3.1 .Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La
3.1.2.2 .So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ
Để tìm hiểu về sự khác biệt của cảm nhận hạnh phúc giữa hai giới tính nam và nữ của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La, chúng tơi sử dụng phép tính Independent sample T – test, kết quả cho thấy hai giới tính nam và nữ khơng có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê trong cảm nhận hạnh phúc chung và các khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc. Như vậy, mức độ cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ ở khối trường trung học phổ thơng thành phố Sơn La khơng có sự khác biệt.
Kết quả nghiên cứu này có sự khác biệt so với các nghiên cứu khác về cảm nhận hạnh phúc. Vào năm 2016, một nghiên cứu được tiến hành ở Hồng Kông của tác giả Xiaoyan Sun đã chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể về giới tính trong cảm nhận hạnh phúc chung của trẻ cuối vị thành niên, trong đó, trẻ trai có cảm nhận hạnh phúc cao hơn trẻ gái. Trong các thành phần của cảm nhận hạnh phúc, trừ tính tự chủ và tự chấp nhận, trẻ gái đạt điểm cao hơn hẳn trẻ trai ở các khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ trong cảm nhận hạnh phúc. Một nghiên cứu vào năm 2015 của Cakir chỉ ra rằng một vài biến nhân khẩu như giới tính, lớp, thu nhập khơng có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của thanh thiếu niên. Diener và các công sự (1999) cho rằng để kết luận biến giới tính có sự khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc hay khơng cịn phụ thuộc vào những thành phần của cảm nhận hạnh phúc. Vì vậy để các nghiên cứu này hướng tới sự phát triển thì cần xem xét các thành phần riêng lẻ của cảm nhận hạnh phúc đã được đo lường. Như vậy, để làm rõ hơn ảnh hưởng của biến giới tính đến cảm nhận hạnh phúc, đặc biệt là cảm nhận hạnh phúc tâm lý cần có những nghiên cứu tiếp theo.