CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4.2 Tác động của yếu tố Lãnh đạo đến Chia sẻ tri thức
Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến cấp dưới, dẫn dắt hành vi của cấp dưới để đạt được mục tiêu mong muốn (Jong & Hartog, 2007).
Lãnh đạo đã được xác định là những người có ảnh hưởng quan trọng đến việc CSTT hiệu quả thông qua các nghiên cứu của Nonaka và cộng sự (200), Kluge & cộng sự (2001), Kreiner (2002), Marsh & Satyadas (2003), Welch (2005), Oliver & Kandadi (2006), Kerr & Clegg (2007). Đặc biệt vai trò của nhà lãnh đạo trong việc nâng cao văn hóa CSTT trong các tổ chức ở khu vực công được hỗ trợ bởi các nghiên sNhà lãnh đạo có thể lơi cuốn nhân viên của mình thơng qua thái độ và hành vi của họ thì nhân viên sẽ cảm thấy lãnh đạo tin tưởng ở mình tin vào khả năng của mình, quan tâm đến cơng việc của mình, đánh giá cao nỗ lực của bản thân trong việc tạo ra tri thức như những ý tưởng mới từ đó nhân viên sẵn lịng đưa ra những ý kiến và CSTT của mình (Lee & cộng sự, 2010). Những lãnh đạo có khả năng kích thích trí tuệ của nhân viên, họ khuyến khích thảo luận, xem xét lại vấn đề, thoải mái chia sẻ ý kiến thì họ có khả năng khuyến khích nhân viên CSTT của mình (Krogh, Nonaka & Rechsteiner, 2012).
Vì vậy, lãnh đạo là một trong những người có ảnh hưởng mạnh nhất định thái độ và ý định CSTT (Kazi, 2005, Lee & cộng sự, 2010). Mặc dù có nhiều hình thức và kiểu lãnh đạo thì có thể tác động khác biệt đến CSTT (McNabb, 2006). Trên thực tế, sự lãnh đạo ở tất cả các cấp độ quản lý là cần thiết để tăng cường sự CSTT trong các tổ chức (Kluge & cộng sự, 2001; Marsh & Satyadas, 2003; Welch, 2005). Cần có sự chủ động tích cực của các nhà lãnh đạo để tạo môi trường làm việc phù hợp thông qua việc đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết nhằm tạo điều kiện CSTT giữa các nhóm chức năng khác nhau.
Lãnh đạo cũng được tìm thấy có tác động tích cực và có ý nghĩa với CSTT trong các nghiên cứu của Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014). Trên cơ sở đó, giả thuyết H2 được đề xuất như sau: