Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 30 - 49)

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức STT Yếu tố Các nghiên cứu liên quan STT Yếu tố Các nghiên cứu liên quan I. Các yếu tố thuộc cá nhân

1

Sự thích thú khi giúp đỡ người khác

Ma & Chan (2014); Hung & cộng sự (2011); Chennamaneni & cộng sự (2012)

2

Kiến thức bản thân, định hướng học hỏi

Calantone & cộng sự (2002); Van Acker & cộng sự (2014); Barachos & cộng sự (2007); Pemberton & Stonehouse (2000); Mueller (2014)

3 Phần thưởng Jeon & cộng sự (2011); Chennamaneni & cộng sự (2102);

4 Sự tin tưởng De Long & Fahey (2000); Chow & Chan (2008); Ringberg & Reihlen (2008); Staples & Webster, (2008) 5 Giao tiếp Al-Alawi & cộng sự (2007); Islam & cộng sự (2012);

Kathiravelu & cộng sự (2014); Areekkuzhiyil (2016) 6 Nỗi sợ hãi Ardichvili & cộng sự (2003); Matschke & cộng sự

(2014) 7 Thái độ của nhân

viên

Bock & Kim (2002); Guzman & Wilson (2005); Hislop (2003); Heng & cộng sự (2005).

II. Các yếu tố thuộc tổ chức

1 Văn hóa tổ chức De Long & Fahey (2000); Ipe (2003) 2 Lãnh đạo

Krogh, Nonaka & Rechsteiner (2012); Rivera-Vazquez (2009); Sandhu & cộng sự (2011)

STT Yếu tố Các nghiên cứu liên quan

3 Cấu trúc tổ chức Syed-Ikhsan & Rowland (2004); Gorry (2008); Kathiravelu & cộng sự (2014)

4 Làm việc nhóm Lu & cộng sự (2006); Ling & cộng sự (2009); Noorderhaven & Harzing (2009)

III Hệ thống thông tin

Kirchner & cộng sự (2008); Hung & cộng sự (2011); Matschke & cộng sự (2014);

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại qua lược khảo các nghiên cứu trước, ta thấy hiện nay có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc CSTT trong tổ chức. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu về các yếu tố tác động đến CSTT tại khu vực công tại tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là đối tượng là cán bộ, công chức ngành thanh tra. Đây là đối tượng đặc thù được pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ khi tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra. Do đó, trong phần tiếp theo tác giả sẽ xác định các yếu tố tác động đến CSTT của cán bộ, công chức ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai nhằm đề xuất mơ hình nghiên cứu cho luận văn.

2.4 Các yếu tố tác động đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai

Các nghiên cứu mặc dù có nhiều cách tiếp cận ở các lĩnh vực, thời gian, không gian và các quốc gia khác nhau nhưng kết quả đều cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi CSTT trong khu vực công và khu vực tư. Dựa vào các nghiên cứu trước đây về CSTT, chúng ta thấy rằng việc CSTT bị tác động bởi rất nhiều yếu tố tác động: Giao tiếp, Lãnh đạo, Kiến thức của bản thân, Định hướng học hỏi, Sự tin tưởng, Hệ thống đào tạo, Cấu trúc, Văn hóa của tổ chức, Khen thưởng….Do đó, để xác định những yếu tố tác động đến CSTT tại ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai, tác giả thực hiện việc lựa chọn cá yếu tố tác động từ các nghiên cứu trước đồng thời tiến hành phỏng vấn định tính 10 cán bộ, cơng chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với kết quả như sau

Các yếu tố Sự tin tưởng, Lãnh đạo, Giao tiếp và Hệ thống thông tin thường được đưa vào các nghiên cứu và đã được chứng minh đây là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự CSTT, ví dụ như trong nghiên cứu của Al-Alaawi & cộng sự (2007), Islam

& cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012)… Do đó, tác giả chọn các yếu tố Sự tin tưởng, Giao tiếp, Lãnh đạo và Hệ thống thơng tin để đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Đối với yếu tố Cấu trúc tổ chức, Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố có nhiều nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng đến việc CSTT như nghiên cứu của Jennex (2005), Gorry (2008), Willem & Bueelens (2009). Tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơ quan, đơn vị ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Thực tế, cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị được này quy định chi tiết và cụ thể trong các quy định của pháp luật. Hơn nữa, các cơ quan, đơn vị có quy mơ nhỏ, cấu trúc gọn, đơn giản, số lượng biên chế thường dưới 10 người nên việc trao đổi, chia sẻ thơng tin thuận tiện, khơng có nhiều cản trở. Do đó, tác giả khơng đưa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu.

