Thực trạng hành vi làm cha mẹ của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 88 - 99)

3.3 .Hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc

3.3.1. Thực trạng hành vi làm cha mẹ của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn

phố Sơn La.

Trong nghiên cứu này, hành vi làm cha mẹ được nghiên cứu thông qua sự đánh giá của học sinh trung học phổ thơng qua ba nhóm hành vi: Sự hỗ trợ, kiểm soát hành vi và kiểm soát tâm lý của cha mẹ đối với con cái. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.11

78

Bảng 3.11. Điểm trung bình thang đo hành vi làm cha mẹ

Tiểu thang đo Đối với cha Đối với mẹ

Số item M SD Số item M SD Nhóm cha mẹ hỗ trợ 9 2,25 0,602 9 2,39 0,53

Nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi

6 2,27 0,62 6 2,386 0,545

Nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý 11 1,75 0,59 11 1,78 0.56

Đánh giá chung điểm trung bình có thể thấy ở tất cả các tiểu thang đo của hành vi làm cha mẹ: nhóm cha mẹ có hành vi hỗ trợ, nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi, nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý, điểm trung bình của mẹ ln cao hơn cha. Trong ba nhóm hành vi làm cha mẹ, hai nhóm hành vi hỗ trợ và nhóm kiểm sốt hành vi nhận được sự đánh giá cao nhất từ học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La với mức điểm trung bình gần như tương đương nhau. Cụ thể, nhóm hành vi hỗ trợ, học sinh đánh giá cho mẹ điểm trung bình M = 2,39 (SD = 0,53) và cho cha điểm trung bình M = 2,25 (SD = 0,602). Điều này cho thấy cha mẹ học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La có sự hỗ trợ và sự tương tác khá lớn đối với con cái của họ. Nhóm cha mẹ kiểm soát hành vi, học sinh đánh giá cho mẹ điểm trung bình M = 2,387 (SD = 0,54) và điểm trung bình của cha M = 2,27 (SD = 0,62). Như vậy có thể thấy song song khía cạnh hỗ trợ con cái, nhóm cha mẹ cũng có sự kiểm sốt tương đối cao hành vi của con họ. Cuối cùng, nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý ít được cha mẹ sử dụng nhất, học sinh đánh giá điểm trung bình của mẹ M = 1,78 (SD = 0,56) và điểm trung bình của cha M = 1,75 (SD = 0,59). Trong nghiên cứu gần đây của tác giả Lê Thị Ngọc Lan (2020) về thực trạng các nhóm hành vi làm cha mẹ với trẻ vị thành niên tại Nghệ An cho thấy trong ba nhóm hành vi làm cha mẹ thì nhóm cha mẹ hỗ trợ có điểm trung bình cao nhất (ĐTB của cha M = 2,00; ĐTB của mẹ M = 2,22), tiếp đến là nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi (ĐTB của cha M = 1,9;

79

ĐTB của mẹ M = 2,1), cuối cùng là nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý (ĐTB của cha M = 1,74; ĐTB của mẹ M= 1,75).

3.3.1.1. Nhóm cha mẹ hỗ trợ

Trong ba nhóm hành vi làm cha mẹ thì đây là nhóm hành vi được học sinh đánh gia cao nhất với điểm trung bình của cha M = 2,25 (SD = 0,62), mẹ M = 2,39 (SD = 0,53). Như vậy, nhìn chung theo đánh giá của học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La thì sự hỗ trợ của cha mẹ là tương đối cao, hành vi của cha mẹ trong mắt các con là tương đối tích cực. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chỉ dừng lại ở mức trung bình, chưa có sự vượt trội một cách rõ ràng so với hai nhóm hành vi cịn lại. Ngồi ra, mức độ hỗ trợ của mẹ được học sinh đánh giá cao hơn so với cha 0,14 điểm, cho thấy học sinh có sự đánh giá tích cực hơn sự hỗ trợ của mẹ so với cha mình. Ở phương diện nào đó, người mẹ dễ trở thành điểm dựa tinh thần cho con hơn người cha tạo nên mối liên hệ gần gũi, tình cảm hơn. Nhận định này cũng có sự tương đồng so với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngọc Lan vào năm 2020 (Điểm trung bình của mẹ cao hơn cha 0,22 điểm). Số liệu cụ thể của nhóm hành vi này được thể hiện như sau.

