.Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 26 - 31)

1.2.1.1. Khái niệm về hạnh phúc (Happiness)

Hạnh phúc là một trong những phạm trù về mặt tinh thần giúp con người hình thành những mục tiêu và thái độ sống, chính vì vậy từ xa xưa con người đã tự đặt ra câu hỏi hạnh phúc là gì và điều gì dẫn đến hạnh phúc.

Hạnh phúc (Happiness) và cảm nhận hạnh phúc (well-being) là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau vì thế trong luận văn này, chúng tơi tìm hiểu thêm về khái niệm hạnh phúc. Hạnh phúc là một khái niệm khó nắm bắt và có nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Hạnh phúc là thuật ngữ dùng để miêu

tả trạng thái và cảm xúc dễ chịu, có tác động tích cực đến với con người ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời. (Trương Thị Khánh Hà, 2020).

Có thể thấy, khái niệm về hạnh phúc đã được các nhà triết học cổ đại bàn luận tới từ rất sớm. Từ những năm 400 trước công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Aristote đã cho rằng hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích cuộc sống, là mục tiêu hay giới hạn

16

tận cùng của sự tồn tại người. Epicurus cũng cho rằng hạnh phúc là mục đích tối hậu của đời sống lồi người, sự bình n và hợp lý phải là nền tảng của hạnh phúc.

Một học thuyết khác về hạnh phúc được Tal Ben đưa ra cho rằng: Hạnh phúc

hạnh phúc là trải nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn. Trong hai yếu tố tạo nên hạnh

phúc là niềm vui và ý nghĩa thì niềm vui được hiểu là trải nghiệm những cảm xúc tích cực trước mắt, những lợi ích đang hiện diện ở hiện tại; ý nghĩa chính là những mục tiêu cuối cùng đạt được trong tương lai từ những việc làm ở hiện tại. Như vậy để có được hạnh phúc trọn vẹn, mỗi cá nhân phải có được cảm giác mãn nguyện với quyết tâm có được niềm vui trong hiện tại cùng với đó là quyết tâm đạt được những mục tiêu của bản thân trong tương lai. (Tal Ben, 2009).

Kế thừa những quan điểm của nhân văn hiện sinh, nhà tâm lý học Martin Seligman, người đã sáng lập ra tâm lý học tích cực đã gợi ý rằng: Hạnh phúc được

tạo nên từ cảm xúc dựa trên sự cam kết và quan tâm, niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống. Theo ơng, hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ việc xác định và phát triển những

điểm mạnh của bản thân và sử dụng chúng mỗi ngày trong công việc, yêu thương, chơi đùa và làm cha mẹ (Seligman, 2000).

Như vậy, dù theo quan điểm của tác giả nào thì khái niệm hạnh phúc cũng có những điểm chung bao gồm Những trạng thái cảm xúc tích cực của con người trong

đời sống ở thời điểm hiện tại và sự hiện thực hóa tiềm năng của bản thân để hướng tới mục tiêu trong tương lai từ đó tạo nên một cuộc sống có ý nghĩa.

1.2.1.2. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc (Well-being)

Khái niệm Well-being là một khái niệm đang được xây dựng nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận đa ngành trên thế giới. Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc. Trong các nghiên cứu đương đại, các nhà tâm lý học dường như tán thành quan điểm cảm nhận hạnh phúc là một cấu trúc đa chiều bao gồm nhiều khía cạnh chủ quan, tâm lý, xã hội và cả hành vi của mỗi cá nhân. “Well- being” trong tiếng Anh hay “Bien-être” trong tiếng Pháp khi được chuyển ngữ sang tiếng việt mang nhiều ý nghĩa khác nhau. “Bien-être” trong tiếng Pháp có 2 nghĩa: 1) Chỉ sự thoải mái dễ chịu, là sự thoải mái khi thỏa mãn các nhu cầu về cơ thể và sự bình thản của tinh thần. 2) Là sự sung túc về mặt vật chất cho phép sự tồn tại dễ chịu

17

(Trần Thị Thu Hương, 2018). “Well-being” trong tiếng anh chỉ sự khỏe mạnh về mặt thế chất là thoải mái về mặt tinh thần. Như vậy, nội hàm của Well-being bao gồm 3 khía cạnh: tình trạng khỏe mạnh về thể lý, sự thoải mái về mặt tinh thần và sự thỏa mãn về mặt thể chất (Trần Thị Thu Hương, 2018). Trong tiếng việt, để tìm một từ diễn tả hết các ý nghĩa trong khái niệm trên cịn tương đối khó khăn, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ “Cảm nhận hạnh phúc” cho các bài nghiên cứu của mình.

Khái niệm cảm nhận hạnh phúc (Well-being) được sử dụng đầu tiên trong trào lưu nâng cao chất lượng cuộc sống năm 1930 tại Mĩ. Các nhà hoạch định chính sách, truyền thơng, tâm lý đã không ngừng nghiên cứu cách đánh giá cảm nhận hạnh phúc của con người. Mỗi hướng tiếp cận đều đưa ra một khái niệm khác nhau về cảm nhận hạnh phúc.

Như đã đề cập ở trên, cảm nhận hạnh phúc bao gồm hai hướng tiếp cận chính. Một là cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng (Hedomic Well-being) nhấn mạnh việc có mặt của sự thỏa mãn và sự vắng mặt của các cảm xúc tiêu cực. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là các nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Subjective well-being) của Diener. Ông từng phát biểu rằng cảm nhận hạnh phúc chủ quan đánh giá cách thức mỗi người nhìn nhận và đánh giá chất lượng cuộc sống dưới góc độ đánh giá sự hài lịng của cá nhân về cuộc sống nhưng không phải là trạng thái tĩnh mà bao gồm nhiều khía cạnh trải nghiệm thỏa mãn, thường xuyên trải qua những cảm xúc tích cực và không thường xuyên trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Nói cách khác, theo quan niệm của Diener thì cảm nhận hạnh phúc là một khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn và các trạng thái tiêu cực ở mức thấp và sự hài lòng với cuộc sống ở mức cao (Diener, 2000). Khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan được Diener và Ryan đề cập trong tác phẩm Tổng quan cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Subjective wellbeing: a general overview) như sau: Cảm nhận hạnh phúc chủ quan là thuật ngữ

có tính khái qt được sử dụng để mơ tả mức độ hạnh phúc mà con người trải qua dựa trên những đánh giá chủ quan của họ. Những đánh giá này bao gồm những cảm nhận chủ quan về sự hài lịng với chất lượng cuộc sống, về sở thích và sự gắn kết, những phản ứng cảm xúc như vui vẻ, buồn phiền trước những sự kiện trong cuộc

18

sống, sự hài lòng đối với cơng việc, các mối quan hệ, sức khỏe, giải trí và các khía cạnh quan trọng khác (Diener, 2009). Như vậy, có thể hiểu cảm nhận hạnh phúc thụ

hưởng phản ánh tần xuất và cường độ một cá nhân trải nghiệm những cảm xúc tích cực hay tiêu cực như vui vẻ, tức giận, phấn khích hay căng thẳng, những trải nghiệm này có thể khiến cho họ cảm thấy thoải mái, hài lịng hoặc khơng với cuộc sống (Đặng Hoàng Ngân, 2018).

Hướng tiếp cận thứ hai là cảm nhận hạnh phúc bản chất (Eudaimonic well- being) gắn liền với sự tự thực hiện hóa tiềm năng và tự hồn thiện bản thân. Quan niệm này được hình thành đầu tiên bởi Aristole và được mở rộng bởi các nhà tâm lý hiện đại. Đại diện hướng tiếp cận này là lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc tâm lý (Psychology well-being) của Carrol Ryff cho rằng Cảm nhận hạnh phúc không chỉ

đơn giản là đạt được khoái cảm mà cịn là sự hài lịng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin rằng bản thân mình sẽ phát triển tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ môi trường để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và có thể làm chủ quyết định của bản thân (Ryff, Keyes, 1995). Hay

có thể hiểu rằng một cá nhân khỏe mạnh về mặt tâm lý hay có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao khi họ sống một cuộc đời có ý nghĩa và gắn kết.

Nếu như Diener hướng tới cảm nhận hạnh phúc chủ quan, Ryff hướng tới cảm nhận hạnh phúc tâm lý, Silegman bổ xung thêm ý nghĩa của cảm xúc tới cá nhân thì Keyes cho rằng cảm nhận hạnh phúc khơng đơn thuần là sự tách biệt giữa các yếu tố hưởng lạc, tâm lý hay xã hội mà là sự kết hợp của tất cả các yếu tố này. Theo Keyes,

Cảm nhận hạnh phúc chính là sự khỏe mạnh về tinh thần thể hiện ở việc vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống và có được những cảm xúc tích cực

(Keyes, 2002). Vì thế người hạnh phúc phải là người cởi mở với những trải nghiệm, mong muốn, nỗ lực phát triển và hiện thực hóa bản thân. Mơ hình đa chiều của Keyes (1998) Bao gồm 5 khía cạnh chỉ báo sự vận hành của cá nhân trong xã hội bao gồm: sự hịa nhập xã hội, đóng góp xã hội, Chấp nhận xã hội, hiện thực hóa xã hội và cố kết xã hội. Cảm nhận hạnh phúc bao gồm 3 thành phần: Hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội và hạnh phúc cảm xúc (Keyes, 2002). Những thành phần này tạo nên mơ hình cảm nhận hạnh phúc tâm lý – xã hội. Trong khi khía cạnh tâm lý của cảm nhận hạnh

