Biểu đồ Scatter

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 68 - 130)

Nguồn: Tác giả phân tích

4.4.4 Thảo luận kết quả hồi quy

Từ phương trình hồi quy trên cho thấy 6 yếu tố đều tác động đến CSTT, trong đó có 5 yếu tố tác động cùng chiều và 01 yếu tố tác động nghịch chiều.

Yếu tố Giao tiếp (GT) có ảnh hưởng lớn nhất đến CSTT của cán bộ, công chức ngành thanh tra, tỉnh Đồng Nai, tiếp theo là yếu tố Sự tin tưởng (STT), yếu tố Làm việc nhóm (TW), yếu tố Lãnh đạo (LD), và yếu tố Hệ thống thông tin (TT). Các nhân tố trên đều tác động cùng chiều đến CSTT (KS). Đối với yếu tố Thời gian (TG) thì tác động ngược chiều với CSTT. Do đó, các giả thuyết đều được chấp thuận.

Bảng 4.19: Tóm tắt kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết Nội dung Sig.

Kết quả kiểm định

H1 Giao tiếp có tác động tích cực đến sự chia sẻ kiến thức .000 Chấp nhận giả thuyết H2 Lãnh đạo có tác động tích cực đến sự chia sẻ kiến thức .000 Chấp nhận giả thuyết H3 Làm việc nhóm có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ kiến thức .000 Chấp nhận giả thuyết H4 Sự tin tưởng có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ kiến thức .000 Chấp nhận

H5 Hệ thống thơng tin có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ kiến thức .007 Chấp nhận giả thuyết H6 Thời gian có ảnh hưởng tiêu cực đến sự chia sẻ

kiến thức .002

Chấp nhận giả thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp

- Giao tiếp

Giao tiếp là hình thức cơ bản khuyến khích việc CSTT (Smith & Rupp, 2012). Nhìn chung, khi mơi trường giao tiếp tự do và cởi mở trong tổ chức thì các nhân viên của tổ chức sẽ sẵn sàng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, tri thức (Areekkuzhiyil, 2016).

Kết quả nghiên cứu đã khẳng định lại cơ sở lý thuyết, khái niệm này là yếu tố tác động mạnh nhất đến sự CSTT giữa cán bộ, công chức ngành thanh tra, tỉnh Đồng Nai (β =0.333). Kết quả này tương động với nghiên cứu của Al-Alawi & cộng sự (2007), Islam & cộng sự (2011), Kathiravelu & cộng sự (2014). Điều này cho thấy tại các cơ quan, đơn vị Thanh tra trên địa bàn, chính sự hỗ trợ từ mơi trường làm việc, giao tiếp giữa cán bộ, công chức là chất xúc tác mạnh cho cán bộ, công chức có thể trao đổi, CSTT. Kết quả này rất có ý nghĩa thực tiễn, yếu tố giao tiếp trong môi trường của tổ chức là yếu tố hồn tồn có thể điều chỉnh được.

- Lãnh đạo

Lãnh đạo được xem là một yếu tố quan trọng tác động đến việc CSTT trong cơ quan (Oliver & Kandadi, 2006; Kerr & Clegg, 2007), tạo môi trường phù hợp thông qua việc đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết nhằm tạo điều kiện CSTT giữa các nhóm khác nhau (Marsh & Satyadas, 2003; Welch, 2005).

Trong nghiên cứu này, yếu tố Lãnh đạo tác động tích cực đến CSTT với hệ số 0.201. Kết quả này tương động với nghiên cứu của Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014). Điều này minh chứng vai trò của người lãnh đạo trong các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, chính là tác nhân lơi cuốn, cũng như là khuyến khích, động viên cán bộ, công chức thảo luận, trao đổi một cách thoải mái để CSTT của mình. Kết quả này rất có ý nghĩa thực tiễn, yếu tố lãnh đạo trong tổ chức là yếu tố hồn tồn có thể điều chỉnh được.

- Làm việc nhóm

Làm việc nhóm đóng vai trị quan trọng đối với việc CSTT trong tổ chức, nó gúp các thành viên tạo dựng các mối quan hệ, trao đổi thơng tin, kiến thức. Từ đó, tạo điều kiện cho việc CSTT giữa các thành viên thường xuyên hơn và hiệu quả hơn (Tsu & cộng sự, 2006). Kết quả của nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trước của Lu & cộng sự (2006); Ling & cộng sự (2009); Noorderhaven & Harzing (2009) khi chỉ ra rằng làm việc nhóm tác động cùng chiều (β =0.201) đến sự CSTT của cán bộ, công chức.