Đối với yếu tố Khen thưởng cũng được nhiều nghiên cứu nhận xét là yếu tố tác động tích cực đến việc CSTT. Tuy nhiên, các cơ quan, đơn vị được khảo sát là các cơ quan hành chính nhà nước nên cơng tác khen thưởng phải được thực hiện theo đúng Luật Thi đua, khen thưởng. Hơn nữa, hiện nay, qua khảo sát thì quy chế tổ chức của các đơn vị cũng khơng có quy định cụ thể để khuyến khích cán bộ, cơng chức có hành vi CSTT hay khơng. Vì vậy, tác giả khơng chọn yếu tố này để đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Có rất ít nghiên cứu đề cập đến yếu tố Thời gian tác động đến việc CSTT. Như nghiên cứu của Razmeria & cộng sự (2014) đã chỉ ra nỗi lo sợ mất thời gian chính là lý do cản trở việc CSTT trong tổ chức. Với bộn bề công việc, con người rất miễn cưỡng khi ln phải dành thời gian để giải thích cho ai bất kỳ một vấn đề gì. Điều này chính xác với đặc điểm ngành thanh tra khi người công chức luôn phải chịu áp lực về thời gian để hoàn thành các cuộc thanh tra, kiểm tra đúng thời hạn mà phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Do đó, khi xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, thời gian mà cán bộ, cơng chức thanh tra có thường chỉ đủ đáp ứng những yêu cầu về quy trình, thủ tục theo quy định mà ít có cơ chế, thời gian để cán bộ, công chức thay đổi, trao đổi, CSTT trong tổ chức. Vì vậy, tác giả dự đốn yếu tố này có tác động đến CSTT của cơng chức, thanh tra viên ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai và quyết định đưa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu.

Tương tự, Hoạt động nhóm hiệu quả cũng có vai trị quan trọng đối với hoạt động CSTT nhưng chưa có nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với đặc thù ngành thanh tra là phải luôn đi kiểm tra, thanh tra theo Đồn thì việc hoạt động theo nhóm có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động nhóm hiệu quả sẽ giúp chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong Đoàn thanh tra, giúp đội ngũ thanh tra nhanh chóng phát hiện ra các sai phạm, đảm bảo quy trình, thủ tục và thời hạn theo luật định. Do đó, tác giả dự đốn yếu tố này có tác động đến CSTT của công chức, thanh tra viên ngành thanh tra tỉnh Đồng Nai và quyết định đưa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu.

2.4.1 Tác động của yếu tố Giao tiếp đến Chia sẻ tri thức

Giao tiếp giữa những người lao động hoặc giữa tổ chức với cá nhân là nói đến “sự

tương tác của mọi người thông qua các cuộc đàm thoại, sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc là một số hình thức giao tiếp khác”, là quá trình thảo luận, giải quyết vấn đề tranh luận, xây

dựng quan điểm của mình và lắng nghe người khác (Jucks, Paecher & Talar 2003). Smith & Rupp (2012) khẳng định giao tiếp là hình thức cơ bản khuyến khích việc CSTT. Smith & Rupp (2002) cho rằng giao tiếp góp phần nâng cao việc chia sẻ các tri thức, kinh nghiệm vì nó thúc đẩy sự tin tưởng của mọi người trong các mối quan hệ của tổ chức và trở thành hình thức cơ bản để tri thức được khuyến khích chia sẻ. Tổ chức khuyến khích hành vi CSTT và thường xuyên ủng hộ việc thảo luận, đối thoại sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân dù ở vị trí nào cũng được thảo luận cởi mở, dân chủ, tự do đưa ra ý kiến và quan điểm của mình (Davenport & Prusak, 1998). Thông qua các hoạt động thực tiễn như vậy, các cá nhân có thể thu thập thêm thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tổng hợp, phân tích và tạo ra tri thức mới cho chính bản thân của mình. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Al- Alawi & cộng sự (2007), Islam & cộng sự (2011), Kathiravelu & cộng sự (2014).

