CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4.4 Tác động của yếu tố Sự tin tưởng đến Chia sẻ tri thức
Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập các mối quan hệ trong một tổ chức. Nếu đã có niềm tin thì vấn đề CSTT, chia sẻ kinh nghiệm trở nên dễ dàng lan tỏa hơn bao giờ hết. Nhiều tác giả đã tin rằng khi có những mối quan hệ dựa trên niềm tin thì người ta sẵn sàng cung cấp tri thức hữu ích. Ngồi ra, khi có niềm tin thì người ta sẵn lịng lắng nghe và tiếp thu tri thức của nhau hơn (Andrews & Delahay, 2000; Levin, 1999; Mayer &cộng sự, 1995; Tsai & Ghoshal, 1998).
Nghiên cứu De Long & Fahey (2000) cho rằng mức độ niềm tin tồn tại giữa tổ chức, các phòng ban của tổ chức và các đồng nghiệp trong tổ chức ảnh hưởng đến lượng tri thức được lưu chuyển mạnh mẽ giữa các cá nhân và từ cá nhân vào cơ sở dữ liệu của tổ chức. Do đó, niềm tin giữa nhân viên là điều cần thiết để cải thiện tốc độ CSTT trong tổ chức.
Niềm tin có thể được phân thành hai nhóm: Niềm tin dựa vào tri thức cá nhân (Personal knowledge-based trust) và niềm tin dựa vào tổ chức (institution-based trust) (Ardichvili, 2008). Niềm tin giữa các cá nhân phát triển dựa trên sự tương tác xã hội thường xuyên của các cá nhân và vai trị của nó trong CSTT thường được nghiên cứu sử dụng lý thuyết trao đổi xã hội hoặc nhận thức xã hội (Chow & Chan, 2008; Ringberg & Reihlen, 2008; Staples & Webster, 2008).
Sự tin tưởng đặc biệt xuất hiện trong các nghiên cứu về CSTT trong khu vực công (Ling San & Hock, 2009; Pardo, Cresswell, Thompson và Zhang, 2006). Khi có nhận thức về lịng tin, nhân viên khơng chỉ sẵn sàng lắng nghe người khác mà con có thể tiếp thu tri thức từ những người khác (Bakker, Engelen, Gabbay & Leenders, 2006). Và ngược lại, Connelly & Kelloway (2002) cũng nhận thấy rằng mọi người sẵn sàng CSTT khi họ có sự tin cậy ở nơi người nhận kiến thức.
Các nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng sự tin tưởng có liên quan đến việc tự do lưu chuyển trí thức giữa đồng nghiệp với nhau. Andrews & Delahay (2000); Levin (1999); Mayer & cộng sự (1995), Tsai & Ghoshal (1998) đã chứng minh khi có niềm tin với nhau thì người ta sẵn sàng hơn trong việc tiếp nhận và CSTT của nhau. Tương tự phát hiện của Al-Alawi & cộng sự (2007) cho thấy niềm tin có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với CSTT. Đồng thời những nghiên cứu gần đây của Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014) cũng đã ủng hộ những phát hiện của Al-Alaska & cộng sự (2007), niềm tin có tác động tích cực đến CSTT trong các tổ chức. Trên cơ sở đó, giả thuyết H4 được đề xuất như sau:
H4: Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực (+) đến CSTT