện đơn giản. Nếu số lượng thẻ thanh toán càng lớn cũng như tổng nguồn vốn huy động được càng lớn thì hiệu quả của họa động kinh doanh thẻ càng cao.
+ Doanh số thanh toán bằng thẻ: Doanh số thanh toán qua thẻ là tổng giá trị các giao dịch thanh toán thẻ trong kỳ của ngân hàng. Doanh số thanh toán phản ánh qua hai chỉ tiêu cụ thể là số lần thanh toán và số tiền giao dịch. Chỉ tiêu này đánh giá chính xác nhất sự phát triển về mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng. Doanh số thanh toán càng lớn tương đương hiệu quả kinh doanh thẻ của ngân hàng càng hiệu quả.
- Doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng thương mại trong dịch vụ thẻ được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ: Các khoản thu này bao gồm: phí phát hành, phí thường niên, mức phí trả chậm, phí thanh toán cho các tổ chức tín dụng khác (phí đại lý thanh toán ), phí tra soát, phí cấp lại thẻ bị mất cắp, thất lạc, thu lãi cho vay thấu chi, cho vay thẻ tín dụng… Như vậy thu nhập từ thẻ là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh sự phát triển của hoạt động kinh doanh thẻ. Nguồn thu nhập này càng cao và ngày một tăng trưởng chứng tỏ hoạt động kinh doanh thẻ đang trên đà phát triển hiệu quả, ngược lại nếu nguồn thu và mức độ tăng trưởng thấp thì hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng chưa phát triển.
+ Chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ: Bên cạnh các khoản thu từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kinh doanh thẻ cũng phải bỏ ra nhiều loại phí, khoản chi này bao gồm: mua máy ATM, POS, các thiết bị giám sát, chi phí thuê mua mặt bằng đặt máy ATM, chi phí làm thẻ, trả lương nhân viên kinh doanh thẻ, trả lãi tiền gửi thanh toán của khách hàng,…với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, máy móc hao mòn rất nhanh nên chi phí trang thiết bị máy móc chiếm tỷ trọng lớn. Nếu chi phí này quá lớn so với khoản thu được từ thẻ sẽ ảnh hưởng tới
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ hiệu quả kinh doanh thẻ.
+ Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thẻ: được xác định bằng chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh thẻ trừ đi chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ.