.Tiến trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 62)

52

Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tơi tiến hành thực hiện theo tiến trình như sau:

2.5.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Mục đích của giai đoạn này là nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận cho việc triển khai q trình nghiên cứu. Từ đó tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

Tiến trình của giai đoạn này được thực hiện như sau:

1) Thu thập tài liệu, sách, báo cáo khoa học, luận văn, luận án,… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

2) Đọc, dịch, lựa chọn, tổng hợp những tài liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu. 3) Xây dựng giả thuyết khoa học.

4) Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

2.5.2. Giai đoạn 2: Xây dựng thang đo cho luận văn

Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn, xây dựng thang đo phù hợp với mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học.

Ở giai đoạn này, chúng tôi thực hiện phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia và điều tra bằng bảng hỏi.

2.5.3. Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát số liệu

Mục đích của giai đoạn này là khảo sát thực trạng cảm nhận hạnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc của học sinh.

Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập số liệu chủ yếu thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trên 224 khách thể ở ba trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La. Đây là giai đoạn khá khó khăn do tình tình dịch bệnh kéo dài nên chúng tơi khó tiếp cận khách thể một cách trực tiếp. Vì vậy, chúng tơi quyết định khảo sát số liệu bằng hình thức online và khơng thể tiến hành phỏng vấn hay quan sát lâm sàng.

53

Giai đoạn này chúng tôi chủ yếu tập trung phân tích kết quả thu được từ bảng hỏi bằng phần mềm thống kê xã hội SPSS.

Tiểu kết chương 2

Luận văn tổ chức nghiên cứu theo 4 giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, xây dựng thang đo, khảo sát số liệu, xử lý, phân tích và hồn thành luận văn. Nghiên cứu được tiến hành trên 224 khách thể đến từ ba trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Sơn La: Chuyên Sơn La, Chiềng Sinh, Nguyễn Du.

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng ba phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Trong từng phương pháp, tác giả đã nêu rõ lý do lựa chọn phương pháp, mục đích và cách thức thực hiện. Những dữ liệu thu thập được từ những phương pháp này đảm bảo tính chính xác và khoa học.

Trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các thang đo được sử dụng đã được thích ứng ở Việt Nam và đã được tính tốn độ tin cậy, kết quả cho thấy tất cả các thang đo đều có độ tin cậy cao. Những thang đo được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Thang đo cảm nhận hạnh phúc tâm lý, thang đo chất lượng tình bạn, thang đo hành vi làm cha mẹ, thang đo năm đặc điểm tính cách và một số biến nhân khẩu khác như trường, lớp, giới tính, dân tộc, địa bàn sinh sống, điều kiện kinh tế, vấn đề bắt nạt học đường, thành phần gia đình,…

Trong q trình triển khai nghiên cứu, chúng tơi ln tn thủ những nguyên tắc đạo đức nghiên cứu như trung thực, an tồn, khoa học, bảo mật, tơn trọng, minh bạch. Đây là những cơ sở quan trọng, đảm bảo cơ sở khoa học để tác giả đưa ra những kết luận của nghiên cứu đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao mức độ cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thông qua sự cải thiện các yếu tố chất lượng tình bạn, hành vi làm cha mẹ và năm đặc điểm tính cách.

54

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành mơ tả, phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu trên 224 khách thể để làm rõ những vấn đề sau:

Phần 3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La với 6 khía cạnh: Tự chấp nhận, phát triển cá nhân, mục đích cuộc sống, mối quan hệ tích cực với người xung quanh, làm chủ môi trường và sự tự quyết. So sánh cảm nhận hạnh phúc theo các biến nhân khẩu.

Phần 3.2. Mối liên hệ giữa chất lượng tình bạn và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La.

Phần 3.3. Mối liên hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La.

Phần 3.4. Mối liên hệ giữa năm đặc điểm tính cách và cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Sơn La.

3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La La

3.1.1. Đánh giá chung về cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT thành phố Sơn La. phố Sơn La.

Nghiên cứu được tiến hành trên 224 khách thế thuộc 3 trường trung học phổ thông trên thành phố Sơn La. Ba trường bao gồm trường THPT Chuyên Sơn La (39,7%), trường THPT Chiềng Sinh (29%), trường THPT Nguyễn Du (31,3%).

Kết quả cho thấy điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc của học sinh là M = 3,59 với độ lệch chuẩn là SD = 0,354. Như vậy, có thể thấy phần lớn học sinh THPT thành phố Sơn La có mức độ cảm nhận hạnh phúc ở mức trung bình chiếm 69,2%, 14,3% số học sinh khảo sát ở mức thấp và 16,5% có mức độ cảm nhận hạnh phúc ở mức cao.

Một nghiên cứu đến từ Đài Loan của tác giả Yasmin Khan (2015) cũng cho kết quả gần tương đương với phần lớn khách thể nghiên cứu đều có mức cảm nhận hạnh phúc trung bình (43,4%).

55

Nếu ta xét 6 khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc thì điểm chung bình chung của từng khía cạnh từ cao xuống thấp lần lượt là Tự chấp nhận (M = 4,22, SD = 0,935); Phát triển cá nhân (M = 3,79, SD = 0,726); Mục đích cuộc sống (M = 3,73, SD = 0,64); Mối quan hệ tích cực với người khác (M = 3,65, SD = 0,723); Sự tự quyết (M = 3,21, SD = 0,86); Làm chủ môi trường (M = 2,84, SD = 0,777); (Biểu đồ 3.1)

(Ghi chú: Điểm trung bình càng cao thì mức độ cảm nhận hạnh phúc càng cao)

Biểu đồ 3.1. Điểm trung bình của sáu khía cạnh cảm nhận hạnh phúc

Như vậy có thể thấy, ở học sinh THPT thành phố Sơn La, cảm nhận hạnh phúc được biểu hiện cao nhất ở khía cạnh tự chấp nhận, thấp hơn ở các khía cạnh phát triển cá nhân, mục đích cuộc sống, mối quan hệ tích cực với người khác, sự tự quyết và thấp nhất ở khía cạnh làm chủ mơi trường. Điều này phản ánh sự phát triển tâm sinh lý của các em ở độ tuổi này là tìm kiếm và xây dựng giá trị của bản thân, xây dựng cái tôi và hướng tới cuộc sống tương lai hơn là chú trọng vào những giá trị vĩ mơ bên ngồi.

Để xem trong 6 khía cạnh của cảm nhận hạnh phúc thì nội dung nào được thể hiện nhiều nhất và mức độ của từng khía cạnh được biểu hiện như thế nào, chúng tơi tiến hành phân tích từng khía cạnh cảm nhận hạnh phúc. Bảng 3.1 thể hiện tỉ lệ các mức độ của sáu khía cạnh cảm nhận hạnh phúc.

4.22 3.79 3.73 3.65 3.21 2.84 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Tự chấp nhận Phát triển cá nhân Mục đích cuộc sống Mối quan hệ tích cực với người khác Sự tự quyết Làm chủ môi trường

56 Bảng 3.1. Tỉ lệ mức độ cảm nhận hạnh phúc Mức độ Thấp Trung bình Cao Cảm nhận hạnh phúc chung 14,3% 69,2% 16,5% Tự chấp nhận 16,1% 67% 17% Phát triển cá nhân 17% 67,4% 15,6% Mục đích cuộc sống 11,6% 75% 13,4%

Mối quan hệ tích cực với người khác 13,4% 65,6% 21%

Sự tự quyết 15,2% 69,2% 15,6%

Làm chủ môi trường 13,8 % 72,3% 13,8%

Ở khía cạnh Tự chấp nhận với điểm trung bình M = 4,22 (SD = 0,935). Trong đó có 16,1% học sinh có mức độ tự chấp nhận ở mức thấp, 67% học sinh có mức độ tự chấp nhận trung bình và 17% học sinh ở mức tự chấp nhận cao. Như vậy có thể thấy tỉ lệ học sinh THPT thành phố Sơn La có mức độ tự chấp nhận và hài lòng với bản thân ở mức độ trung bình và cao lớn hơn tỉ lệ học sinh tự chấp nhận ở mức thấp.

Biểu đồ 3.2. Mức độ khía cạnh tự chấp nhận

Nhìn biểu đồ có thể thấy xét về khía cạnh tự chấp nhận thì học sinh cảm thấy mình hài lịng nhất ở những niềm tin và suy nghĩ tích cực về bản thân “Nhìn chung,

3.92 4.43 4.65 4,46 3.62 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Khi nhìn vào (lại) câu chuyện cuộc đời

mình, em cảm thấy hài lịng với cách … Em đã mắc một vài sai lầm trong quá khứ, nhưng em cảm thấy tất cả mọi … Nhìn chung, em có niềm tin và (có) suy

nghĩ tích cực về bản thân. em thích hầu hết những khía cạnh trong

tính cách của em

Khi so sánh với bạn bè và người quen, em cảm thấy hài lòng về bản thân …

57

em có niềm tin và suy nghĩ tích cực về bản thân”, “Em thích hầu hết những khía cạnh trong tính cách của em” hay “Em đã mắc một vài sai lầm trong quá khứ nhưng em cảm thấy tất cả mọi thứ cuối cùng cũng diễn ra tốt đẹp. Trong khi đó, các em cảm

thấy ít hài lịng ở bản thân nhất khi được so sánh với người những xung quanh. Điều này chứng tỏ ở độ tuổi trung học phổ thơng, các em đã có những thái độ tích cực đối với bản thân, có thể tự thừa nhận và chấp nhận nhiều khía cạnh của bản thân bao gồm cả những phẩm chất xấu. Bên cạnh đó, học sinh lứa tuổi này có xu hướng tự đánh giá bản thân và thay đổi bản thân cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, vì các em chưa đủ trải nghiệm, đủ sự vững mạnh về giá trị bản thân nên có thể dẫn đến sự tự ti khi so sánh với người khác, đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa.

Điểm trung bình ở khía cạnh phát triển cá nhân M = 3,79 (SD = 0,726), trong đó có 17% học sinh có ý thức cho sự phát triển cá nhân ở mức thấp, 67,4% học sinh có ý thức phát triển cá nhân ở mức trung bình và 15,6% học sinh có mức độ ý thức phát triển cá nhân cao. Như vậy có thể thấy phần lớn học sinh trung học phổ thơng thành phố Sơn La đều có mong muốn và cảm giác được phát triển ở mức trung bình và cao. Điều này được thể hiện rõ ở những nhận định như “Trong những năm qua,

khi nghĩ về việc cải thiện bản thân, em đã không cải thiện được nhiều”, “Em khơng thích phải đưa vào hồn cảnh buộc phải thay đổi lối sống cũ”. Một trong những đặc

điểm đặc trưng của lứa tuổi trung học phổ thông là niềm đam mê khám phá điều mới mẻ, tìm kiếm và khẳng định giá trị bản thân. Vì thế, các em có những trăn trở tìm ra hướng phát triển bản thân và định hướng cho tương lai. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng chưa có đầy đủ khả năng và cảm giác tự tin để khám phá thế giới và ứng phó với những tình huống thực tế trong cuộc sống. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Mức độ khía cạnh phát triển cá nhân

Nhận định M SD

Em khơng thích bị đưa vào hồn cảnh buộc mình phải thay đổi lối sống cũ.

58

Em khơng (có) hứng thú với những hoạt động mở mang tầm hiểu biết của mình.

4,04 1,76

Từ lâu em đã từ bỏ những việc cải thiện hoặc những thay đổi lớn trong cuộc sống của mình.

2,94 1,53

Em không muốn thử sức với những cách làm mới, cuộc sống của em vẫn ổn theo cách nó vốn có.

3,44 1,56

Trong những năm qua, khi nghĩ về việc cải thiện bản thân, em đã không thực sự cải thiện được nhiều.

4,26 1,33

Trung bình cộng 3,79 0,726

(Ghi chú: Trong những nhận định trên, có những câu nhận định ngược vì thế cách cho điểm cũng ngược lại các nhận định khác)

Ở khía cạnh mục đích cuộc sống có điểm trung bình M = 3,73 (SD = 0,64).

Trong số 224 khách thể nghiên cứu thì có tới 75% học sinh có mục đích cuộc sống ở mức trung bình, 11,6% học sinh được hỏi có mục đích cuộc sống ở mức thấp và 13,4% có mục đích cuộc sống ở mức cao. Như vậy có thể thấy đa số khách thể nghiên cứu đều có những mục tiêu trong cuộc sống và cảm thấy có ý nghĩa ở thời điểm hiện tại ở mức trung bình và cao. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc các em có những mục tiêu cho bản thân không chỉ hiện tại và cả tương lai. Hay sự hướng tới những hoạt động có ý nghĩa hơn. (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Mức độ khía cạnh mục đích cuộc sống

Nhận định M SD

Em có xu hướng tập trung vào hiện tại vì hầu như tương lai chỉ ln mang lại rắc rối cho em

59

Em đã từng đặt nhiều mục tiêu cho bản thân, nhưng hiện tại những việc đó dường như có vẻ tốn thời gian.

3,76 1,591

Em sống cho mỗi ngày và không thực sự nghĩ đến tương lai

4,23 1,60

Với em, những hoạt động thường ngày (của mình) dường như khá tầm thường và khơng quan trọng.

3,79 1,62

Trung bình cộng 3,73 0,64

(Ghi chú: Trong những nhận định trên, có những câu nhận định ngược vì thế cách cho điểm cũng ngược lại các nhận định khác)

Một khía cạnh khác của cảm nhận hạnh phúc là mối quan hệ tích cực với người

khác với M = 3,65 (SD = 0,723). Trong số đó, 13,4% khách thể đánh giá mối quan

hệ tích cực với những người khác ở mức thấp, 65,6% khách thể có mỗi quan hệ tích cực ở mức trung bình và 21% học sinh đánh giá ở mức cao trong mối quan hệ tích cực với người khác. Như vậy, tỉ lệ số học sinh có mối quan hệ tích cực ở mức cao và trung bình lớn. Điều này thể hiện ở việc học sinh đã có những mối quan hệ bạn bè chất lượng, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau, các em cảm thấy có những mối quan hệ ấm áp, gần gũi và tin tưởng lẫn nhau “Em biết rằng em có thể tin tưởng bạn bè và

họ cũng có thể tin tưởng em”. (Biểu đồ 3.3)

3.3 3.79 3.22 3.48 4.49 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Khơng có nhiều người muốn lắng nghe khi

em cần chia sẻ.

Em thường cảm thấy cơ đơn vì hầu như khơng có bạn thân để chia sẻ những vấn … Em ln gặp khó khăn và phiền tối trong

việc duy trì các mối quan hệ thân thiết. Em chưa từng cảm thấy tình thương và sự

tin tưởng trong mối quan hệ với người … Em biết rằng em có thể tin tưởng bạn bè

60

(Ghi chú: Trong những nhận định trên, có những câu nhận định ngược vì thế cách cho điểm cũng ngược lại các nhận định khác)

Biểu đồ: 3.3. Mức độ khía cạnh mối quan hệ tích cực với người khác

Khía cạnh tiếp theo của cảm nhận hạnh phúc là Sự tự quyết M = 3,21 (SD =

0,86). Có 15,2% học sinh có sự tự quyết ở mức độ thấp, 69,2% học sinh có sự tự quyết ở mức độ trung bình và 15,6% khách thể có sự tự quyết ở mức độ cao. Trong số những nội dung thể hiện sự tự quyết của học sinh thì nội dung “Em khơng ngại

nêu lên quan điểm của mình ngay cả khi trái với quan điểm của đa số” có điểm trung

bình cao nhất M = 4,55 (SD = 1,24), tuy nhiên một số học sinh lại “Có xu hướng quan

ngại đến những gì người khác nghĩ về mình”, điều này được thể hiện ở điểm trung

bình ở nội dung này là thấp nhất với M = 2,57 (SD = 1,45). Như vậy có thể thấy sự tự quyết của học sinh chưa có sự nhất quán trong các môi trường khác nhau, đặc biệt

Một phần của tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh trung học phổ thông thành phố sơn la (Trang 62)