19

phúc được khái niệm hóa như một trải nghiệm mang tính chất cá nhân, tập trung vào những thử thách mà con người phải đối mặt trong cuộc sống riêng tư thì khía cạnh xã hội mang tính chất cơng khai tập trung vào những nhiệm vụ xã hội mà mỗi cá nhân phải trải qua trong cộng đồng của họ.

Tuy nhiên, dù có những bất đồng nhất định trong lý thuyết của mình, các nhà tâm lý hiện đại cũng đều đồng ý rằng dù tiếp cận cảm nhận hạnh phúc theo hưởng thụ hưởng hay bản chất thì cũng đều thể hiện những khía cạnh quan trọng của cảm nhận hạnh phúc. Điều này cũng có nghĩa là dù tiếp cận theo hướng nào thì cảm nhận hạnh phúc đều là sự đánh giá hay nhìn nhận của một cá nhân về chất lượng cuộc sống của họ (Diener, 2011)

Như đã phân tích bên trên, cảm nhận hạnh phúc chủ yếu theo hai khía cạnh: cảm nhận hạnh phúc thụ hưởng và cảm nhận hạnh phúc bản chất. Tuy nhiên, một yếu tố cần lưu ý trong quá trình nghiên cứu là yếu tố văn hóa. Nhiều nghiên cứu cho rằng văn hóa là điều hịa sự cân bằng trong mối quan hệ giữa cảm xúc và sự hài lòng về cuộc sống (Đặng Hoàng Ngân, 2018). Diener (1999) cho rằng sự tự do là chỉ số dự báo cho sự hài lịng với cuộc sống của nền văn hóa cá nhân mạnh hơn nên văn hóa cộng đồng. Nền văn hóa cá nhân coi trọng những yếu tố của cảm xúc hơn. Cảm xúc phản ánh sự hài hòa giữa mục tiêu và nhu cầu cá nhân trong những tình huống cụ thể. Mặt khác, trong nền văn hóa cộng đồng, việc đạt được mục tiêu cá nhân cũng quan trọng nhưng những thành viên của cộng đồng kỳ vọng nhiều hơn vào việc một cá nhân có thể hi sinh lợi ích cá nhân vào lợi ích nhóm, đặc biệt đối với những người có vị thế cao trong xã hội (Radhakrishnan và Chan, 1997). Cá nhân trong nền văn hóa cộng đồng đề cao việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, ứng xử cộng đồng nhiều hơn với việc thỏa mãn những nhu cầu cá nhân (Suh và cộng sự, 2007).

Từ những cơ sở lý thuyết như vậy, chúng tôi quan niệm: Cảm nhận hạnh phúc

là trạng thái tinh thần khỏe mạnh cho phép cá nhân ứng phó với những vấn đề của cuộc sống và tự hiện thực hóa bản thân. Cá nhân có sự hài lịng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng, tin rằng bản thân mình sẽ phát triển tốt hơn, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ mơi trường để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và có thể làm chủ quyết định của bản thân.

20

1.2.1.3. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông

Ở trong nghiên cứu này, chúng tôi quyết định lựa chọn cách tiếp cận cảm nhận hạnh phúc tâm lý. Thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý tập trung vào các khía cạnh của sự phát triển tiềm năng bản thân phù hợp với giai đoạn lứa tuổi trung học phổ thông. Ở giai đoạn này, các em đang trong quá trình của sự tự nhận thức bản thân để từ đó phát huy những điểm mạnh và tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực văn hóa. Hơn thế nữa, giai đoạn này học sinh có mong muốn tự khẳng định bản thân và tìm kiểm những giá trị hay định hướng tương lai.

Chính vì vậy, chúng tôi xác định: Cảm nhận hạnh phúc là trạng thái tinh thần

khỏe mạnh cho phép học sinh trung học phổ thơng ứng phó với những vấn đề của cuộc sống và tự thực hiện hóa bản thân. Học sinh trung học phổ thơng có sự hài lịng với hầu hết những gì ở bản thân, có những mối quan hệ ấm áp và tin tưởng với gia đình bạn bè và thầy cơ, tin rằng bản thân mình sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai, có định hướng trong cuộc sống, có thể làm chủ mơi trường để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và có thể làm chủ quyết định của bản thân.

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 26 - 31)