Bảng 3.12. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ hỗ trợ

Nhận định

Cha Mẹ

M SD M SD

Làm cho em thấy dễ chịu hơn sau khi em đã nói rõ những lo lắng của mình cho cha/mẹ

2,16 0,776 2,34 0,697

Rất hay mỉm cười với em 2,37 0,73 2,52 0,64

Khi em có điều gì đó khơng vui, cha mẹ sẽ nghĩ cách làm cho em thấy vui và thoải mái hơn

2,01 0,79 2,19 0,76

80

Khích lệ, động viên em mỗi khi em buồn 2,25 0,79 2,36 0,74

Ln quan tâm, chăm sóc em 2,66 0,636 2,75 0,53

Làm cho em cảm thấy mình là người quan trọng nhất trong cuộc sống của cha mẹ

2,54 0,726 2,62 0,63

Thường xuyên khen ngợi em 1,94 0,77 2,05 0,75

Rất dễ để nói chuyện với cha/mẹ 2,13 0,84 2,36 0,77

Điểm trung bình chung 2,25 0,62 2,39 0,53

Nhìn vào bảng số liệu 3.12, có thể thấy ở sự hỗ trợ của cha mẹ, học sinh đều có sự đánh giá cao hơn với sự hỗ trợ của mẹ hơn so với cha ở tất cả các nhận định được đưa ra. Trong đó, học sinh đánh giá cao nhất ở sự “Ln quan tâm, chăm sóc của cha mẹ” dành cho mình (Điểm trung bình của mẹ M = 2,75, SD = 0,53; Điểm trung bình của cha M = 2,66, SD = 0,636). Tiếp theo các nhận định khác cũng được đánh giá cao bao gồm “Làm cho em cảm thấy mình là người quan trọng nhất trong cuộc đời của cha mẹ” (ĐTB của mẹ M = 2,62, SD = 0,63; ĐTB của cha M = 2,54, SD = 0,726); “Rất hay mỉm cười

với em” (ĐTB của mẹ M = 2,52, SD = 0,64; ĐTB của cha M = 2,37, SD = 0,73); “Khích lệ, động viên em mỗi khi em buồn” (ĐTB của mẹ M = 2,36, SD = 0,74; ĐTB của cha M

= 2,25, SD = 0,79). Như vậy, có thể thấy các bậc cha mẹ của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La dành sự chăm sóc con cái rất chu đáo và ln biết cách động viên khích lệ con mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó, trong hành vi hỗ trợ của cha mẹ, những nhận định được học sinh đánh giá thấp hơn là “Khi em có điều gì đó khơng vui,

cha mẹ sẽ nghĩ cách làm cho em thấy vui và thoải mái hơn” (ĐTB của mẹ M = 2,19, SD

= 0,76; ĐTB của cha M = 2,01, SD = 0,79); “Thường xuyên khen ngợi em” (ĐTB của mẹ = 2,05, SD = 0,75; ĐTB của cha M = 1,94, SD = 0,77). Như vậy mặc dù cha mẹ biết cách quan tâm, chăm sóc và động viên con cái nhưng ở một bộ phận phụ huynh cịn khó khăn trong việc thể hiện sự hài lịng và cơng nhận của mình dành cho con cái của họ.

81

Tóm lại, thơng qua kết quả khảo sát có thể thấy cha mẹ học sinh trung học phổ thơng hiện nay đã có những sự tiến bộ và dân chủ hơn trong cách giáo dục và giao tiếp với con cái, cha mẹ có nhiều kiến thức hơn về cách ni dạy con, sự hiểu biết tâm lý lứa tuổi từ đó họ có thể sẵn sàng lắng nghe, tin tưởng và tơn trọng cảm xúc của con cái mình.

3.3.1.2. Nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi

Nhóm hành vi thứ 2 là nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi, nhóm này cũng có kết quả khá cao (ĐTB của cha M = 2,27, SD = 0,62; ĐTB của mẹ M = 2,386, SD = 0,545) tương đương với nhóm cha mẹ hỗ trợ. Điều này cho thấy ngoài việc quan tâm chăm sóc và tương tác với con cái, học sinh đánh giá cha mẹ có sự kiểm sốt nhất định đối với mình. Các nhận định thể hiện sự kiểm soát hành vi của cha mẹ được thể hiện như sau:

Bảng 3.13. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi Nhận định

Cha Mẹ

M SD M SD

Cha/ mẹ em biết ai là bạn của em 2,42 0,753 2,54 0,682

Cha/ mẹ em biết em đi đâu vào buổi tối 2,46 0,78 2,57 0,692

Cha/ mẹ em biết mọi hành vi của em trong ngày 2,08 0,79 2,18 0,756

Cha/ mẹ em biết em sử dụng tiền như thế nào 2,31 0,78 2,44 0,693

Cha/ mẹ em biết em làm gì trong thời gian rảnh 2,22 0,832 2,31 0,786

Cha/ mẹ em biết em đi đâu sau giờ tan học 2,17 0,853 2,28 0,779

Trung bình chung 2,27 0,62 2,386 0,545

Bảng 3.13 cho thấy cha mẹ học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La có xu hướng kiểm sốt khá chặt chẽ những hoạt động của con cái họ từ các mối quan hệ bạn bè đến cách hoạt động thường ngày và có thể thấy điểm trung bình của mẹ cao hơn của cha ở tất cả các nhận định trong nhóm cha mẹ kiểm sốt hành vi. Điểm chung bình chung

82

của mẹ cao hơn của cha 0,116 điểm, cho thấy mức độ lo lắng, quan tâm của mẹ đối với các vấn đề về hành vi của con cái cao hơn cha. Trong số sáu biểu hiện của kiểm sốt hành vi, biểu hiện có điểm cao nhất là “Cha/ mẹ em biết em đi đâu vào buổi tối” (ĐTB của cha M = 2,46, SD = 0,78; ĐTB của mẹ M = 2,57, SD = 0,692). Với ba mức độ “Không giống với cha/ mẹ em”; “Giống một phần” và “Giống với cha/ mẹ em”, tỉ lệ đúng với cha chiếm tới 62,1% và với mẹ là 68,3%, đây là tỉ lệ cao, điều đó chứng tỏ cha mẹ học sinh rất quan tâm và biết rõ những hoạt động của con mình vào buổi tối. Tiếp theo là sự kiểm soát các mối quan hệ của con mình thể hiện ở nhận định “Cha/ mẹ em

biết ai là bạn của em” (ĐTB của cha M = 2,42, SD = 0,753; ĐTB của mẹ M = 2,54, SD

= 0,682). Trong đó 56,3 % người cha và 63,8% người mẹ biết về bạn của con mình. Có thể thấy, học sinh trung học phổ thơng cho rằng cha mẹ mình có sự quan tâm tương đối lớn với các mối quan hệ bạn bè của con cái. Ngoài ra, cha mẹ cũng dành sự quan tâm tương đối lớn đến việc sử dụng tiền của học sinh ĐTB của cha M =2,31, SD = 0,78; ĐTB của mẹ M = 2,44, SD = 0,693), những hoạt động trong thời gian rảnh rỗi (ĐTB của cha M = 2,22, SD = 0,832; ĐTB của mẹ M = 2,31, SD = 0,786) hay những hoạt động sau giờ học của các em (ĐTB của cha M = 2,17, SD = 0,843; ĐTB của mẹ M = 2,28, SD = 0,779). Sự kiểm soát mà cha mẹ học sinh trung học phổ thơng ít quan tâm nhất theo đánh giá của các em là “Cha/ mẹ em biết mọi hành vi của em trong ngày” (ĐTB của cha M = 2,08, SD = 0,79; ĐTB của mẹ M = 2,18, SD = 0,756), chỉ 33,9% người cha và 39,8% người mẹ biết rõ mọi hành vi của con mình trong một ngày. Có lẽ đây là thời gian phần lớn các em có những hoạt động tại trường học nên cha mẹ có phần yên tâm hơn so với những khoảng thời gian khác trong ngày. Như vậy, có thể thấy, mặc dù cha mẹ học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La có xu hướng cởi mở, tin tưởng và dân chủ đối với con cái nhưng vẫn khơng tách rời sự lo lắng và kiểm sốt các hành vi hay hoạt động của con mình. Điều này phản ánh tâm lý lo lắng chung của các bậc phụ huynh đặc biệt là trong cấp học quan trọng đối với các em học sinh. Mặt khác, cùng với sự tác động của hoàn cảnh học đường hiện nay hay sự ảnh hưởng của các thiết bị thông tin phức tạp với

83

nhiều thông tin độc hại hiện nay, cha mẹ càng có sự cẩn trọng và chưa thể tin tưởng con cái mình hồn tồn.

Bảng 3.14. Mức độ kiểm sốt hành vi con cái của cha mẹ (Tỉ lệ %)

Nhận định Cha (%) Mẹ (%) Không giống Giống một phần Giống Không giống Giống một phần Giống

Cha/ mẹ em biết ai là bạn của em 12,1 30,4 56,3 9,4 26,3 63,8 Cha/ mẹ em biết em đi đâu vào

buổi tối 13,8 22,8 62,1 10,3 21 68,3

Cha/ mẹ em biết mọi hành vi của

em trong ngày 23,7 41,1 33,9 19,6 41,1 38,8

Cha/ mẹ em biết em sử dụng tiền

như thế nào 15,6 33,9 49,1 10,3 33,9 5,4

Cha/ mẹ em biết em làm gì trong

thời gian rảnh 21,9 30,4 46,4 18,8 30,4 50,4

Cha/ mẹ em biết em đi đâu sau

giờ tan học 25 28,6 45,1 18,8 33 47,8

3.3.1.2. Nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý

Nhóm hành vi cuối cùng là nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý, nhóm hành vi này các học sinh đánh giá thấp thất trong ba nhóm hành vi làm cha mẹ với điểm trung bình của cha M = 1,75, SD = 0,59 và điểm trung bình của mẹ M = 1,78, SD = 0,56. Ở nhóm hành vi này, khơng có sự khác biệt đáng kể trong điểm chung bình chung giữa cha và mẹ. Kết quả khảo sát nhóm hành vi kiểm sốt tâm lý của cha mẹ được thể hiện dưới bảng sau:

84

Bảng 3.15. Các biểu hiện của nhóm cha mẹ kiểm sốt tâm lý Nhận định

Cha Mẹ

M SD M SD

Cha/ mẹ em hay nhắc lại những lỗi em mắc phải trong quá khứ mỗi lần cha/ mẹ phê bình em

2,23 0,845 2,32 0,788

Cha/ mẹ em sẽ thay đổi chủ đề mỗi khi em có điều gì muốn nói với cha/ mẹ

1,69 0,819 1,75 0,831

Cha/ mẹ em ít thân thiết, gần gũi với em nếu em khơng nhìn mọi thứ theo cách của cha/mẹ

1,74 0,801 1,73 0,781

Cha/ mẹ em sẽ tránh nhìn thẳng vào em nếu em tỏ ra thất vọng về cha/ mẹ

1,65 0,812 1,65 0,772

Cha/ mẹ em thường xuyên ngắt lời em 1,65 0,784 1,67 0,751

Nếu em làm cha/mẹ em cảm thấy bị tổn thương, cha/ mẹ sẽ khơng nói chuyện với em cho đến khi em làm cha/mẹ hài lòng trở lại

1,67 0,78 1,72 0,767

Cha/ mẹ em thường nói những lời khiến em tổn thương mỗi khi em không đạt kết quả tốt

1,83 0,830 1,84 0,804

Nếu em gặp thất bại trong cuộc sống, cha/ mẹ cho rằng hoàn toàn là lỗi của em

1,7 0,829 1,71 0,811

Cha/ mẹ có những hành vi, lời nói làm em cảm thấy bi quan về tương lai

1,78 0,839 1,83 0,813

Cha/ mẹ em sẽ đổ lỗi cho em về những vấn đề của các thành viên khác trong gia đình

85

Cha/ mẹ em thường nói những lời phủ nhận em khiến em cảm thấy tự ti về bản thân

1,71 0,825 1,71 0,788

Trung bình chung 1,75 0,59 1,78 0,56

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, học sinh trung học phổ thông đánh giá cao nhất ở việc “Cha/ mẹ em hay nhắc lại những lỗi em mắc phải trong quá khứ mỗi lần cha/ mẹ

phê bình em” (ĐTB của cha M = 2,23, SD = 0,845; ĐTB của mẹ M = 2,32; SD = 0,788).

Trong số 224 khách thể nghiên cứu có tới 48,2% học sinh đánh giá nhận định này giống với cha mình và 51,2 % giống với mẹ mình.

Tiếp theo những hiện cho hành vi kiểm soát tâm lý của cha mẹ với con cái với số điểm cao tiếp theo được thể hiện thơng qua “Cha/ mẹ em thường nói những lời khiến em

tổn thương mỗi khi em không đạt kết quả tốt” (ĐTB của cha M = 1,83, SD = 0,830; ĐTB

của mẹ M = 1,84, SD = 0,804); Trong đó, 25,9% học sinh cho rằng điều này giống với cha mình và 25% giống với mẹ. “Cha/ mẹ có những hành vi, lời nói làm em cảm thấy bi

quan về tương lai” (ĐTB của cha M = 1,78, SD = 0,839; ĐTB của mẹ M = 1,83, SD =

0,813); Có tới 25% học sinh cho rằng cha mình hay có lời nói, hành vi khiến các em bi quan về tương lai và 25,9% giống với mẹ. “Nếu em gặp thất bại trong cuộc sống, cha/

mẹ cho rằng hoàn toàn là lỗi của em” (ĐTB của cha M = 1,7, SD = 0,829; ĐTB của mẹ

M = 1,71, SD = 0,811), 22,3% học sinh nhận định điều này giống với cha và 21,9% giống với mẹ; “Cha/ mẹ em thường nói những lời phủ nhận em khiến em cảm thấy tự ti

về bản thân” (ĐTB của cha M = 1,71, SD = 0,825; ĐTB của mẹ M = 1,71, SD = 0,788),

học sinh đánh giá tới 22,3 % giống cha và 20,1% giống mẹ. Điều này cho thấy cha mẹ học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La vẫn cịn coi trọng thành tích, điểm số của con cái mình. Những lời nói gây tổn thương cho con cái hay những lời nói bi quan về tương lai của cha mẹ mỗi khi học sinh đạt được thành tích khơng tốt trong học tập hay thất bại trong cuộc sống có những ảnh hiểu tiêu cực tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng như sự tự tin của học sinh.

86

Những lời nhận định khác như “Cha/ mẹ em thường xuyên ngắt lời em” (ĐTB của

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)