Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin là việc làm rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm : Số liệu thống kê từ các báo cáo phòng thẻ, kế hoạch tổng hợp, kế toán của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, phòng thống kê Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên, các văn bản của Bộ tài chính, các tạp chí kinh tế, tài liệu trên website của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, website của Hiệp hội thẻ Việt Nam, trung tâm học liệu của đại học Thái Nguyên các ấn phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học ….

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập ý kiến của khách hàng về dịch vụ thẻ của Agribank tỉnh Thái Nguyên điều tra phỏng vấn được thu thập từ điều tra thực tế tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên với số lượng 230 mẫu. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương.

- Chọn mẫu điều tra: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nghiên theo hai nhóm: ĐVCNT và chủ thẻ.

Đối với khách hàng thuộc nhóm ĐVCNT là 30 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện tác giả đã lựa chọn địa bàn nghiên cứu là:

+ Thành phố Thái Nguyên : 15 mẫu do ở đây tập trung nhiều cửa hàng, siêu thị. + Thị xã Sông Công: 5 mẫu.

+ Huyện Đồng Hỷ: 5 mẫu. + Huyện Phổ Yên: 5 mẫu.

Đối với khách hàng thuộc nhóm chủ thẻ số lượng 200 mẫu. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn nghiên cứu tại một số địa bàn và được phân bổ như sau:

+ Thành phố Thái Nguyên: 100 mẫu do ở đây tập trung đông dân cư nhất và có số lượng người sử dụng dịch vụ thẻ cao nhất.

+ Thị xã Sông Công: 40 mẫu. + Huyện Đồng Hỷ: 30 mẫu. + Huyện Phổ Yên: 30 mẫu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đối tượng nghiên cứu bao gồm:

+ Khách hàng là các cửa hàng, trung tâm thương mại mà đã là ĐVCNT nhằm thu thập phản hồi những vấn đề chưa hài lòng, chưa có mà cần phải khắc phục và khách hàng chưa là ĐVCNT để biết tại sao họ không sử dụng các thiết bị thanh toán điện tử, đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng của Agribank Thái Nguyên.

+ Khách hàng là cá nhân: sinh viên, công chức nhà nước, nhân viên của các công ty tư nhân, những người về hưu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với độ tuổi từ 18 tới 65 – độ tuổi chủ yếu sử dụng thẻ ngân hàng đã sử dụng dịch vụ thẻ của Agribank Thái Nguyên; là khách hàng đã sử dụng hoặc là khách hàng tiềm năng thông qua chương trình khảo sát, điều tra trên toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu

Địa bàn điều tra

Tổng số KH điều tra Cơ cấu (%) TP Thái Nguyên Thị xã Sông Công Huyện Đồng Hỷ Phổ Yên Huyện 1. Khách hàng là chủ thẻ 100 40 30 30 200 86,96 2. Khách hàng là ĐVCNT 15 5 5 5 30 13,04 Tổng số 115 45 35 35 230 100

- Nội dung phiếu điều tra: Được thể hiện rõ ở phụ lục đề tài - Thời gian dự tính điều tra: tháng 01 năm 2013.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)