Khi môi trường giao tiếp tự do và cởi mở trong tổ chức thì các nhân viên của tổ chức sẽ sẵn sàng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm lẫn nhau. Môi trường giao tiếp cứng nhắc và đổ lỗi cho nhau sẽ gây bất lợi cho CSTT (Areekkuzhiyil, 2016). Như vậy, có thể nói trong một tổ chức sự tương tác, giao tiếp giữa các nhân viên đóng vai trị quan trọng. Nhân viên càng tương tác với nhau thì họ càng có cơ hội CSTT với nhau. Trên cơ sở đó, giả thuyết H1 được đề xuất như sau:

H1: Giao tiếp có tác động tích cực (+) đến sự CSTT

2.4.2 Tác động của yếu tố Lãnh đạo đến Chia sẻ tri thức

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến cấp dưới, dẫn dắt hành vi của cấp dưới để đạt được mục tiêu mong muốn (Jong & Hartog, 2007).

Lãnh đạo đã được xác định là những người có ảnh hưởng quan trọng đến việc CSTT hiệu quả thông qua các nghiên cứu của Nonaka và cộng sự (200), Kluge & cộng sự (2001), Kreiner (2002), Marsh & Satyadas (2003), Welch (2005), Oliver & Kandadi (2006), Kerr & Clegg (2007). Đặc biệt vai trò của nhà lãnh đạo trong việc nâng cao văn hóa CSTT trong các tổ chức ở khu vực công được hỗ trợ bởi các nghiên sNhà lãnh đạo có thể lơi cuốn nhân viên của mình thơng qua thái độ và hành vi của họ thì nhân viên sẽ cảm thấy lãnh đạo tin tưởng ở mình tin vào khả năng của mình, quan tâm đến cơng việc của mình, đánh giá cao nỗ lực của bản thân trong việc tạo ra tri thức như những ý tưởng mới từ đó nhân viên sẵn lịng đưa ra những ý kiến và CSTT của mình (Lee & cộng sự, 2010). Những lãnh đạo có khả năng kích thích trí tuệ của nhân viên, họ khuyến khích thảo luận, xem xét lại vấn đề, thoải mái chia sẻ ý kiến thì họ có khả năng khuyến khích nhân viên CSTT của mình (Krogh, Nonaka & Rechsteiner, 2012).

Vì vậy, lãnh đạo là một trong những người có ảnh hưởng mạnh nhất định thái độ và ý định CSTT (Kazi, 2005, Lee & cộng sự, 2010). Mặc dù có nhiều hình thức và kiểu lãnh đạo thì có thể tác động khác biệt đến CSTT (McNabb, 2006). Trên thực tế, sự lãnh đạo ở tất cả các cấp độ quản lý là cần thiết để tăng cường sự CSTT trong các tổ chức (Kluge & cộng sự, 2001; Marsh & Satyadas, 2003; Welch, 2005). Cần có sự chủ động tích cực của các nhà lãnh đạo để tạo môi trường làm việc phù hợp thông qua việc đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết nhằm tạo điều kiện CSTT giữa các nhóm chức năng khác nhau.

Lãnh đạo cũng được tìm thấy có tác động tích cực và có ý nghĩa với CSTT trong các nghiên cứu của Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014). Trên cơ sở đó, giả thuyết H2 được đề xuất như sau:

2.4.3 Tác động của yếu tố Làm việc nhóm đến Chia sẻ tri thức

Làm việc nhóm trong một cơ quan, tổ chức có thể định nghĩa là tập hợp những cá nhân tương tác với nhau, về mặt tâm lý có ý thức liên kết với nhau để cùng làm việc như một nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung (Schein, 1988). Nghiên cứu của Lu & cộng sự (2006) kết luận rằng hoạt động nhóm hiệu quả cũng đóng vai trị quan trọng đối với việc chia sẻ trong tổ chức. Làm việc theo nhóm thúc đẩy các thành viên tạo dựng các mối quan hệ, phát triển tình đồng nghiệp, sự tin tưởng, tơn trọng, trao đổi, hợp tác thông qua tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân. Từ đó, tạo điều kiện cho việc CSTT giữa các thành viên trong nhóm thường xuyên và hiệu quả hơn (Jones & George, 1998; Ipe, 2003; Noorderhaven & Harzing, 2009). Theo đó, hoạt động nhóm có hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm như một chất keo gắn kết những mối quan hệ, định hình các tương tác, thúc đẩy họ đóng góp, hợp tác và CSTT (Ling & cộng sự, 2009).

Ngồi ra, làm việc nhóm được xem như là q trình hình thành các vịng trịn tri thức trong tổ chức khi một người bắt đầu có nhu cầu CSTT của mình với những người khác và chờ đợi việc thu nhận những tri thức từ người khác mang lại (Tsu & cộng sự, 2006). Các nghiên cứu của Lu & cộng sự (2006); Ling & cộng sự (2009) đã kết luận yếu tố làm việc nhóm có tác động tích cực đến CSTT. Do đó, giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

H3: Làm việc nhóm có ảnh hưởng tích cực (+) đến CSTT

2.4.4 Tác động của yếu tố Sự tin tưởng đến Chia sẻ tri thức

Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập các mối quan hệ trong một tổ chức. Nếu đã có niềm tin thì vấn đề CSTT, chia sẻ kinh nghiệm trở nên dễ dàng lan tỏa hơn bao giờ hết. Nhiều tác giả đã tin rằng khi có những mối quan hệ dựa trên niềm tin thì người ta sẵn sàng cung cấp tri thức hữu ích. Ngồi ra, khi có niềm tin thì người ta sẵn lịng lắng nghe và tiếp thu tri thức của nhau hơn (Andrews & Delahay, 2000; Levin, 1999; Mayer &cộng sự, 1995; Tsai & Ghoshal, 1998).

Nghiên cứu De Long & Fahey (2000) cho rằng mức độ niềm tin tồn tại giữa tổ chức, các phòng ban của tổ chức và các đồng nghiệp trong tổ chức ảnh hưởng đến lượng tri thức được lưu chuyển mạnh mẽ giữa các cá nhân và từ cá nhân vào cơ sở dữ liệu của tổ chức. Do đó, niềm tin giữa nhân viên là điều cần thiết để cải thiện tốc độ CSTT trong tổ chức.

Niềm tin có thể được phân thành hai nhóm: Niềm tin dựa vào tri thức cá nhân (Personal knowledge-based trust) và niềm tin dựa vào tổ chức (institution-based trust) (Ardichvili, 2008). Niềm tin giữa các cá nhân phát triển dựa trên sự tương tác xã hội thường xuyên của các cá nhân và vai trị của nó trong CSTT thường được nghiên cứu sử dụng lý thuyết trao đổi xã hội hoặc nhận thức xã hội (Chow & Chan, 2008; Ringberg & Reihlen, 2008; Staples & Webster, 2008).

Sự tin tưởng đặc biệt xuất hiện trong các nghiên cứu về CSTT trong khu vực công (Ling San & Hock, 2009; Pardo, Cresswell, Thompson và Zhang, 2006). Khi có nhận thức về lịng tin, nhân viên khơng chỉ sẵn sàng lắng nghe người khác mà con có thể tiếp thu tri thức từ những người khác (Bakker, Engelen, Gabbay & Leenders, 2006). Và ngược lại, Connelly & Kelloway (2002) cũng nhận thấy rằng mọi người sẵn sàng CSTT khi họ có sự tin cậy ở nơi người nhận kiến thức.

Các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng sự tin tưởng có liên quan đến việc tự do lưu chuyển trí thức giữa đồng nghiệp với nhau. Andrews & Delahay (2000); Levin (1999); Mayer & cộng sự (1995), Tsai & Ghoshal (1998) đã chứng minh khi có niềm tin với nhau thì người ta sẵn sàng hơn trong việc tiếp nhận và CSTT của nhau. Tương tự phát hiện của Al-Alawi & cộng sự (2007) cho thấy niềm tin có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với CSTT. Đồng thời những nghiên cứu gần đây của Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014) cũng đã ủng hộ những phát hiện của Al-Alaska & cộng sự (2007), niềm tin có tác động tích cực đến CSTT trong các tổ chức. Trên cơ sở đó, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:

H4: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực (+) đến CSTT

2.4.5 Tác động của yếu tố Hệ thống thông tin đến Chia sẻ tri thức

Hệ thống thông tin liên quan đến việc tạo lập, sắp xếp các dữ liệu và quá trình khai thác các dữ liệu nhằm hỗ trợ cho các hoạt động hằng ngày, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong tổ chức (Whitten & cộng sự, 2001).

Hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc vận hành hệ thống của tổ chức, là yếu tố không thể thiếu trong các ứng dụng và trao đổi tri thức, đặc biệt là để lưu trữ, trao đổi các dạng khác nhau của tri thức (Egu & Bottterill, 2002). Akamavi & Kimblev (2005)

chỉ ra hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc CSTT, giúp tri thức vượt qua các rào cản về không gian và thời gian. Nếu tổ chức nào không quan tâm đầu tư hệ thống thơng tin, tổ chức đó sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận tri thức (Syed & cộng sự, 2004). Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Bharadwaj (2000), Sher & Lee (2004), Duffy (2000) đã khẳng định hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong CSTT. Hệ thống thông tin và tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 30 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)