- Sự tin tưởng

Về mặt lý thuyết, sự tin tưởng là yếu tố quan trọng tác động đến việc CSTT trong tổ chức vì nó thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân. Khi người ta càng tin tưởng lẫn nhau thì họ dễ dàng trong việc cung cấp và tiếp thu tri thức của nhau hơn (Andrews và Delahay, 2000; Levin, 1999).

Yếu tố Sự tin tưởng trong nghiên cứu này có tác động tích cực đến CSTT với hệ số 0.321, là yếu tố ảnh hưởng mạnh thứ hai sau yếu tố Giao tiếp. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Ling San & Hock (2009); Islam & cộng sự (2011), Seba & cộng sự (2012), Kathiravelu & cộng sự (2014).

- Hệ thống thông tin

Hệ thống thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc vận hành hệ thống của tổ chức, là yếu tố không thể thiếu trong các ứng dụng và trao đổi tri thức (Egu & Bottterill, 2002), giúp cho việc CSTT. Đặc biệt trong khu vực công, hệ thống thơng tin có thể được coi là một trong những yếu tố tác động chủ yếu đến CSTT (Choi, Lee, & Yoo, 2010; Sandhu & cộng sự, 2011).

Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết khi chỉ ra rằng yếu tố Hệ thống thơng tin có tác động thuận chiều với CSTT với hệ số 0.106. Kết quả này có ý nghĩa thực tiễn để các nhà quản lý có thể đầu tư, nâng cấp hệ thống thơng tin đang có để phục vụ việc CSTT hiệu quả hơn.

- Thời gian

Sự sẵn có thời gian để tham gia chia sẻ, trao đổi tri thức được đánh giá là một yếu tố quan trọng (Ipe, 2003). Khơng có thời gian hoặc thiếu thời gian là một trong những rào cản

lớn nhất đối với việc CSTT, đặc biệt là trong các tổ chức công (Sandhu & cộng sự, 2011). Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy yếu tố Thời gian được xem như là rào cản đối với q trình CSTT trong tổ chức. Nó tác động nghịch chiều đối với việc CSTT trong tổ chức với hệ số -0.117. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ipe (2003).

4.5 Kiểm định chia sẻ tri thức với các đặc điểm đối tượng khảo sát - Kiểm định sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo giới tính - Kiểm định sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo giới tính

Kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa hai nhóm nam và nữ cho hệ số Sig. = 0.910 > 0.05 nên phương sai giữa hai nhóm nam và nữ là đồng nhất. Kết quả kiểm định Independent với phương sai đồng nhất cho giá trị Sig. là 0.000< 0.05 do đó có thể kết luận rằng sự CSTT giữa nam và nữ là khác nhau.

Với đặc trưng của ngành thanh tra, thông thường tỷ lệ nam giới chiếm khá cao so với nữ giới. Bởi theo quan điểm cũ, tính chất cơng việc thanh tra phù hợp với nam giới hơn nữ giới

Bảng 4.20: Sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo giới tính Giới tính N Trung bình Độ lệch Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Nam 125 4.09 .545 .049 Nữ 107 4.36 .444 .043 Kiểm định Independent Samples

Kiểm định Levene’s Kiểm định T - test

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Phương sai đồng nhất .013 .910 -3.958 230 .000 Phương sai không đồng nhất -4.021 229.453 .000 Nguồn: Tác giả tính tốn

- Kiểm định sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo tình trạng cơng việc

Kết quả kiểm định Levene đối với phương sai giữa hai nhóm biên chế và hợp đồng cho hệ số Sig. = 0.414 > 0.05 nên phương sai giữa hai nhóm biên chế và hợp đồng là đồng nhất. Kết quả kiểm định Independent với phương sai đồng nhất cho giá trị Sig. là 0.323 >

0.05 do đó có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về sự CSTT giữa biên chế và hợp đồng.

Bảng 4.21: Sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo tình trạng cơng việc

Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Biên chế 210 4.20 .528 .036 Hợp đồng 22 4.32 .387 .083 Kiểm định Independent Samples

Kiểm định Levene’s Kiểm định T - test

F Sig. t df Sig. (2-tailed) Phương sai đồng nhất .671 .414 -.990 230 .323 Phương sai không đồng nhất -1.270 29.826 .214 Nguồn: Tác giả tính tốn

Thực tế cho thấy phần lớn những công chức thuộc diện hợp đồng đang công tác là những người đã có thâm niên cơng tác trong ngành thanh tra, nhưng chưa được cử thi công chức nên chưa được chuyển sang biên chế. Hơn nữa, tình trạng cơng việc là yếu tố bên ngồi, khơng xuất phát từ thái độ, hành vi của cơng chức. Do đó, khơng có sự khác biệt về Sự CSTT giữa biên chế và hợp đồng.

- Kiểm định sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo các đặc điểm cá nhân Độ tuổi, Trình độ chun mơn, Thâm niên cơng tác

Kết quả kiểm định tại Bảng 4.22 cho thấy khi tiến hành kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm đối tượng khảo sát cho thấy kiểm định Levene cho giá trị Sig. đều lớn hơn 0.05, do đó phương sai của các nhóm là như nhau. Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig. của đặc điểm Độ tuổi và Thâm niên là 0.002 < 0.05. Vậy có sự khác biệt trong việc CSTT theo các đặc điểm độ tuổi và thâm niên.

Bảng 4.22: Sự khác biệt về sự chia sẻ tri thức theo đặc điểm cá nhân Đặc Đặc điểm Kiểm định Levene Mức ý nghĩa Sig. Tổng bình phương Kiểm định F Mức ý nghĩa Sig. Độ tuổi Giữa các nhóm .496 .610 3.248 6.368 .002 Trong nhóm 58.396 Tổng cộng 61.644 Chun mơn Giữa các nhóm .809 .446 .790 1.487 .228 Trong nhóm 60.854 Tổng cộng 61.644 Thâm niên Giữa các nhóm .154 .857 3.182 6.233 .002 Trong nhóm 58.462 Tổng cộng 61.644 Nguồn: Tác giả tính tốn

Thực tiễn cho thấy, đa số những cán bộ, cơng chức có thâm niên cơng tác lâu năm thì họ có kinh nghiệm làm việc phong phú, có các mối quan hệ trong và ngồi tổ chức, có đủ tự tin, tin cậy, uy tín với đồng nghiệp, hiểu rõ về con người trong đơn vị; vì vậy, kiến thức của họ có và cách thức chia sẻ kiến thức cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt hơn là độ tuổi này họ thường cảm nhận giá trị, vai trị, vị trí mong muốn được đóng góp, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Do đó, vẫn có sự khác biệt về chia sẻ kiến thức theo độ tuổi và thâm niên.

Tuy nhiên, kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị Sig. của đặc điểm Chuyên môn là 0.228 > 0.05. Như vậy khơng có sự khác biệt trong việc CSTT theo các đặc điểm chun mơn.

Về mặt lý thuyết, yếu tố trình độ chun mơn có tác động nhất định đến CSTT. Tuy nhiên, kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt trong việc CSTT theo trình độ chun mơn. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn nhanh ngẫu nhiên 3 công chức đang công tác tại Thanh tra tỉnh Đồng Nai. Họ đều cho rằng công việc hiện nay được mô tả cụ thể theo quy trình, quy định. Trong khi đó, trình độ chun môn của cán bộ, công chức ngành thanh tra là từ nhiều ngành khác nhau như Luật, Kinh tế, Kế toán, Quản lý nhà nước… được tuyển dụng phù hợp với vị trí cơng việc và được bồi dưỡng kiến thức sau tuyển dụng.

Do đó, họ cảm thấy khơng có sự q khác biệt về trình độ chun mơn, từ đó có thể tự tin chia sẻ kiến thức.

4.6 Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra, tỉnh Đồng Nai ngành thanh tra, tỉnh Đồng Nai

Như kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 yếu tố gồm Giao tiếp, Sự tin tưởng, Lãnh đạo, Làm việc nhóm, Hệ thống thơng tin, và Thời gian tác động đến CSTT. Nghiên cứu tiếp tục phân tích mơ tả về giá trị của các biến quan sát:

- Yếu tố Giao tiếp

Kết quả thống kê ở Bảng 4.23 với giá trị trung bình của yếu tố Giao tiếp là 4.27 cho thấy các cán bộ, công chức ngành thanh tra đánh giá yếu tố này ở mức cao. Giao tiếp được đánh giá cao thông qua việc các nhân viên được cơ quan tổ chức thảo luận nhóm và hợp tác trong cơng việc, thường xun đối thoại trực tiếp để phối hợp giải quyết các công việc có liên quan.

Trong các phát biểu thì phát biểu “Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao

đổi trực tiếp với nhau” được đánh giá ở mức cao, với giá trị trung bình 4.29 cao hơn giá trị

trung bình tổng thể của yếu tố Giao tiếp. Điều đó cho thấy, cán bộ, cơng chức đồng tình rất cao là khơng có rào cản trong giao tiếp của cán bộ, công chức ngành thanh tra. Thực tế, trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức ngành thanh tra nói riêng và cán bộ, cơng chức nói chung thường xuyên gặp mặt, trực tiếp trao đổi công việc với nhau, thực hiện khá tốt công tác tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp cơng dân. Ngồi ra, hoạt động giao tiếp giữa các công chức với nhau và giữa công chức với lãnh đạo diễn ra thuận lợi.

Bảng 4.23: Thống kê giá trị trung bình của yếu tố Giao tiếp

STT Các phát biểu Trung bình

1 Cán bộ, cơng chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên trao đổi trực tiếp

với nhau 4.29

2 Ngôn ngữ, giọng điệu vùng miền không ảnh hưởng đến quá trình

CSTT 4.28

3 Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên truyền đạt kỹ

Nguồn: Tác giả phân tích

Ngồi ra, phát biểu “Ngôn ngữ, giọng điệu vùng miền không ảnh hưởng đến quá

trình CSTT” được đánh giá ở mức độ cao với giá trị trung bình là 4.28. Điều này cho thấy

vấn đề ngơn ngữ, giọng điệu vùng miền có ảnh hưởng đến việc giao tiếp. Trong quá trình trao đổi, sự khác biệt về giọng điệu vùng miền đã dẫn đến trường hợp thông tin bị sai lệch, giảm hiệu quả của việc CSTT trong cơ quan, tổ chức.

Đối với phát biểu “Cán bộ, công chức tại nơi tôi làm việc thường xuyên truyền đạt kỹ

năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của họ” tuy nhận được số điểm trung bình là

4.26, là số điểm cao, nhưng là phát biểu đạt số điểm thấp nhất trong ba phát biểu về yếu tố Giao tiếp. Điều này cho thấy vẫn còn những rào cản, trở ngại trong việc truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm giữa các cán bộ, công chức. Theo quan sát của tác giả, thì những rào cản này có thể là sự tự ti, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt còn hạn chế.

Nghiên cứu đã cho thấy yếu tố Giao tiếp tác động mạnh nhất đến việc cán bộ, công chức CSTT lẫn nhau. Giao tiếp thuận lợi sẽ thúc đẩy nhanh quá trình và hành vi trao đổi tri thức trong tổ chức. Do đó, cán bộ, cơng chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần quan tâm đến yếu tố này.

- Yếu tố Lãnh đạo

Theo kết quả khảo sát từ Bảng 4.24 cho thấy yếu tố Lãnh đạo ảnh hưởng cùng chiều đến CSTT. Giá trị trung bình của các phát biểu từ 4.33 đến 4.47. Điều này cho thấy công chức được khảo sát đánh giá yếu tố Lãnh đạo ở mức cao.

Trong các phát biểu thì phát biểu “Người quản lý của tôi cho rằng CSTT sẽ nâng cao

hiệu quả hoạt động của cơ quan” và phát biểu “Người quản lý của tôi ủng hộ tội CSTT với các đồng nghiệp ở phòng, ban khác” đạt giá trị trung bình cao nhất với số điểm lần lượt là

4.47 và 4.46. Điều này cho thấy các cán bộ lãnh đạo, quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của việc CSTT trong nội bộ cơ quan, giúp cơ quan hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc CSTT nhưng các cán bộ, lãnh đạo quản lý dường như chưa có phương pháp, cách thức hướng dẫn cho công chức thuộc quyền mình quản lý CSTT thơng qua kết quả của phát biểu “Người quản lý của tôi hướng dẫn chúng tôi

Qua trao đổi thực tế với các cá nhân khảo sát thì họ cho rằng tuy người lãnh đạo có hỗ trợ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của cán bộ, công chức ngành thanh tra trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 68 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)